Các cột mốc trong quan hệ của Microsoft với thế giới phần mềm tự do nguồn mở

Chủ nhật - 16/08/2009 07:04

“Ban đầu, họ phớtlờ bạn. Rồi thì họ cười vào bạn. Rồi thì họ chiếnđấu với bạn. Rồi thì bạn chiến thắng”. Đó là câunói nổi tiếng của Mahatma Gandhi, nhà cách mạng vĩ đạicủa đất nước Ấn Độ và thế giới, và có lẽ nócũng đúng với những gì có trong quan điểm của Microsoftđối với thế giới phần mềm tự do nguồn mở.

Ngày 20/07/2009 vừaqua, Microsoft, người khổng lồ phần mềm nguồn đóng, đãlàm một việc “động trời” khi tuyên bố đóng góp20.000 dòng mã lệnh viết cho các trình điều khiển thiếtbị – phục vụ cho việc chạy công nghệ ảo hoá củahãng là Hyper-V trong môi trường GNU/Linux – vào nhân củahệ điều hành GNU/Linux theo một giấy phép nguồn mở nổitiếng là GPLv2, một giấy phép mà nhiều năm trước đây,các lãnh đạo hàng đầu của Microsoft coi như kẻ thùkhông đội trời chung của hãng.

Điều đáng tiếc làngay sau đó, sự việc này đã được phát hiện rằngMicrosoft đã làm không đúng, khi mà hãng đã liên kết cácmã nguồn mở vào các mã nguồn đóng, điều không đượcphép, vi phạm các điều khoản của giấy phép GPL.

Đây không phải làlần đầu tiên Microsoft đã vấp ngã trong việc áp dụngcác giấy phép nguồn mở. Hãng đã từng rút mã nguồnkhỏi site CodePlex của hãng khi bị phát hiện rằng nókhông bám vào những điều khoản cấp phép của tổ chứcSáng kiến Nguồn mở (OSI) – nơi đưa ra 10 khoản mụctrong định nghĩa thế nào là phần mềm nguồn mở mà mọigiấy phép nguồn mở phải tuân thủ – nhưng lại quảngcáo rằng các mã nguồn đó là theo một giấy phép nguồnmở.

Bỏ tất cả nhữngchuyện đó sang một bên, ta hãy thử điểm lại nhữngcột mốc đáng nhớ trong lịch sử mối quan hệ giữangười khổng lồ phần mềm này với thế giới phần mềmtự do nguồn mở, kể từ khi những ghi chép nội bộ củaMicrosoft bị rò rỉ vào năm 1998 đã hướng mũi tấn côngvào hệ điều hành GNU/Linux nguồn mở khi hãng đã bắtđầu nhận thức được sức sống của một giải phápthay thế cho hệ điều hành Windows của hãng.

1998: “Nhữngghi chép nhân Ngày lễ Thánh” nội bộ của Microsoft vềviệc tấn công Linux bị rò rỉ ra ngoài. Có 2 tài liệudài được chuẩn bị một cách công khai bởi các nhânviên của Microsoft đánh giá những yếu tố rủi ro màLinux có thể gây ra đối với các hệ điều hành củaMicrosoft.

2001:

Tháng 5 – CraigMundie, Phó chủ tịch cao cấp của Microsoft, nói [giấyphép nguồn mở] GPL đặt ra một mối đe doạ cho sở hữutrí tuệ của bất kỳ tổ chức nào mà sử dụng nó.

Tháng 6 – Giám đốcđiều hành (CEO) Steve Ballmer, người còn cao cấp hơnMundie, gọi Linux là “bệnh ung thư mà nó gắn bản thânnó vào trong ý thức sở hữu trí tuệ tới bất kỳ thứgì nó động tới”. Và ông ta đã khẳng định “Đó làcách mà giấy phép này (GPL) làm việc”.

2002: Tháng 5 –Chủ tịch Bill Gates của Microsoft đánh đồng GPL với chủnghĩa chống tư bản tại một Hội nghị các Lãnh đạocác Chính phủ tại Seattle, Mỹ.

2003: Microsoftbắt đầu chiến dịch “Có được những thực tế”(Get the Facts) tán dương những tính năng tốt của Windowsso với Linux. Chiến dịch này bị giải tán năm 2007, cólẽ vì quá chướng để tán dương những điều ngượclại được chăng?.

2004: Tháng 11 –Ballmer nói Windows cung cấp tiền bồi thường sở hữu trítuệ tốt hơn là các đối thủ nguồn mở của nó.

2005: Tháng 9 –Một lính mới vô danh gửi cho nhà bảo vệ nguồn mở nổitiếng Eric Raymond một thư điện tử cố tìm cho đượctầm quan trọng của anh ta trong một vị trí tạiMicrosoft.

2006:

Tháng 3 – Microsoft mởcổng 25, mà nó được quảng cáo như một cộng đồngnguồn mở trong Microsoft.

Tháng 6 – Microsoftbắt đầu quản lý Codeplex, một site lưu trữ Web cho cáclập trình viên.

Tháng 11 – Microsoftvà Novell tham gia quan hệ đối tác kinh doanh và công nghệđể cung cấp tính hợp liên thông giữa Linux và Windows.

2007: Tháng 5 –Microsoft tố Linux và nguồn mở vi phạm 235 bằng sáng chếcủa hãng, nhưng lại không chỉ ra chúng là những gì.

2008:

Tháng 7 – Microsoftđầu tư 100.000 USD vào quỹ Apache Foundation để trở thànhmột trong 3 nhà tài trợ bạch kim của Quỹ ApacheFoundation này (Yahoo và Google và 2 nhà tài trợ bạch kimcòn lại).

Tháng 7 – Microsoftlần đầu tiên đóng góp mã nguồn cho PHP – một ngônngữ scripting nguồn mở – một bản vá cho ADOdb, một lớptruy cập dữ liệu cho PHP.

2009: Tháng 7 –Microsoft đệ trình mã nguồn của trình điều khiển thiếtbị để đưa vào nhân Linux theo một giấy phép GPLv2, songđáng tiếc là đã vi phạm các điều khoản của giấyphép này.

Câu chuyện lịch sửnày có thể cho chúng ta nhiều bài học, một trong số đólà việc không phải cứ nói mở mã nguồn là phần mềmđó là phần mềm mã nguồn mở đâu, mà muốn trở thànhmột phần mềm mã nguồn mở hợp pháp thì phần mềm cònphải tuân thủ các điều khoản của giấy phép mà nóđược gắn vào, và quan trọng hơn cả, là phải tuân thủmọi điều khoản trong định nghĩa của OSI về thế nàolà một phần mềm mã nguồn mở.

Thế giới phần mềmtự do nguồn mở và mọi người đang được chiêm nghiệmcâu nói nổi tiếng của Mahatma Gandhi đi vào thực tế nhưthế nào trong mối quan hệ phức tạp này.

Trần Lê

PS: Bài được đăngtrên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 08/2009

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay23,659
  • Tháng hiện tại472,438
  • Tổng lượt truy cập36,531,031
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây