Những điều có thể ít ai biết về phần mềm tự do nguồn mở

Thứ bảy - 19/09/2009 07:01

Trong phiên hội nghịvới chủ để về phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) tạiWITFOR 2009 lần này, 1 trong 2 diễn giả nước ngoài đượcmời trình bày bài phát biểu chính, có Jon “Maddog”Hall, chủ tịch của Linux International.

Là người đã từngcó 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy tính và phầnmềm, trong đó có 5 năm làm việc với các máy chủ mạnhMainframe, làm việc với các hệ điều hành Unix từ 1980và với hệ điều hành GNU/Linux phiên bản 1.0 từ ngày nóđược tung ra, năm 1994, từng kinh qua các vị trí côngviệc như lập trình viên, kỹ sư hệ thống, người đảmbảo về chất lượng phần mềm, marketing kỹ thuật, nhàgiáo dục đại học và nhà tư vấn về công nghệ thôngtin.

Theo ông, trên hếttất cả và là điều quan trọng nhất của FOSS đối vớicác quốc gia đang phát triển như Việt Nam là việc kiểmsoát được việc xây dựng các phần mềm và khẳng địnhchủ quyền đối với hạ tầng công nghệ thông tin quốcgia.

Ông cho rằng, ngườisử dụng phải luôn đặt vấn đề về tính có thể tồntại bền lâu của các giải pháp phần mềm mà họ lựachọn thông qua những câu hỏi đơn giản mà ai cũng cóthể hiểu được, dạng như: Liệu bạn sẽ còn nhậnđược các bản vá của Windows 2000 tới khi nào?; liệu hệthống thư điện tử của bạn còn sống được bao lâunữa?; hay liệu bản tuyên ngôn độc lập của quốc giabạn còn có thể đọc được bao lâu nữa? Với ông, lịchsử đã chứng minh là không bao giờ được phép tin mộtcách chắc chắn vào sự tồn tại vĩnh viễn của bất kỳmột công ty nào, dù tạm thời nó có mạnh tới mấy, vàkhông khó để liệt kê ra hàng loạt những cái tên từnglẫy lừng một thời trong bất kỳ ngành công nghiệp nào,kể cả trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin vàphần mềm.

Ông khuyên mọi ngườinên sử dụng các giải pháp và sản phẩm FOSS vì sự cânbằng trong cán cân thương mại của quốc gia mình vớicác nước đối tác bên ngoài, để hàng triệu tỷ đồngkhông bay khỏi nước mình thông qua việc trả tiền phíbản quyền cho các phần mềm sở hữu độc quyền, màhầu hết chúng sẽ được đầu tư trở lại cho nhữnggiải pháp và sản phẩm FOSS phù hợp với tiếng mẹ đẻvà cách làm việc của quốc gia mình, theo các nhu cầuthực tế của chính phủ, người dân và nhất là cácdoanh nghiệp công nghệ thông tin và phần mềm của nướcmình thông qua các dịch vụ như tư vấn, đào tạo, cấpchứng chỉ, tích hợp, tùy biến, cài đặt, quản trị hệthống, bản địa hóa, vân vân. Không ai có thể đáp ứngđược tốt nhất những nhu cầu cấp thiết của ngườibản địa bằng chính người bản địa. Theo ông thìphần tiền mà bạn kiếm được từ hỗ trợ FOSS sẽnhiều hơn so với kinh doanh phần mềm sở hữuđộc quyền.

Việc sử dụng FOSScũng sẽ giúp các nước đang phát triển hạn chế đượcsự chảy máu chất xám, khi mà những sinh viên được đàotạo về khoa học máy tính và phần mềm không còn phảiđi tìm những công việc thách thức hơn ở những nướcnào khác, hoặc cho các nước nào khác, mà có thể tìmthấy được và sống tốt được ngay trên đất nướccủa mình.

Ônggiảng giải rằng FOSS là nền tảng cho việc giáo dục vềkhoa học máy tính, trong đó có phần mềm. Nếu bạn dạyhọc sinh về phần mềm sở hữu độc quyền nguồn đóng,thì học sinh sẽ biết được cách sử dụng các phầnmềm đó. Nhưng nếu bạn dạy học sinh về FOSS, thì họcsinh không những biết được cách sử dụng các phần mềmFOSS, mà còn biết được cách mà các phần mềm FOSS đólàm việc như thế nào. Đó là sự khác biệt giữa sựhiểu biết và không hiểu biết, giữa tính sáng tạo vàsự thụ động.

Đối với một quốcgia mà tỷ lệ vi phạm bản quyền và ăn cắp phần mềmđứng ở những vị trí hàng đầu thế giới như ViệtNam thì việc sử dụng FOSS còn mang nhiều ý nghĩa hơnnữa, vì FOSS là “phần mềm của chúng ta”, vì vậy câuchuyện “chúng ta ăn cắp phần mềm của chúng ta” sẽtrở nên nực cười và không thể xảy ra được. Ông nóiviệc ăn cắp phần mềm sẽ tạo ra sự nô lệ của phầnmềm, nó không có điểm dừng, nó làm mất đi giá trịđối với tính sáng tạo và sự lao động cật lực củanhững người tạo ra phần mềm, nó không khuyến khíchviệc tạo ra thị trường nội địa tích cực cho phầnmềm, nó là thảm họa cho cả phần mềm nguồn đóng vàFOSS, nó không tạo ra doanh số cho những công ty sản xuấtphần mềm sở hữu độc quyền nguồn đóng, nó phá hủyưu thế về giá đối với những công ty cung cấp dịchvụ phần mềm FOSS, và cuối cùng, nó sẽ hủy diệt tươnglai của một quốc gia, mà trong bài trình bày, ông đã dẫnchứng về một quốc gia như vậy, Jamaica. Thú thực, nólàm chạnh lòng chúng ta, những người Việt Nam.


Với FOSS, “chúng ta ăn cắp phần mềm của chúng ta”. Người bên trái là Jon “Maddog” Hall

“Ăn cắp phần mềm sẽ tạo ra sự nô lệ của phần mềm” Jon “Maddog” Hall


FOSS làm cho mọi ngườiđều bình đẳng như nhau vì ai cũng có thể tham gia vàosự phát triển của nó, cũng có thể trở thành cácchuyên gia trong một lĩnh vực phần mềm mà nó gắn bóvới công việc hàng ngày của người sử dụng đó, vàhơn thế, nó luôn trao lại quyền kiểm soát cho người sửdụng.

Tạm biệt WITFOR 2009,tạm biệt và cảm ơn Jon “Maddog” Hall, một người nổitiếng trong thế giới FOSS, một người bình dị, rấtthích... bia hơi Việt Nam.

Trần Lê

PS: Bài được đăngtrên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 09/2009,trang 70-71

Những bức ảnh sửdụng trong bài đều có trong các bài phát biểu của Jon“Maddog” Hall ngày 28/08/2009 tại WITFOR 2009 và ngày31/08/2009 tại Đại học Bách khoa Hà Nội.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay14,641
  • Tháng hiện tại463,420
  • Tổng lượt truy cập36,522,013
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây