Lộ trình nào để Việt Nam trở thành cường quốc CNTT?

Thứ bảy - 23/05/2009 07:10
Trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu, giới công nghệ thông tin Việt Nam đang rộ lên bàn tán về lộ trình nào cho việc tiến lên thành một cường quốc CNTT.

Gáo nước lạnh dội xuống từ giám đốc một công ty hàng đầu của Việt Nam về gia công phần mềm cho nước ngoài "Tôi nói thật, chúng ta còn thua xa Ấn Độ và Trung Quốc và tôi chẳng bao giờ tin rằng, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về phần mềm".

Liệu có bi quan tới như vậy hay không? Chúng ta cùng xem thêm một số sự việc gần đây.

Các công ty phần mềm Việt Nam không có khả năng tự cứu mình trong những trường hợp quốc gia bị tấn công từ bên ngoài bằng phần mềm

- Sự kiện Mạng Ma (GhostNet) đã có dịp đề cập tới qua bài “Từ “màn hình đen”, sang sâu Conficker, tới mạng gián điệp GhostNet với Windows” (Tin học và Đời sống số tháng 04/2009) cho thấy một mạng gián điệp đã hoạt động gần 2 năm trời tấn công vào các máy tính của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp mà các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam chúng ta không ai biết gì. Chúng ta chỉ được biết khi các chuyên gia tại Trung tâm Quốc tế Monk của Đại học Toronto, Canada phát giác và công bố lên mạng.

- Sự kiện sâu Conficker từ tháng 10/2008 tới nay tấn công các máy tính chạy Windows trên khắp thế giới, mà Việt Nam đứng số 1 thế giới với 13% số lượng các máy tính bị lây nhiễm theo báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng Internet OpenDNS. Cho tới nay, thế giới ước tính có thể thiệt hại do sâu này gây ra đã lên tới con số 9.1 tỷ USD. Các công ty Việt Nam đang bất lực khoanh tay ngồi chờ thế giới giải quyết hộ, vì Windows là một phần mềm nguồn đóng, làm gì có mã nguồn để các công ty Việt Nam lần mò tự cứu mình được.

Các công ty phần mềm Việt Nam hiểu biết về phần mềm tự do nguồn mở kém nhất thế giới

Theo một nghiên cứu của RedHat-Georgia mới được phát hành trong tháng 04/2009 về chỉ số hoạt động nguồn mở OSPI, được thể hiện bằng một bản đồ có đăng các thông tin về hoạt động nguồn mở tại 75 quốc gia được khảo sát trên thế giới thì giới công nghiệp, hiểu là các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, mà cụ thể hơn là các công ty phần mềm Việt Nam, được xếp hạng thứ 75/75, nghĩa là được xếp số 1 từ dưới lên, còn thua kém cả một số các quốc gia châu Phi có trong nghiên cứu này.

Lộ trình

Với những thành tích này, liệu có lộ trình nào cho Việt Nam có thể tiến lên thành một cường quốc về công nghệ thông tin được không? Khi mà về nguồn đóng thì chúng ta không biết gì và không thể tự cứu mình, về nguồn mở thì đứng bét thế giới?

Trần Lê

PS: Bài viết được đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống số tháng 05/2009, trang 6, mục “Cùng suy ngẫm”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay1,941
  • Tháng hiện tại551,897
  • Tổng lượt truy cập36,610,490
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây