10 điểm trong chính sách về nguồn mở của chính phủ Anh

Chủ nhật - 25/10/2009 06:11

Tháng 02/2009, chínhphủ Anh đã đưa ra chính sách về nguồn mở, chuẩn mởvà việc sử dụng lại cùng kế hoạch hành động củachính phủ đối với các giải pháp công nghệ thông tinđược sử dụng trong các cơ quan nhà nước của chínhphủ. Nó được coi là một bước ngoặt lớn trong chínhsách mua sắm công nghệ thông tin của chính phủ Anh hướngtới các phần mềm tự do nguồn mở và chuẩn mở. Dướiđây là 10 điểm trong chính sách mới này:

Chính sách

  1. Chính phủ sẽ tích cực và công bằng xem xét các giải pháp nguồn mở song song với các giải pháp sở hữu độc quyền trong các quyết định mua sắm.

  2. Các quyết định mua sắm sẽ được thực hiện trên cơ sở giá trị tốt nhất cho giải pháp về tiền đối với yêu cầu của doanh nghiệp, tính tới tổng vòng đời của chi phí sở hữu của giải pháp, bao gồm cả giá thành để thoát ra và chuyển [sang giải pháp khác], sau khi đảm bảo rằng các giải pháp đáp ứng được một cách tối thiểu và cơ bản những yêu cầu về khả năng, an ninh, tính có thể mở rộng phạm vi, tính có thể chuyển đổi được, sự hỗ trợ và tính có thể quản trị được.

  3. Chính phủ sẽ mong đợi việc đặt lên trước những giải pháp công nghệ thống tin để phát triển ở những nơi cần thiết một sự pha trộn hỗn hợp của các sản phẩm nguồn mở và sở hữu độc quyền để đảm bảo rằng giải pháp tổng thể tốt nhất có thể, có thể được xem xét.

  4. Ở những nơi mà không có sự khác biệt đáng kể về giá thành giữa các sản phẩm nguồn mở và không nguồn mở, thì nguồn mở sẽ được lựa chọn trên cơ sở của tính mềm dẻo bổ sung vốn có của nó.

Các phần mềmkhông phải nguồn mở

  1. Chính phủ sẽ, ở bất kỳ nơi nào có thể, tránh việc bị khóa trói vào các phần mềm sở hữu độc quyền. Đặc biệt chính phủ sẽ tính tới các giá thành để rút ra, bỏ thầu lại và xây dựng lại trong các quyết định mua sắm và sẽ yêu cầu các phần mềm sở hữu độc quyền được đề xuất phải chỉ ra cách làm thế nào có thể thoát ra được.

  2. Ở những nơi mà các sản phẩm không phải là nguồn mở cần phải được mua sắm, thì chính phủ sẽ mong đợi các giấy phép sẽ là sẵn sàng cho việc sử dụng của tất cả khu vực nhà nước và đối với những giấy phép đã được mua thì sẽ có thể chuyển dịch được bên trong khu vực nhà nước mà không có giá thành hoặc sự hạn chế nào khác nữa. Chính phủ sẽ tìm kiếm, ở những nơi thích hợp, những thỏa thuận liên chính phủ với các nhà cung cấp phần mềm mà họ đảm bảo rằng chính phỉ được đối xử như một thực thể duy nhất cho các mục đích về giảm giá chiết khấu theo số lượng và tính có thể chuyển đổi được của các giấy phép.

Các chuẩn mở

  1. Chính phủ sẽ sử dụng các chuẩn mở trong các đặc tả kỹ thuật về mua sắm và yêu cầu các giải pháp phải tuân thủ với các chuẩn mở. Chính phủ sẽ hỗ trợ sự phát triển các tiêu chuẩn và các đặc tả kỹ thuật mở.

Sử dụng lại

  1. Chính phủ sẽ xem xét đảm bảo các quyền đầy đủ về an ninh cho mã nguồn hoặc các tùy biến của các phần mềm đặt trước của các sản phẩm thương mại đóng gói mà chính phủ mua, sao cho có khả năng sử dụng lại được ngay ở những nơi khác trong khu vực nhà nước. Ở những nơi phù hợp, các phần mềm có mục đích chung được phát triển cho chính phủ sẽ được tung ra trên cơ sở của các phần mềm nguồn mở.

  2. Ở những nơi mà khu vực nhà nước đã sở hữu một hệ thống, thì thiết kế hoặc kiến trúc mà chính phủ sẽ mong đợi ở nó là được sử dụng lại và những sắp xếp mang tính thương mại sẽ phải nhận thức được điều này. Ở những nơi mà có sự phát triển mới được đề xuất, thì các nhà cung cấp sẽ được yêu cầu phải đảm bảo rằng họ đã không phát triển hoặc sản xuất thứ gì đó có thể mang ra so sánh được, trong tổng thể hoặc một phần, cho khu vực nhà nước trong quá khứ, hoặc ở những nơi mà chúng có, để chỉ ra cách mà điều này được phản ánh trong giá thành được giảm xuống, trong các rủi ro và quỹ thời gian.

  3. Khi các nhà cung cấp đề xuất một sản phẩm của bên thứ 3 thì sẽ phải có sự minh bạch hoàn toàn về giá thành. Nếu có một thỏa thuận liên chính phủ thì sẽ phải có sự lựa chọn đối với nguồn gốc đối với việc này để cho những nơi đang làm như vậy có thể tối đa hóa tổng giá trị của khu vực nhà nước. Chính phủ sẽ mong đợi chỉ chi trả cho giá thành mà nhà cung cấp bị gánh chịu trừ phi nhà cung cấp có thể cung cấp một cách rõ ràng và minh bạch bằng chứng về giá trị bổ sung được tạo ra.

Thay cho lời kết

Việt Nam chúng ta cũngcó chính sách về nguồn mở, cách tiếp cận có thể khácnhưng có thể học hỏi được cách tiếp cận hướngtrực diện vào việc mua sắm về công nghệ thông tin nhưcủa chính phủ Anh để đưa ra các hành động cụ thểhóa cho các điểm trong chính sách. Và dù khi chính sáchnày được đưa ra, đã có rất nhiều lời khen ngợi từthế giới phần mềm tự do nguồn mở, thì nhiều ngườicho rằng nó vẫn chưa phải là một chính sách về nguồnmở mạnh nhất của một chính phủ quốc gia đối vớivấn đề về phần mềm tự do nguồn mở và chuẩn mở.Hy vọng là chúng ta sẽ còn được làm quen với nhữngchính sách như vậy.

Trần Lê

PS: Bài được đăngtrên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 10/2009.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay17,224
  • Tháng hiện tại603,535
  • Tổng lượt truy cập32,081,861
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây