An ninh không gian mạng, Việt Nam có phải thay đổi chiến lược?

Thứ ba - 16/06/2009 07:05
Cólẽ chưa bao giờ những thông tin liên quan tới vấn đềan ninh không gian mạng lại nhiều và nóng như hiện naytrên các website và blog trên Internet.

Mộtcuộc chạy đua vũ trang sử dụng không gian mạng vì nhữnglợi ích của một vài quốc gia lớn trên thế giới cólẽ đã bắt đầu, mà nổi bật và hay được nói tớinhất là Trung Quốc và Mỹ, sau đó là tới Nga.

Mộtsố dấu hiệu của các cường quốc chuẩn bị cho cuộcđua

Đãcó những thông tin cho rằng cùng với những ưu thế tuyệtđối về phần mềm hệ điều hành Windows của hãngMicrosoft từ những năm 1990, hệ thống thư tín điện tửvà làm việc nhóm Lotus Notes củahãng IBM, BộAn ninh Quốc nội Mỹ đã gài thêm khoá an ninh vào mãnguồn Windows và Lotus Notes để tạo ra những cửa hậucó thể khai thác các thông tin của người sử dụng chocác mục đích khác nhau của nhà sản xuất và của Bộnày.

Bêncạnh đó, Bộnày còn làm việc với các nhà nghiên cứu để sản xuấtra Linux có an ninh cao cấp (SELinux), một phiên bản hệđiều hành được dùng cho những ứng dụng nhạy cảmcủa Mỹ.

Cònngười Trung Quốc thì từ năm 2001 đã bắt đầu dự ánxây dựng một hệ điều hành an ninh của riêng Trung Quốcdựa trên một hệ điều hành nguồn mở FreeBSD và đượcbổ sung thêm các chức năng an ninh đặc biệt, tạonên một hệ điều hành mang tên Kylin.

Cùngvới dự án hệ điều hành Kylin, Trung Quốc còn cho triểnkhai xâydựng một chip máy tính có an ninh tăng cường để sửdụng cho các máy chủ và các máy trạm của mình. Cho tớinay, đã có 10 triệu máy chủ và máy trạm của quân độivà các cơ quan chính phủ Trung Quốc được cài đặt cặpsản phẩm này.

Cáccuộc tấn công với tần suất không thể tin nổi

Tổngthống Mỹ Barack Obamahé lộ trong cuộc nóichuyện vào ngày 29/05/2009 về vấnđề an ninh không gian mạng của nước Mỹ rằng từgiữa tháng 08 đến tháng 10/2008 các tin tặc đã thâm nhậpvào các hệ thống máy tính phục vụ chiến dịch tranh cửcủa ông và đã truy cập được tới các thư điện tửvà các tệp, bao gồm cả các kế hoạch di chuyển và cáctài liệu về tình thế chính trị.

Mộtquan chức Lầu 5 góc nói rằng tin tặc nước ngoài đã bịphát hiện thâm nhập vào vào hệ thống thư điện tửkhông phổ biến trên một mạng máy tính gần văn phòngBộ Trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates vào tháng06/2007.

Mộthãng an ninh của Mỹ đã ghi nhận được vào tháng03/2009 có tới 128 vụ tấn công trong 01 phút của các tintặc nước ngoài vào các hệ thống mạng của quân độiMỹ, trong khi viên tướng chỉ huy của Bộ Chỉ huyChiến lược của quân đội Mỹ thì thừa nhận rằng hệthống mạng máy tính toàn cầu của Lầu 5 góc bị tấncông với hàng triệu vụ dò quét mỗi ngày và chúng khôngphải với những mưu toan chỉ để thâm nhập trái phép.Đây thực sự là những con số khổng lồ, nó cảnh báomột cách rõ ràng những khả năng thu thập thông tin tìnhbáo không gian mạng của một cường quốc bên ngoài đãxa tới mức nào. Ông còn cho rằng các cơ quan nhà nướchoặc có liên quan tới nhà nước của một số ít cácnước ngoài đang ở vào vị thế chiến tranh trong việctìm kiếm các thông tin điện tử từ chính phủ, các nhàthầu và các mạng máy tính công nghiệp của Mỹ.

Cáctin tặc nước ngoài không chỉ tấn công vào hệ thốngmạng của quân đội, mà còn tấncông cả vào hệ thống lưới điện của nước Mỹ.Trong khi hiện tại việc tấn công này đang ở mức độgián điệp thông tin dữ liệu, chứ không phải có mụcđích phá sập, thì người Mỹ cũng cảnh báo rằng nó cóthể sẽ rất khác, một khi có những biến đổi vềchính trị có liên quan tới một quốc gia thứ ba.

Mộtviên tướng khác của quân đội Mỹ thì lo ngại nhiềuhơn về các cuộc tấn công mà họ còn không nhìn thấytừ các tin tặc nước ngoài, được bảo trợ của chínhphủ, thực hiện.

Mộtchuyên gia an ninh máy tính người Canada, người đã từngtham gia vào cuộc nghiên cứu 2 năm mà đã phát hiện ramột mạng máy tính tấn công mạng toàn cầu mà dườngnhư là một chương trình được bảo trợ của chính phủnước ngoài được gọi là Mạng Ma (GhostNet), thì nóirằng Mạng Ma đã có khả năng hoàn toàn kiểm soát cácmáy tính đích và sau đó tải các tài liệu và thông tinvề máy chủ của bên tấn công. Trong những thông tin dữliệu đánh cắp được này có những thông tin dữ liệunhậy cảm từ các hệ thống mạng của các chính phủ vàdoanh nghiệp các nước bị tấn công.

Đánhgiá đối thủ và chiến lược đối phó

Khinói về vấn đề an ninh không gian mạng, Tổngthống Mỹ Barack Obama ngày 29/05/2009 cho rằngsự thịnh vượng vềkinh tế của nước Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộcvào an ninh có hiệu quả của không gian mạng, việc đảmbảo an ninh cho không gian mạng là xương sống mà nó làmnền vững chắc cho một nền kinh tế thịnh vượng, mộtquân đội và một chính phủ mở, mạnh và hiệu quả.Tổng thống Obama còn cho rằng quả thực, trong thế giớingày nay, các hành động khủng bố có thể tới không chỉtừ một ít những kẻ cực đoan đánh bom tự sát, mà còntừ một vài cái gõ bàn phím trên máy tính – một vũkhí huỷ diệt hàng loạt. Ông cũng cho rằng anninh số là một ưu tiên hàng đầu,hoặc vì nó đang canh giữ cho các hệ thống máy tính đểgiữ cho đèn điện ở các thành phố và dẫn đường tạicác sân bay được đúng đường, hoặc vì nó đang bảovệ những người tiêu dùng đang trả tiền của họ mộtcách trực tuyến.

Vìsao Tổng thống Mỹ lại có thể có những nhận xét khắtkhe tới như vậy về an ninh không gian mạng, ta xem xéttiếp những nội dung dưới đây.

Cácquan chức Lầu 5 góc của Mỹ đã thừa nhận cuộc tấncông bởi các tin tặc nước ngoài vào một mạng máy tínhcủa Lầu 5 góc vào tháng 06/2008 như là cuộctấn công không gian mạng thành công nhấtvào Bộ Quốc phòng Mỹ, rằng cuộc tấn công này đãchỉ ra một mức báo động về sự chính xác và tinh viphức tạp, và rằng các tin tặc có thể phá huỷ các hệthống tại những thời điểm sống còn.

Uỷban Giám định An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung thì đã chorằng hệ điều hành Kylin như là một công nghệ mà nócó thể tạo cho Trung Quốc ưu thế trong cuộc đua sửdụng không gian mạng cho những mục tiêu quốc gia khinhững khả năng về chiến tranh tấn công không gian mạngcủa Mỹ lại đã tập trung vào các máy tính của chínhphủ và quân đội nước ngoài được trang bị với cáchệ điều hành ít an ninh hơn như những hệ điều hànhđược làm từ hãng Microsoft.

Rõràng việc Trung Quốc trang bị bộ đôi gồm (1) – hệđiều hành Kylin chạy trên (2) – bộ vi xử lý chế tạoriêng cho các máy tính trong quân đội và các cơ quan chínhphủ Trung Quốc đã làmthành một nền tảng vững chắc và tốt lành thực sựcho việc bảo vệ hạ tầng khỏi sự tấn công, thí dụ,từ nước Mỹ.

Ôngnày còn cho rằng xét từ quan điểm chiến lược về cuộcchiến trong không gian mạng, thì Trung Quốc đang chơi cờtrong khi nước Mỹ lại đang chơi các máy kiểm tra, vàrằng không gian mạng là một khu vực chiến tranh, sốngcòn đối với các hoạt động quân sự mà nước Mỹ cầnphải bảo vệ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Trung Quốc, Mỹvà Nga là ngang nhau trong dạng chiến tranh mới này, nónhư là một cuộc đua tam mã, và nóng chết người.

Mộtnhà nghiên cứu Mỹ mà hơn 10 năm về trước còn coithường học thuyết về chiến tranh thông tin của nhữngcường quốc khác, thì nay cũng đã phải thay đổi quanđiểm của mình, xác định cuộc chiến tranh dựa trênmáy tính của những cường quốc này như một mối đedoạ chính cho Lầu 5 góc.

Thậmchí, trong những ngày này, nước Mỹ đang tiến hành xâydựng một học thuyết về không gian mạng, coikhông gian mạng như một phần chủ quyền quốc gia củamình, giống như phần lãnh thổ, lãnh hải và khôngphận, và việc ai đó tấn công nước Mỹ trên không gianmạng, có thể sẽ phải chịu sự đáp trả bằng bất kỳkhả năng quân sự nào từ Mỹ, kể cả bằng chiếntranh hạt nhân nguyên tử.

Trôngngười lại nghĩ tới ta

VụMạng Ma GhostNet (Tin học và Đời sống các số 04/200905/2009)đã cho thấy hoạt động gián điệp đã được khởiđộng và tiến hành lén lút thu thập các thông tin, dữliệu từ cả các cơ quan chính phủ lẫn doanh nghiệp trêntoàn thế giới. Việt Nam chúng ta đứng hàng thứ 2 trongsố 103 quốc gia, chỉđứng sau Đài Loan, với 130máy tính trong tổng số 1295 máy tính bị lây nhiễm,cung cấp thông tin dữ liệu về các máy chủ của tin tặc.

Haynhư việc Việt Nam có số lượng máy tính chạyhệ điều hành Windows bị lây nhiễm sâu Conficker đứngsố 1 thế giới với 13% trong tổng số máy tính bịlây nhiễm theo báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ hạtầng Internet OpenDNS (xem Tin học và Đời sống số04/2009 và 05/2009) thì mới thấy được rằng các mạngmáy tính của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp ViệtNam dễ bị tổn thương tới mức độ nào. Đặc biệtkhi mà chúng ta đem sự thương tổn trong điều kiện thôngthường ấy so sánh đối chiếu với những gì mà cáccường quốc khác đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranhkhông gian mạng.

Trongkhi một thực tế dễ thấy trong các doanh nghiệp côngnghệ thông tin Việt Nam là kinh doanh bất kể dựa vàocông cụ nào, miễn kiếm nhiều tiền là được và thựctế trong các cơ quan nhà nước là dùng bất kỳ công cụphần cứng, phần mềm gì cũng được, miễn là nó đápứng được công việc của các đơn vị trong trước mắt,thì những sự việc có liên quan tới cuộc chiến tranhkhông gian mạng có lẽ sẽ buộc chúng ta phải có nhữngđiều chỉnh trong suy nghĩ và hành động khác với hiệntại để có thể sống sót được, chứ chưa nói gì tớiviệc để phát triển được thành một cường quốc vềcông nghệ thông tin.

Chúngta có lẽ cần có một cái nhìn chiến lược, về lâu dàicho một nền công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam bềnvững, đặc biệt về khía cạnh an ninh an toàn, để cókhả năng bảo vệ được chủ quyền quốc gia về khônggian mạng của Việt Nam và có thể điều đó sẽ là mộttrong những yếu tố chính góp phần để bảovệ chủ quyền của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Nhữngcuộc chiến tranh tiềm tàng trong kỷ nguyên kỹ thuật sốđòi hỏi trước nhất là những người lãnh đạo đấtnước nhận thức được những nguy cơ của chiến tranhthông tin trong không gian mạng. Từ đó yêu cầu giớicông nghệ thông tin xây dựng chiến lược, vạch ra kếhoạch, chuẩn bị cho một sự chuyển đổi bắt buộc, vôđiều kiện và không thể tránh khỏi đối với những gìchúng ta đang quen sử dụng hàng ngày hiện nay để sẵnsàng cho cuộc chiến cam go và khó nhìn thấy này. Mộtcuộc chiến không sử dụng các phương thức truyềnthống, mà sử dụng trí tuệ thông qua các hệ thống côngnghệ thông tin và truyền thông, cả phần cứng lẫn phầnmềm, đặc biệt là hệ điều hành. Đó là điều phảilàm, nếu quả thực Việt Nam muốn sống sót, và hơn thế,hy vọng trở thành một cường quốc về công nghệ thôngtin.

Hyvọng sự cảnh báo này là không thừa và nó có lẽ sẽphải được tính tới như một trong những yếu tố bắtbuộc không thể thiếu cho nội dung tài liệu mà vào đúngthời điểm này giới công nghệ thông tin Việt Nam đangbàn để xây dựng; tài liệu về một lộtrình để đưa Việt Nam thành một cường quốc về côngnghệ thông tin thế giới. Chỉ không rõ, với thựclực và thực tế của nền công nghiệp công nghệ thôngtin của Việt Nam như hiện nay, thì cái ước mơ trởthành cường quốc này cólà ảo tưởng hay không mà thôi.

TrầnLê

PS:Bài được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống sốtháng 06/2009, trang 72-74.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay5,511
  • Tháng hiện tại24,835
  • Tổng lượt truy cập32,254,220
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây