Bàn sơ về bài: Tính liên thông là yếu tố sống còn

Chủ nhật - 16/08/2009 07:22

Trong phạm vi một bàibáo, khó có thể nói được nhiều chuyện xung quanh tínhtương thích liên thông (TTLT) được.

Tuy nhiên, khi đọcbài “Xây dựng chính phủ điện tử: Tính liên thông làyếu tố sống còn” đăng trên tạp chí Tin học và Đờisống số tháng 07/2009, mục “Doanh nghiệp số”, trang28-29, thấy có một vấn đề khó có thể đồng ý đượcvới tác giả của bài viết và muốn đưa ra đây đểcùng tranh luận với các bạn độc giả.

Bài viết có đoạn:“Chuẩn hoá dữ liệu đã đóng góp cho việc xây dựngTTLT hệ thống ở mức cơ bản. Tuy nhiên, việc áp dụngnhiều chuẩn để thực hiện TTLT sẽ dễ dàng hơn nhờphần mềm cho phép hoán đổi các chuẩn”.

Chúng ta thử giải mãnhững gì được viết trong đoạn này xem sao.

Đúng là “Chuẩn hoádữ liệu đã đóng góp cho việc xây dựng TTLT hệ thốngở mức cơ bản”.

Nhưng câu “Tuy nhiên,việc áp dụng nhiều chuẩn để thực hiện TTLT sẽ dễdàng hơn nhờ phần mềm cho phép hoán đổi các chuẩn”có lẽ là phải xem xét lại.

Đối với mọi ngườiViệt Nam chúng ta, thực tế của việc áp dụng nhiềuchuẩn được chứng minh rõ nét nhất mà cho tới bây giờlà việc sử dụng các tiêu chuẩn bộ mã tiếng Việttrong các tài liệu điện tử. Không cần phải viện tớinhiều chuẩn, mà chỉ cần xét tới việc cùng tồn tại2 tiêu chuẩn cho cùng một vấn đề về bộ mã tiếngViệt đã tồn tại trong lịch sử công nghệ thông tinViệt Nam cho tới tận bây giờ xem sao. Chúng ta có cáctiêu chuẩn bộ mã tiếng Việt theo TCVN 5712:1993 với bộphông chữ tiếng Việt mà dân gian chúng ta vẫn gọi làbộ phông ABC, và có bộ mã tiếng Việt theo TCVN 6909:2001với sự tuân thủ bảng mã Unicode dựng sẵn. Trước đâyđã từng có quyết định của Chính phủ qui định rằngtừ ngày 01/01/2003 trở đi, tất cả các tài liệu điệntử trao đổi trong các cơ quan nhà nước được qui địnhphải tuân thủ theo TCVN 6909:2001 và trong quyết định số20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/04/2008 của Bộ Thông tin và Truyềnthông “Ban hành Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng côngnghệ thông tin trong cơ quan nhà nước” đã được nhắclại rằng TCVN 6909:2001 là tiêu chuẩn bắt buộc sử dụngtrong các cơ quan nhà nước.

Mọi người sử dụngmáy tính ở Việt Nam đều hiểu rõ khi sử dụng cùng mộtlúc cả 2 tiêu chuẩn TCVN 5712:1993 và TCVN 6909:2001 với cácbộ chuyển đổi phông chữ được xây dựng sẵn trongcác bộ gõ tiếng Việt thường dùng hàng ngày hiện naynhư Vietkey, Unikey để soạn thảo văn bản và sử dụngweb là rất phiền hà, tốn thời gian, công sức và gâybực mình như thế nào, khi mà nhiều lúc đã không thểđọc được tiếng mẹ đẻ của mình sau một vài lầntrao đi đổi lại qua mạng, cho dù ban đầu những tàiliệu, thông tin đó do chính mình gõ ra.

Việc chuyển đổi dữliệu từ một tiêu chuẩn này sang một tiêu chuẩn khácđôi lúc có thể là cần tới, ví dụ như để trao đổicác tài liệu giữa quốc gia này với quốc gia khác, nhưngtrong một quốc gia thì nên lựa chọn một tiêu chuẩn duynhất cho một khái niệm, ví dụ như bộ mã tiếng Việthay định dạng tài liệu văn phòng, thì mới mang lạihiệu quả cao nhất được. Hãy thử tưởng tượng rằngluật giao thông đường bộ của Việt Nam hiện nay vớicác phương tiện xe cộ đều tuân theo chuẩn là đi theochiều bên phải đường; giả thiết vì một lý do bấtkỳ nào đó mà chúng ta phải nhập thêm một chuẩn nữalà đi theo chiều bên trái đường thì sẽ ra sao? Có thểchỉ sau 1 tuần triển khai, không còn ai có thể tham giagiao thông để đi làm được nữa, trừ những người cóthể đi lại bằng máy bay chăng?

Đó chính là cái giábất tận phải trả cho cái gọi là “Việc áp dụngnhiều chuẩn để thực hiện TTLT sẽ dễ dàng hơn nhờphần mềm cho phép hoán đổi các chuẩn”, một thứhoang đường về lý thuyết và hoang đường về thựctiễn triển khai sử dụng, mà có thể mục đích chính vàcuối cùng của nó chỉ để phục vụ cho cái gọi làTTLT cục bộ mà ta sẽ đề cập tới ở phần cuối củabài này.

Trên thế giới hiệnnay, hầu hết các chính phủ khi xây dựng chính phủ điệntử, đều coi trọng TTLT thông qua việc sử dụng các tiêuchuẩn mở, là các tiêu chuẩn mà:

  • Đã được công bố mà với nó thì bất kỳ công ty nào có công nghệ tương tự cũng có thể triển khai được một cách tự do, dễ dàng.

  • Quá trình phát triển của những tiêu chuẩn này cả trong quá khứ cũng như trong tương lai phải là một quá trình mở, minh bạch mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia đóng góp được.

  • Việc sử dụng lại những tiêu chuẩn này và các đặc tả kỹ thuật của nó phải là tự do và không có bất kỳ hạn chế nào.

Các chuyên gia chorằng, TTLT có thể tồn tại dưới dạng TTLT thực sự vàTTLT cục bộ. Hai bức hình dưới đây sẽ cho chúng tahiểu đơn giản thế nào về các dạng TTLT đó.


TTLT thực sự: Inter-Operability - Chúng ta cần theo - Sân chơi cho mọi người


TTLT cục bộ: Intra-Operability - Chúng ta cần tránh - Khoá trói vào nhà cung cấp

Theo một nghĩa rộnglớn hơn, TTLT chính là một sân chơi mà trong đó các hệthống thông tin có thể trao đổi được với nhau mộtcách tự do, không bị khoá trói vào chỉ một nhà cung cấpnào đó. Các hệ thống đó phải tuân theo các tiêu chuẩnmở, công nghệ mở và là mở cho mọi doanh nghiệp vớimọi công nghệ tương đương có thể tham gia được. Bằngcách này, chính phủ sẽ đảm bảo được an ninh chủquyền quốc gia của mình thông qua việc đảm bảo đượcan ninh của các hệ thống và thông tin, quản lý giám sátđược các dữ liệu thông tin của mình, giảm đượctổng chi phí sở hữu, khuyến khích được sự đổi mớisáng tạo. TTLT thực sự sẽ không bao giờ có thể đượchiểu là TTLT cục bộ được.

Trần Lê

PS: Bài được đăngtrên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 08/2009

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay8,537
  • Tháng hiện tại594,848
  • Tổng lượt truy cập32,073,174
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây