Một số thông tin cơ bản về phần mềm tự do, nguồn mở

Thứ hai - 16/07/2007 07:36
  1. Ric-hard Stallman đã khởi xướng dự án GNU vào năm 1984 và thành lập ra tổ chức Phần mềm Tự do vào năm 1985 với triết lý tự do cho phần mềm – phần mềm tự do (Free Software). Sau này cụm từ “phần mềm tự do” và “nguồn mở” (Open Source), ít hay nhiều, đều mô tả cùng chủng loại phần mềm, nhưng còn nói cả nhiều thứ khác về phần mềm và giá trị của nó. Cho tới nay, dự án GNU vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm “phần mềm tự do” để biểu thị ý tưởng về TỰ DO, là điều quan trọng nhất, chứ không phải chỉ về công nghệ. Rất tiếc, từ TỰ DO này vẫn bị rất nhiều người hiểu lầm là miễn phí về giá (Free of c-harge). Vì vậy cũng cần nhắc lại định nghĩa về phần mềm tự do để chúng ta hiểu chính xác về nó.

  2. Một chương trình là phần mềm tự do đối với một người sử dụng bình thường, nếu bạn có thể:

  • Tự do chạy chương trình với bất cứ mục đích nào

  • Tự do sửa đổi chương trình phù hợp với nhu cầu của bạn

  • Tự do phân phối lại các bản sao, kể cả cho không hoặc có phí

  • Tự do phân phối các bản đã được sửa đổi đối với các chương trình (để làm cho sự tự do này có hiệu lực trong thực tế, bạn buộc phải truy cập vào vào mã nguồn, vì việc làm thay đổi trong chương trình mà không có mã nguồn là cực kỳ khó khăn), sao cho cộng đồng có thể hưởng lợi từ việc cải tiến của bạn.

  • Vì chữ “Free” ở đây là TỰ DO, không liên quan gì tới giá, nên không có mâu thuẫn gì giữa việc bán các bản sao và phần mềm tự do. Trên thực tế, sự TỰ DO bán các bản sao là cốt tử: thu thập các phần mềm tự do được bán trên các đĩa CD-ROM là quan trọng đối với cộng đồng, và việc bán chúng là một cách quan trọng để gây quỹ cho việc phát triển phần mềm tự do. Vì vậy, một chương trình mà mọi người không có TỰ DO, bao gồm cả việc thu thập này, không phải là một phần mềm tự do.

  1. Năm 1991, một dự án độc lập khác do Linus Torvald lãnh đạo đã tạo ra nhân Linux. Nhân này có thể kết hợp với hệ thống GNU làm thành một hệ điều hành hoàn chỉnh. Hầu hết mọi người sử dụng tên Linux để nói về sự kết hợp này giữa bản thân nhân của Linux cộng với hệ thống GNU. Và lịch sử các hệ điều hành từ đây đã sang một trang mới. Vì thế để nói đúng về một hệ điều hành Linux, người ta nói hệ điều hành GNU/Linux. Hiện nay có khoảng 359 phát tán (distro) hệ điều hành GNU/Linux đang tồn tại song song cùng với các hệ điều hành Unix và Windows. Trong số đó, Linux Red Hat, Fedora Core, Ubuntu, Mandriva, PCLinux... là những hệ điều hành GNU/Linux rất phổ biến trên phạm vi toàn cầu.

Trần Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập233
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay36,446
  • Tháng hiện tại130,376
  • Tổng lượt truy cập36,188,969
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây