Kinh nghiệm Quốc tế về phần mềm nguồn mở

Thứ bảy - 09/06/2007 10:01
Kinh nghiệm quốc tế về phần mềm nguồn mở (PMNM)

Để có thể đưa ra được tuyên bố về tính mở và tính trung lập về phần mềm, ngày 07/12/2006, Liên minh PMNM Malaysia đã tổ chức tại Văn phòng của báo New Straits Times một cuộc họp bàn tròn với thành phần tham dự là những nhà phát triển và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông, các tổ chức xã hội, các nhóm và cả những người sử dụng cá nhân. Có hơn 40 công ty, tổ chức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã ký vào bản tuyên bố để thể hiện sự tán thành của mình, trong đó có cả các công ty có tiếng tăm như: Hiệp hội các nhà sản xuất Malaysia, IBM Malaysia, Novell Malaysia, Red Hat (Văn phòng đại diện tại Malaysia, Sun Microsystems Malaysia, Mạng PMNM quốc tế của UNDP-APDIP (các nước trong khối ASEAN+3, Nam Á và các đảo quốc ở Thái Bình Dương...

Cùng một cách tiếp cận tương tự, để có được sản phẩm tương thích với phần cứng của các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới, việc xây dựng hệ điều hành nguồn mở Asianux được thực hiện ở 3 nước là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với sự tham gia của các công ty Red Flag, Miracle và Haansoft lần lượt từ các nước kể trên và Asianux có sự hỗ trợ kỹ thuật của hàng loạt các công ty có tên tuổi trên thế giới như Adaptec, Dell, EMC, Emulex, Hitachi, HP, IBM, Intel, Oracle, Samsung, SAP, Stratus, Sybase, Symantec, Toshiba (xem http://www.asianux.com/ihvisv.do). Vì vậy, khó có thể xảy ra việc hệ điều hành Asianux không tương thích với các phần cứng máy tính và các thiết bị ngoại vi trong tương lai, điều mà các sản phẩm hệ điều hành Linux bản địa hóa của chúng ta chưa giải quyết được.

Rõ ràng, việc tổ chức để có được sự ủng hộ từ nhiều nhà cung cấp, nhiều tổ chức liên quan trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đối với những sản phẩm đặc chủng như hệ điều hành hay những quyết sách ảnh hưởng tới cả một đường lối phát triển của quốc gia rất cần sự đồng tâm của nhiều thành phần trong xã hội và đối với Việt Nam thì vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng bên cạnh các đoàn thể, cộng đồng phát triển, cộng đồng người sử dụng và cộng đồng doanh nghiệp.

Tiểu Linh

PS: Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 03/2007, trang 17

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay31,419
  • Tháng hiện tại480,198
  • Tổng lượt truy cập36,538,791
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây