Điều gì sẽ xảy ra, nếu...

Thứ năm - 05/07/2007 06:58

Đó là các thông tin của bạn. Hãy đảm bảo có sự lựa chọn để chúng được xử lý theo đúng cách

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu:

  • Chính phủ nói với bạn rằng nếu bạn muốn truy cập các thông tin của Chính phủ thì phải mua một trình soạn thảo văn bản từ một nhà cung cấp cụ thể nào đó để có thể tương tác với các thông tin đó bằng điện tử.

  • Các tài liệu quan trọng có tính lịch sử không còn có thể đọc được nữa vì nhà cung cấp tạo ra nó đã tuỳ ý thay đổi định dạng sử dụng để lưu các tài liệu đó.

  • Trong trường hợp khẩn cấp, các cơ quan Chính phủ không thể giao tiếp với nhau một cách có hiệu quả vì họ đã sử dụng các trình soạn thảo văn bản khác nhau mà những trình soạn thảo này sử dụng các định dạng không tiêu chuẩn, độc quyền sở hữu hoặc một định dạng áp đặt của 1 nhà cung cấp.

Định dạng tài liệu mở ODF (Open Document Format) là gì?

  • Là đặc tả kỹ thuật dựa trên ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản mở rộng XML (eXtensible Markup Language) cho việc hiển thị và lưu trữ các tệp dữ liệu.

  • Là định dạng duy nhất hiện nay cho các ứng dụng văn phòng mà đã được tiêu chuẩn hoá, trung lập và không phụ thuộc vào bất cứ nhà cung cấp phần mềm nào, là mở và luôn có sẵn.

  • Cung cấp việc truy cập vĩnh viễn tới các tài liệu, không phụ thuộc vào các ứng dụng đã tạo ra chúng.

  • Được thông qua bởi OASIS vào tháng 05/2005 và tiếp tục được cải tiến tại OASIS.

  • Được thông qua bởi ISO/IEC như một tiêu chuẩn quốc tế vào tháng 05/2006.

  • ODF phiên bản v1.1 kết hợp chặt chẽ các cải tiến về tính có thể truy cập được đã được thông qua vào tháng 10/2006.

ODF là một tiêu chuẩn mở

  • Được phát triển, duy trì và kiểm soát bởi một tổ chức tiêu chuẩn mở với sự tham gia rộng rãi của giới công nghiệp và cộng đồng nguồn mở thế giới.

  • Được xuất bản mà không có hạn chế và chi phí nào.

  • Luôn có sẵn một cách tự do cho việc áp dụng của giới công nghiệp.

  • Có sẵn trong nhiều triển khai có tính tương hợp và cạnh tranh trên nhiều nền tảng khác nhau.

ODF là ví dụ về một thay đổi lớn hơn nhiều

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket





KIỂU CŨ

Thông tin liên kết chặt chẽ tới ứng dụng tạo ra nó

Người lập trình, chứ không phải người sử dụng, kiểm soát phần mềm


KIỂU MỚI

Thông tin được đại diện bằng việc sử dụng tiêu chuẩn mở thực tế, không chịu sự kiểm soát của một nhà cung cấp duy nhất, và nhiều ứng dụng có thể tạo ra và truy cập nó một cách có thể trao đổi được.

Khách hàng, chứ không phải nhà cung cấp, kiểm soát phần mềm.


TRONG NHỮNG NĂM 1990

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

KIỂU CŨ

Thông tin liên kết chặt chẽ tới ứng dụng tạo ra nó

Người lập trình, chứ không phải người sử dụng, kiểm soát phần mềm


KIỂU MỚI

Thông tin được đại diện bằng việc sử dụng tiêu chuẩn mở thực tế, không chịu sự kiểm soát của một nhà cung cấp duy nhất, và nhiều ứng dụng có thể tạo ra và truy cập nó một cách có thể trao đổi được.

Khách hàng, chứ không phải nhà cung cấp, kiểm soát phần mềm.

Định dạng tài liệu mở: đó chính là thông tin của bạn


XU HƯỚNG SẼ TĂNG NHANH TRONG NHỮNG NĂM 2000

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

KIỂU CŨ

Thông tin liên kết chặt chẽ tới ứng dụng tạo ra nó

Người lập trình, chứ không phải người sử dụng, kiểm soát phần mềm


KIỂU MỚI

Thông tin được đại diện bằng việc sử dụng tiêu chuẩn mở thực tế, không chịu sự kiểm soát của một nhà cung cấp duy nhất, và nhiều ứng dụng có thể tạo ra và truy cập nó một cách có thể trao đổi được.

Khách hàng, chứ không phải nhà cung cấp, kiểm soát phần mềm.

Định dạng tài liệu mở: đó chính là thông tin của bạn

Những lợi ích của ODF

  • Truy cập được tới các tài liệu.

  • Tự do lựa chọn sản phẩm.

  • Luôn đổi mới do cạnh tranh đem lại.

  • Tính tương hợp toàn phần.

  • Giá thành thấp.

  • Có khả năng quản lý thảm hoạ.

  • Lưu trữ thân thiện các tài liệu cho muôn đời.


Lê Trung Nghĩa

Dựa theo tài liệu của ODF Alliance về định dạng tài liệu mở ODF.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập256
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay45,729
  • Tháng hiện tại495,170
  • Tổng lượt truy cập38,021,994
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây