Chúng tôi chống lại quản lý các quyền số. Đây là vì sao.

Thứ năm - 10/12/2020 06:33

We’re Against Digital Rights Management. Here’s Why.

By Brigitte Vézina, December 4, 2020

Theo: https://creativecommons.org/2020/12/04/were-against-digital-rights-management-heres-why/

Bài được đưa lên Internet ngày: 04/12/2020

Chúng tôi ở Creative Commons (CC) từ lâu đã không đồng ý với việc sử dụng quản lý các quyền số - DRM (Digital Rights Management) và các biện pháp bảo vệ công nghệ – TPM (Technological Protection Measure) trong môi trường mở. Chúng tôi tin tưởng DRM và TPM không nên được sử dụng để kiểm soát, hạn chế, cản trở hay tác động tới các hoạt động và sử dụng được phép theo các điều khoản của các giấy phép CC. Quả thật, DRM và TPM là đối lập với các đặc tính “mở” và mâu thuẫn với các giá trị chia sẻ mà chúng tôi ủng hộ.

DRM là gì? DRM gồm các công nghệ kiểm soát truy cập hoặc các thỏa thuận cấp phép hạn chế nhằm hạn chế sử dụng, sửa đổi, và phân phối các tác phẩm hợp pháp có được. Các ví dụ bao gồm công nghệ mã hóa được sử dụng trong các đĩa DVD, các khóa (hoặc mật khẩu) với các trò chơi video hoặc các hạn chế sao chép các sách điện tử.

DRM chống lại tinh thần chia sẻ mở

Hầu hết các nhà sáng tạo chọn các giấy phép CC có lẽ không muốn DRM - họ muốn phân phối, sử dụng và sử dụng lại rộng rãi nội dung của họ. Thông thường, chúng tôi khuyến khích các nhà sáng tạo chia sẻ nội dung của họ trong các định dạng “tải về được” và “soạn sửa được” (như là, không có DRM - không có bất kỳ hạn chế kỹ thuật nào để tải về, sao chép, hoặc sửa đổi) để làm cho dễ dàng hơn cho những người khác hưởng lợi từ và sử dung nội dung đó, bao gồm cho các mục đích giáo dục và lợi ý xã hội. Chúng tôi cũng không khuyến khích việc chia sẻ nội dung được cấp phép CC trên các nền tảng, các trang hoặc các kênh mà bổ sung thêm DRM tới các nội dung được chia sẻ. Bằng cách đó, tinh thần cấp phép mở được đề cao và các kỳ vọng hợp pháp của công chúng về các quyền tự do có liên quan tới việc sử dụng nội dung được cấp phép mở sẽ không bị tổn hại.

DRM gây bất lợi cho công chúng: nó khóa truy cập hợp pháp tới nội dung được cấp phép mở, vì thế đặt ra mối đe dọa cho các quyền vạn năng, cơ bản của truy cập tới tri thức, khoa học, văn hóa và giáo dục.

Chúng tôi đã nói trước đó và chúng tôi sẽ nói lại: việc đứng lên chống lại DRM là rất quan trọng cho nhiều cộng đồng trong phong trào mở, đặc biệt giáo dục mở. Tầm quan trọng đặc biệt là khả năng đối với các nhà giáo dục và học sinh để “giữ lại” nội dung và “để tạo lập, sở hữu hoặc kiểm soát các bản sao nội dung” (như tải về, đúp bản, lưu trữ, quản lý).

DRM đặt ra rủi ro cho các nguyên tắc nằm trong nền tảng của phong trào mở. DRM thường cấu thành một trở ngại không cần thiết cản trở truy cập tới và sử dụng nội dung vì các mục đích hợp pháp. Khi được sử dụng cùng với nội dung được cấp phép mở, DRM gây bất lợi cho công chúng: nó khóa sự truy cập hợp pháp tới nội dung, vì thế đặt ra mối đe dọa cho các quyền truy cập vạn năng, cơ bản tới tri thức, khoa học, văn hóa và giáo dục. Chúng tôi ở CC sẽ tiếp tục bảo vệ chống lại nó.

We at Creative Commons (CC) have long disagreed with the use of digital rights management (DRM) and technological protection measures (TPMs) in the open environment. We believe that DRM and TPMs should not be used to control, limit, prevent or otherwise affect activities and uses allowed under CC licenses’ terms. Plainly, DRM and TPMs are antithetical to the “open” ethos and at odds with the values of sharing that we support.

What is DRM? DRM consists of access control technologies or restrictive licensing agreements that attempt to restrict the use, modification, and distribution of legally-acquired works. Examples include encryption technology used on DVDs, keys (or passwords) with video games or copying restrictions on ebooks. 

DRM goes against the spirit of open sharing

Most creators who choose CC licenses probably don’t want DRM — they want wide distribution, use, and reuse of their content. Generally, we encourage creators to share their content in “downloadable” and “editable” formats (i.e. DRM-free — without any technical restriction to download, copy, or modify) to make it easier for others to benefit from and use the content, including for educational and socially beneficial purposes. We likewise discourage sharing CC-licensed content on platforms, sites or channels that add DRM to the shared content. That way, the spirit of open licensing is upheld and the legitimate expectations of the public regarding the freedoms associated with using openly-licensed content aren’t compromised. 

DRM does a disservice to the public: it blocks legitimate access to openly licensed content, thereby posing a threat to the universal, fundamental rights of access to knowledge, science, culture and education.

We’ve said it before and we’ll say it again: standing up against DRM is incredibly important for many communities in the open movement, particularly open education. Of particular importance is the ability for educators and learners to “retaincontent and “to make, own, and control copies of the content (e.g., download, duplicate, store, and manage).” 

DRM poses a dire risk to the principles at the foundation of the open movement. DRM often constitutes an unnecessary obstacle preventing access to and use of content for legitimate purposes. When used in connection with openly-licensed content, DRM does a disservice to the public: it blocks legitimate access to the content, thereby posing a threat to the universal, fundamental rights of access to knowledge, science, culture and education. We at CC will continue to advocate against it.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay33,440
  • Tháng hiện tại447,162
  • Tổng lượt truy cập37,973,986
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây