Creative Commons làm việc như thế nào, và vì sao nó xúc tác cho truy cập tới tri thức

Thứ ba - 19/11/2019 06:29
Creative Commons làm việc như thế nào, và vì sao nó xúc tác cho truy cập tới tri thức
How Creative Commons works, and why it enables access to knowledge
By Denise Rosemary Nicholson, October 31, 2019
Theo: https://theconversation.com/how-creative-commons-works-and-why-it-enables-access-to-knowledge-125895
Bài được đưa lên Internet ngày: 31/10/2019
Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở

Dự luật sửa đổi bản quyền sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài nguyên giáo dục mở.
Rào cản lớn cho việc học tập suốt đời có thể là chi phí các tài nguyên. Có các sáng kiến trên toàn cầu để thay đổi điều này, và là hữu dụng để biết cách để hợp pháp sử dụng các tài nguyên đó.
Một thỏa thuận như vậy là Creative Commons, được coi là tiêu chuẩn toàn cầu cho các giấy phép mở. Chúng đã được các chuyên gia pháp lý khắp trên thế giới viết ra và hiến tặng vào phạm vi công cộng. Thường thì điều này ở dạng số của chúng theo một giấy phép mở không có chi phí nào khác ngoài chi phí truy cập tới Internet. Những người sử dụng các tài nguyên đó có thể sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại chúng mà không có hoặc có ít các hạn chế.
Creative Commons có các nhánh quốc gia ở 43 nước. Các nhánh điều phối công việc của các thành viên riêng rẽ và các cơ sở ở bất kỳ nước nào hỗ trợ Mạng Toàn cầu Creative Commons.
Nam Phi đang trên đà tiến hành những thay đổi lớn luật bản quyền của nó. Dữ luật mới đang chờ chữ ký của Tổng thống Cyril Ramaphosa. Các giấy phép mở như Creative Commons được định nghĩa trong dự luật đó. Dự luật đó cũng nêu rằng nó: “không cấm hoặc không can thiệp các giấy phép mở hoặc việc tự nguyện hiến tặng tác phẩm vào phạm vi công cộng”.
Những thay đổi mà dự luật sẽ mang tới sẽ thúc đẩy phát triển tài nguyên giáo dục mở sẽ cung cấp truy cập tự do tới tư liệu học tập, đặc biệt tới những ai không có sự truy cập. Hoặc những ai không thể kham nổi chúng.
Các điều khoản của dự luật sẽ mở ra cánh cửa cho hàng triệu người truy cập tới các tư liệu học tập ở các định dạng khác nhau. Đổi lại, điều này có thể làm tăng tốc sự phát triển xã hội và kinh tế, giáo dục và các cơ hội sáng tạo và xúc tác cho mọi người để trở thành các công dân tích cực.
Hệ thống toàn cầu
Các giấy phép Creative Commons làm việc trong các hệ thống pháp lý khắp trên thế giới, và được đưa vào trong các luật bản quyền quốc gia. Hơn 1,6 tỷ tác phẩm mang các giấy phép Creative Commons. Chúng là sự bổ sung cho bản quyền truyền thống và không thay thế bản quyền truyền thống.
Giấy phép giải thích cho những người học rằng họ có thể sử dụng tác phẩm không mất tiền và thông báo cho họ nếu có bất kỳ hạn chế hoặc điều gì cần chú ý được làm hoặc không được làm với tác phẩm được xuất bản.
Việc sử dụng các giấy phép quốc tế được tiêu chuẩn hóa được Creative Commons ban hành giúp làm rõ những gì mọi người có thể làm với các tài nguyên tự do không mất tiền và được chia sẻ. Nó chỉ ra cách để chúng có thể được tùy biến thích nghi cho các hoàn cảnh khác nhau và thậm chí được pha trộn với các tài nguyên khác.
Là không bình thường (và không thực tế) đối với các cơ sở để tạo ra giấy phép bản quyền của riêng họ cho các tài nguyên. Việc tạo ra một giấy phép nguồn mở riêng rẽ cho các tư liệu học tập sẽ tạo ra sự lúng túng giữa những người học, các nhân viên hàn lâm và những người khác, những người không phải là các chuyên gia bản quyền và vì thế không chắc những gì có thể được làm hợp pháp với các tài nguyên đó.
Ngoài ra, các giấy phép được làm tùy ý còn có thể xung đột với các điều khoản và điều kiện của các giấy phép Creative Commons và ảnh hưởng tới cách thức tư liệu có thể được sử dụng.
Các giấy phép Creative Commons có khung pháp lý dựa vào các luật bản quyền quốc gia và được trình bày theo các phiên bản khác nhau: máy đọc được, người sử dụng đọc được và các tài liệu pháp lý.
Các giấy phép được làm tùy biến thường không có các phiên bản đó. Điều này có thể đưa ra các vấn đề liệu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào nảy sinh hay không. Điều này giải thích vì sao Creative Commons đã trở thành “tiêu chuẩn toàn cầu” cho giấy phép mở. Nó giải thích vì sao “sự nở rộ của giấy phép” (tạo ra các giấy phép bổ sung, được cá nhân hóa hoặc được làm tùy biến) nên tránh. Trong khi các tài nguyên còn chưa được phát hành để sử dụng tự do không mất tiền theo một giấy phép Creative Commons, những người sử dụng cần thận trọng không vi phạm các luật bản quyền quốc gia. Thậm chí để sao chép và chia sẻ một mẩu nhỏ tài nguyên như sách giáo khoa có bản quyền có thể vi phạm pháp luật gây ra sự trừng phát theo các luật quốc gia.
Các mệnh đề đôi khi được đưa vào trong các luật quốc gia là “sử dụng công bằng” (fair use) hoặc “làm việc công bằng” (fair dealing). Điều này cho phép bản quyền với số lượng nhỏ của tài nguyên đó, thường cho các mục đích phi lợi nhuận. Khi “sử dụng công bằng” được áp dụng, việc sao chép là có khả năng hợp pháp chỉ khi nó tuân thủ với 4 tiêu chí. Nhưng luật đó là phức tạp và các nhà xuất bản lớn có thể tìm cách truy tố mọi người vì họ tin tưởng lợi nhuận của việc xuất bản có thể bị ảnh hưởng xấu.
Làm thế nào’
Tiếp cận đơn giản nhất cho các tác giả, những người muốn chia sẻ các tài nguyên là lựa chọn một giấy phép từ các giấy phép sẵn sàng tự do trên website của Creative Commons. Một khi 1 trong 6 giấy phép được lựa chọn, một lưu ý được nêu về tài nguyên đó là trong khi bản quyền thuộc về tác giả hoặc người nắm giữ giấy phép, những người khác có thể sử dụng tài nguyên đó theo các điều kiện được nêu trong giấy phép đó.
Bất kỳ ai muốn sử dụng tài nguyên đó không cần thiết phải hỏi tác giả sự cho phép vì điều này đã được trao rồi và có thể đọc được trong giấy phép đó.
Việc tìm kiếm các tài nguyên mang giấy phép Creative Commons có thể được thực hiện bằng việc sử dụng trang tìm kiếm (Search page) cao cấp của Google. Lựa chọn cuối cùng để chọn trên trang tìm kiếm đó (“usage rights” - “các quyền sử dụng”) cho phép người sử dụng lựa chọn mức giấy phép Creative Commons nào là cần thiết, như “tự do không mất tiền để sử dụng” (free to use) hoặc “tự do không mất tiền để sử dụng, chia sẻ, sửa đổi, thậm chí thương mại hóa” (free to use, share, modify, even commercially).
Một tìm kiếm chuyên dụng cho các hình ảnh được đưa vào trên website của Creative Commons. Là quan trọng để kiểm tra bản quyền từng hạng mục để đảm bảo rằng tài nguyên đó được cấp phép sao cho nó có thể được sử dụng tự do không mất tiền.
Việc chia sẻ các tài nguyên mang giấy phép Creative Commons giúp mang lại nhiều tài nguyên giáo dục hơn cho nhiều người hơn. Điều này có thể giúp giảm các chi phí giáo dục, cải thiện các kỹ năng và cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người. Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Khối thịnh vượng chung về Học tập (CoL), ban hành các báo cáo và các tài nguyên học tập với các giấy phép Creative Commons.
Paul G. West, nhà tư vấn cao cấp về giáo dục, cũng đã đóng góp cho bài báo này.
The Copyright Amendment Bill will expedite the development of open educational resources. Shutterstock
A big barrier to lifelong learning can be the cost of resources. There are worldwide initiatives to change this, though, and it’s helpful to know how to use these resources legally.
One such arrangement is Creative Commons, considered to be the global standard for open licences. These were written by legal experts around the world and dedicated to the public domain. They enable teaching and learning resources to be made available in the public domain. This is usually in their digital form under an open licence and without cost other than the cost of access to the internet. Users of the resources may use, adapt and redistribute them with no or few restrictions.
Creative Commons has national chapters in 43 countries. Chapters coordinate the work of individual members and institutions in any country that supports the Creative Commons Global Network.
South Africa is on the cusp of making major changes to its copyright law. A new bill is waiting for the signature of President Cyril Ramaphosa. Open licences like Creative Commons are defined in the bill. The bill also states that it: “does not prohibit or otherwise interfere with open licences or voluntary dedications of a work to the public domain”.
The changes the bill will bring about will expedite the development of open educational resources that will provide free access to learning material, particularly to those who don’t have access. Or those who can’t afford them.
The bill’s provisions will open the door for millions of people to access learning materials in various formats. In turn, this could accelerate social and economic development, education and creative opportunities and enable people to become active citizens.
A global system
The Creative Commons licences work in legal systems around the world, and are framed within national copyright laws. Over 1.6 billion works carry Creative Commons licences. These are supplementary to traditional copyright and do not replace it.
The licence explains to learners that they may use the work free of charge and informs them if there are any restrictions or things to watch out for or not to do with the published work.
Using the standardised international licences issued by Creative Commons helps to clarify what people may do with the free and shareable resources. It indicates how they may be adapted to different circumstances and even be mixed with other resources.
It is unusual (and impractical) for institutions to create their own copyright licence for resources. Creating a separate open source licence for learning materials creates confusion among learners, academic staff and others who are not copyright experts and therefore cannot be sure what can be legally done with the resources.
Also, custom-made licences may conflict with the terms and conditions of Creative Commons licences and affect how material can be used.
Creative Commons licences have a legal framework based on national copyright laws and are presented in three different versions: machine-readable, user-readable and legal documents.
Custom-made licences don’t generally have these versions. This can present problems should any legal issue arise. This is why Creative Commons has become the “global standard” for open licence. It’s why “licence proliferation” (creating additional, personalised or custom-made licences) should be avoided.
Where resources have not been released for free use under a Creative Commons licence, users need to take care not to infringe national copyright laws. Even to copy and share a small piece of a resource such as a copyrighted textbook may be a legal infringement resulting in punishment under national laws.

Clauses sometimes included in a nation’s laws are “fair use” or “fair dealing”. This allows the copying of a small amount of the resource, usually for non-profit purposes. When “fair use” is applied, copying is likely to be legal only when it complies with four criteria. But the law is complex and large publishers might seek to prosecute people where they believe publishing profits may be negatively affected.
The ‘how to’
The simplest approach for authors who wish to share resources is to select a licence from those that are freely available on the Creative Commons website. Once one of the six licences is selected, a note is made on the resource that while the copyright belongs to the author or licence holder, others may use the resource under the conditions outlined in the licence.
Anyone who wants to use the resource does not need to ask the author for permission as this has already been granted and can be read in the licence.
Searching for resources that carry a Creative Commons licence can be done using the Google Advanced Search page. The last option to select on the search page (“usage rights”) allows the user to select the level of Creative Commons licence that is needed, such as “free to use” or “free to use, share, modify, even commercially”.
A specialised search for images is included on the Creative Commons website. It’s important to check the copyright on each item to ensure that the resource is licensed so that it may be freely used.
Sharing resources that carry a Creative Commons licence helps to bring more educational resources to more people. This can help to reduce costs of education, improve skills and improve lives for millions of people. Many international organisations, including the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation, the World Bank and the Commonwealth of Learning, issue reports and learning resources with Creative Commons licences.
Paul G. West, a senior educational consultant, also contributed to this article.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay18,339
  • Tháng hiện tại150,530
  • Tổng lượt truy cập37,677,354
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây