Dự thảo Tuyên bố Dubai về Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM)

Thứ ba - 03/12/2024 05:27
Dự thảo Tuyên bố Dubai về Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM)

Draft Dubai Declaration on OER

27th November 2024 | Lorna M Campbell

Theo: https://open.ed.ac.uk/draft-dubai-declaration-on-oer/

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/11/2024

Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) Thế giới lần 3 của UNESCO đã diễn ra cuối tuần trước ở Dubai. Hai hội nghị trước đó, đã được tổ chức ở Paris năm 2012, và Ljubljana năm 2017, đã dẫn đến Tuyên bố Paris về TNGDM (Paris OER Declaration) (bản dịch sang tiếng Việt) và Kế hoạch Hành động TNGDM Ljubljana (Ljubljana OER Action Plan) (bản dịch sang tiếng Việt), là tiền thân của Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO (UNESCO Recommendation on OER) (bản dịch sang tiếng Việt). Tôi may mắn tham dự Hội nghị TNGDM lần 2 ở Ljubljana cùng với đồng nghiệp của tôi ở Open Scotland Joe Wilson. Tôi không tham dự hội nghị ở Dubai, nên thú vị để xem lại kết quả đầu ra của nó, Dự thảo Tuyên bố Dubai về TNGDM (Draft Dubai Declaration on OER) (bản dịch sang tiếng Việt).

Chủ đề của hội nghị Dubai là “Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: các Giải pháp Mở và AI vì Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức”. Hàng hóa công cộng kỹ thuật số - DPG (Digital Public Goods) được Lộ trình Hợp tác Kỹ thuật số (Roadmap for Digital Cooperation) của Liên hiệp quốc định nghĩ như là

“phần mềm nguồn mở, dữ liệu mở, các mô hình AI mở, các tiêu chuẩn mở và nội dung mở gắn liền với các luật áp dụng được về quyền riêng tư và khác và các thực hành tốt nhất, không gây hại, và giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững - SDGs (Sustainable Development Goals)”.

Trong bối cảnh này TNGDM được coi là hàng hóa công cộng kỹ thuật số “hỗ trợ làm phong phú cho tài sản chung kiến thức toàn cầu”.

Ngoài các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Khuyến nghị TNGDM của UNESCO, và Lộ trình Hợp tác Kỹ thuật số, Tuyên bố Dubai cũng tham chiếu tới Cam kết 7 của Chương trình nghị sự Chung của chúng tôi: để “Cải thiện hợp tác kỹ thuật số”.

Các chủ đề chính của Tuyên bố là khai thác các cơ hội do các công nghệ mới nổi như AI và blockchain mang lại để tạo ra TNGDM mới, quản lý và lập chỉ mục TNGDM hiện có, dịch TNGDM và "đảm bảo nguồn gốc, tính toàn vẹn và việc sử dụng hợp pháp TNGDM".

Tuyên bố đưa ra các Khuyến nghị theo 5 lĩnh vực (được phân đoạn trong dự thảo):

Xây dựng năng lực

  • Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho các nhà giáo dục, người sáng tạo nội dung và những ai làm việc trong các dự án AI Tạo sinh, về bản quyền (bao gồm các ngoại lệ và giới hạn) và việc cấp phép mở, để hiểu những thách thức do các công nghệ mới nổi lên đặt ra và đảm bảo việc chia sẻ và cộng tác tôn trọng luật bản quyền.

  • Thúc đẩy sáng số cho người dùng và các nhà phát triển để tham gia vào việc sáng tạo và sử dụng có trách nhiệm các công nghệ mới nổi lên cho TNGDM.

  • Phát triển các công nghệ như ký mã hóa, tính tương hợp ngữ nghĩa, và máy học để cải thiện việc thừa nhận ghi công và khả năng phát hiện TNGDM, ví dụ, nhúng siêu dữ liệu vào TNGDM, các tiêu chuẩn sinh mã định danh, thông tin xác thực về tác giả, các cơ chế dấu thời gian và ký các gói TNGDM.

  • Ưu tiên các tác phẩm được ký số cho các kho lưu trữ TNGDM, và sử dụng chúng trong đào tạo các mô hình AI mở.

  • Các chiến lược triển khai dựa trên các quyền con người là mở, dễ tiếp cận, có sự tham gia của nhiều bên liên quan và bao gồm cả giới tính để đảm bảo tôn trọng dữ liệu do người dùng tạo ra, siêu dữ liệu, quyền riêng tư và chú ý đến các thông lệ đạo đức và tôn trọng các quy tắc bản quyền.

Chính sách

  • Môi trường chính sách nên tập trung vào việc bảo vệ và thẩm định quyền tác giả của TNGDM và các Hàng hóa Cộng cộng Kỹ thuật số khác.

  • Việc cấp phép mở nên được kết hợp vào các Điều khoản Sử dụng của các ứng dụng AI nêu rõ rằng chỉ con người mới được sử dụng việc cấp phép mở để tạo ra nội dung được cấp phép mở.

  • Hỗ trợ nhúng thông tin cấp phép của nội dung đào tạo vào đầu ra do các công cụ AI tạo ra. Khi sử dụng các tài liệu được cấp phép mở để đào tạo các mô hình AI, nội dung được tạo ra phải được cung cấp theo các giấy phép mở tương thích và ghi rõ (các) chủ sở hữu bản quyền của tài liệu đào tạo trong nội dung được tạo ra.

  • Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu trong các hệ thống thừa nhận ghi công thế hệ tiếp theo để cho phép theo dõi việc sử dụng và sử dụng lại TNGDM.

Đảm bảo quyền truy cập toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng

  • Hỗ trợ phát triển TNGDM được AI xúc tác có thể truy cập được trong các kịch bản băng thông thấp và được thiết kế để cải thiện khả năng tiếp cận của các nhóm người dễ bị tổn thương.

  • Đưa việc ký mã hóa vào trong các tiêu chí chất lượng khi sản xuất TNGDM. Nhấn mạnh mối liên hệ giữa chữ ký với danh tính thực tế của tác giả – để tạo động lực cho việc xuất bản và chống lại thông tin sai lệch.

  • Hỗ trợ việc dịch và ngữ cảnh hóa TNGDM với sự tham gia của cộng đồng những người dùng khác nhau.

  • Khuyến khích sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau vào các cộng đồng thực hành mở.

Các mô hình bền vững cho TNGDM

  • Hỗ trợ các cách tiếp cận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và phát triển TNGDM theo các nguyên tắc định hướng ROAM-X về quyền con người, tính mở, khả năng tiếp cận, sự tham gia của nhiều bên.

  • Thúc đẩy các cách tiếp cận môi trường bền vững cho hàng hóa công cộng kỹ thuật số để giảm thiểu tiêu dùng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon, nhận biết khi nào việc sử dụng các công cụ AI là không cần thiết hoặc không phù hợp.

  • Thực hành điều hành có sự tham gia, minh bạch tích cực, báo cáo công khai và kiểm soát thường xuyên đối với hệ sinh thái TNGDM hoàn chỉnh (bao gồm các khía cạnh công nghệ, pháp lý, và sư phạm) để xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan.

  • Ưu tiên hạ tầng công cộng và quan hệ đối tác công - tư, cùng lúc cũng hỗ trợ các sáng kiến của tư nhân về TNGDM có sử dụng các công nghệ mới nổi lên, gắn với các nguyên tắc hàng hóa công cộng kỹ thuật số và tính mở.

Hợp tác quốc tế

  • Thúc đẩy sử dụng các công nghệ mới nổi lên lấy con người làm trung tâm, bao gồm AI, để triển khai Khuyến nghị TNGDM của UNESCO

  • Tham gia với cộng đồng mở và các chuyên gia pháp lý về cấp phép mở và luật sở hữu trí tuệ (IP) để đảm bảo rằng các công nghệ mới nổi lên gắn với các điều khoản pháp lý và giải quyết các đòi hỏi của đa dạng các bên liên quan.

  • Phát triển các khuôn khổ đạo đức và các công nghệ mới để thúc đẩy TNGDM, bao gồm việc xác định hiệu quả hơn nguồn gốc và theo dõi các kxy thuật dựa vào AI.

  • Khuyến khích các kho lưu trữ TNGDM và nguồn nội dung để triển khai các chính sách ưu tiên các tác phẩm được ký số, và xác định cách chúng có thể được xử lý và sử dụng, bao gồm các tiêu chí cho việc đào tạo các mô hình AI.

  • Phát triển các nền tảng AI để tạo ra TNGDM gắn với Khuyến nghị TNGDM của UNESCO.

Vài suy nghĩ

Tôi rất vui mừng khi Tuyên bố nêu bật tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng số và hiểu biết về bản quyền để đảm bảo mọi người đều có thể hiểu được tác động của AI và các công nghệ mới nổi lên. Việc hỗ trợ phát triển các kỹ năng số luôn là một trong những nền tảng của Chính sách TNGDM và Dịch vụ TNGDM của Đại học Edinburgh. Cách tiếp cận của chúng tôi là trao quyền cho nhân viên và sinh viên để phát triển các kỹ năng và sự tự tin để đưa ra quyết định sáng suốt về việc tạo lập và sử dụng TNGDM và nội dung được cấp phép mở.

Tôi cũng vui mừng khi Tuyên bố công nhận tầm quan trọng của việc hỗ trợ các cộng đồng thực hành mở đa dạng, mặc dù tôi cảm thấy rằng việc hỗ trợ thực hành mở nên hỗ trợ tất cả các khuyến nghị của Tuyên bố.

Tôi hơi ngạc nhiên về việc ưu tiên chữ ký số và công nghệ mật mã và tôi lo ngại về khuyến nghị rằng chữ ký nên kết nối với danh tính trong thế giới thực của tác giả. Mặc dù cách tiếp cận này có tiềm năng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ghi nhận và xác minh, cũng như chống lại thông tin sai lệch, nhưng nó cũng có khả năng bị lạm dụng.

Thật thú vị khi nhúng siêu dữ liệu vào nội dung mở và theo dõi TNGDM đã xuất hiện trở lại. Cả hai đều là những ý tưởng tuyệt vời, nhưng không ý tưởng nào dễ triển khai. Tôi biết, tôi đã làm việc với các tiêu chuẩn siêu dữ liệu giáo dục trong nhiều năm và cũng đã quản lý một chương trình gồm các dự án theo dõi TNGDM nhỏ vào năm 2010. Một phần của vấn đề là các TNGDM là một loại tài nguyên đa dạng và theo bản chất của chúng, chúng nằm rải rác khắp Internet. Tôi không thể không cảm thấy rằng nhiều khuyến nghị trong số này giả định trước rằng TNGDM tồn tại trong các kho lưu trữ được quản lý. Trong khi một số có, thì phần lớn là không và sẽ không bao giờ có. Các dịch vụ tìm kiếm ngữ nghĩa từ lâu đã được coi là chìa khóa để cho phép tìm kiếm chéo và khám phá các tài nguyên không đồng nhất được phân phối khắp trên web, nhưng tôi không chắc đã có bao nhiêu tiến triển để biến điều này thành hiện thực.

Mặc dù tôi không ngạc nhiên khi Tuyên bố tập trung vào khả năng và thách thức của AI tạo sinh và các công nghệ mới nổi lên, tôi lo ngại rằng nó lại bỏ qua nhiều vấn đề đạo đức có vấn đề, bao gồm thiên vị thuật toán, các hoạt động lao động bóc lột và khai thác, và tác động môi trường. Tuyên bố có tham chiếu đến các nguyên tắc ROAM-X, các cách tiếp cận môi trường bền vững và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra khi nào việc sử dụng các công cụ AI là không cần thiết hoặc không phù hợp, nhưng tôi cảm thấy nó có thể tiến xa hơn nhiều. Tôi muốn thấy một số sự thừa nhận về những rủi ro khi nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới này, những rủi ro không được phân bổ đều trên toàn cầu và thay vào đó tập trung vào các phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm để đạt được các mục tiêu của Khuyến nghị TNGDM của UNESCO và các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Các nguồn

The 3rd UNESCO World OER Congress took place in Dubai last week.  The previous two congresses, held in Paris in 2012, and Ljubljana in 2017, resulted in the Paris OER Declaration and the Ljubljana OER Action Plan, which was the forerunner of the 2019 UNESCO Recommendation on OER. I was fortunate to attend the 2nd OER Congress in Ljubljana along with my Open Scotland colleague Joe Wilson. I wasn’t at the congress in Dubai, so it’s been interesting to review output, the Draft Dubai Declaration on OER.

The theme of the Dubai congress was “Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge”.  Digital public goods (DPG) are defined by the UN’s Roadmap for Digital Cooperation, as

“open-source software, open data, open AI models, open standards and open content that adhere to privacy and other applicable laws and best practices, do no harm, and help attain the sustainable digital goals (SDGs)”.

In this context open education resources are regarded as digital public goods that “support the enrichment of the global knowledge commons”.

In addition to the Sustainable Development Goals, the UNESCO Recommendation on OER, and the Road Map for Digital Cooperation, the Dubai Declaration also references Commitment 7 of Our Common Agenda: to “Improve digital cooperation”.

Key themes of the Declaration are harnessing the opportunities afforded by emerging technologies such as AI and blockchain to create new OER, curate and index existing OER, translate OER, and “ensure the provenance, integrity, and lawful use of OER”.

The Declaration outlines Recommendations in five areas (paraphrased from the draft):

Capacity Building

  • Support professional development for educators, content creators and those working on Gen AI projects, on copyright (inc. exceptions and limitations) and open licensing, to understand challenges posed by emerging technologies and ensure sharing and collaboration that respect copyright laws.

  • Promote digital literacy for users and developers to engage in the responsible creation and use of emerging technologies for OER.

  • Develop technologies such as cryptographic signing, semantic interoperability, and machine learning to improve attribution and discoverability of OER. E.g. Embedding metadata into OER, identifier generation standards, author-identity credentials, time-stamping mechanisms and signing OER packages.

  • Prioritise digitally signed works for OER repositories, and their use in the training open AI models.

  • Implement strategies grounded in human rights that are open, accessible, multistakeholder and gender inclusive to ensure respect for user generated data, metadata, privacy and attend to ethical practices and respect copyright rules.

Policy

  • Policy environments should focus on the protection and verifiability of authorship of OER and other Digital Public Goods.

  • Open licensing should be incorporated into the Terms of Use of AI applications specifying that it is only to be used by humans to generate openly licensed content.

  • Support embedding licensing information of training content in the output generated by AI tools. When open licensed materials are used to train AI models, the resulting generated content should be made available under compatible open licenses, and attribution to the copyright owner(s) of the training materials should be reflected in the generated content.

  • Encourage and support research into next generation attribution systems to enable tracing the use and re-use of OER.

Ensuring inclusive and equitable access to quality OER

  • Support the development of AI-enabled OER that is accessible in low-bandwidth scenarios and designed to enhance the accessibility of vulnerable groups.

  • Include cryptographic signing into quality criteria for the production of OER. Emphasise the connection of signatures to real-world identity of authors – to create incentives for publication and counter misinformation.

  • Support the translation and contextualisation of OER with the participation of different user communities.

  • Encourage the engagement of diverse participants in communities of open practice.

Sustainability Models for OER

  • Support approaches IPR protection & OER development driven by the ROAM-X principles of human rights, openness, accessibility, and multi-stakeholder participation.

  • Promote sustainable environmental approaches for digital public goods to minimise energy consumption and reduce the carbon footprint, recognising when the use of AI-tools is not necessary or appropriate.

  • Practice participatory governance, active transparency, public reporting and regular audits for the complete OER ecosystem (including technological, legal, and pedagogical aspects) to build trust among stakeholders.

  • Prioritise public infrastructure and public-private partnerships, while also supporting private initiatives for OER using emerging technologies, that adhere to the principles of digital public goods and openness.

International cooperation

  • Promote human centred use of emerging technologies, including AI, for the implementation of the UNESCO Recommendation on OER

  • Engage with the open community and legal experts on open licensing and IP law to ensure that emerging technologies adhere to legal terms and address the demands of diverse stakeholders.

  • Develop ethical frameworks and new technologies to promote OER, including more effective identification of provenance and tracking using AI-based techniques.

  • Encourage OER repositories and content source to implement policies that prioritize digitally signed works, and define how they may be processed and used, including criteria for the training of AI models.

  • Develop AI platforms to create and OER adhering to the UNESCO Recommendation on OER.

A few thoughts

I’m very encouraged that the Declaration highlights the importance of developing digital skills and copyright literacy to ensure everyone is able to understand the impact of AI and emerging technologies.  Supporting digital skills development has always been one of the cornerstones of the University of Edinburgh’s OER Policy and OER Service.  Our approach is to empower staff and students to develop the skills and confidence to make informed decisions about creating and using open educational resources and open licensed content.

I’m also pleased that the Declaration recognises the importance of supporting diverse communities of open practice, though I do feel that supporting open practice should underpin all the recommendations of the Declaration.

I’m a bit surprised by the prioritisaton of digital signatures and cryptographic technologies and I’m alarmed by the recommendation that signatures should connect to authors’ real-world identities.  While this approach does have the potential to address issues relating to attribution and verification, and to combat misinformation, it’s also potentially ripe for abuse.

It’s interesting that embedding metadata in open content and tracking OER have reappeared.  Both are great ideas, but neither are straightforward to implement.  I know, I worked with educational metadata standards for many years, and also managed a programme of small OER tracking projects way back on 2010. Part of the problem is that open educational resources are such a diverse class of things and, by their very nature, they are scattered all over the internet.  I can’t help feeling that many of these recommendations pre-suppose that OERs exist in curated repositories. While some do, the vast majority don’t, and never will. Semantic search services have long been seen as the key to enable cross searching and discovery of heterogenous resources distributed across the web, but I’m not sure how much progress has been made towards making this a reality.

While I’m not surprised that the Declaration focuses on the affordances and challenges of generative AI and emerging technologies, I am concerned that it rather glosses over the many problematic ethical issues, including algorithmic bias, exploitative and extractive labour practices, and environmental impact. The Declaration does reference the ROAM-X principles, sustainable environmental approaches and highlights the importance of recognising when the use of AI-tools is not necessary or appropriate, but I feel it could have gone a lot further.  I would like to have seen some acknowledgement of the risks of rapidly embracing these new technologies, risks that is not evenly distributed across the globe, and to focus instead on human centred approaches to achieve the aims of the UNESCO Recommendation on OER and the Sustainable Development Goals.

Resources

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay4,097
  • Tháng hiện tại682,828
  • Tổng lượt truy cập37,484,402
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây