Dutch Gov: ‘Our lack of knowledge hinders open source’
Submitted by Gijs Hillenius on February 18, 2016
Bài được đưa lên Internet ngày: 18/02/2016
Thiếu hiểu biết về phần mềm tự do nguồn mở đang cản trở sự triển khai của các cơ quan hành chính nhà nước Hà Lan, Bộ trưởng Khu vực Chính phủ Trung ương Stef Blok viết trong một bức thư gửi cho Hạ viện nước này. Không biết làm thế nào để làm việc với các lỗi phần mềm, là một rủi ro dịch vụ mà “nhiều tổ chức đã trải nghiệm”, bộ trưởng viết.
Những quan sát của bộ trưởng về triển khai phần mềm tự do nguồn mở của chính phủ trung ương và địa phương được đưa vào trong báo cáo tuần trước về sáng kiến của chính phủ trung ương xử trí các lỗi của các dự án CNTT-TT phạm vi rộng của chính phủ.
Trong thư, Bộ trưởng Blok trả lời cho nghị định của quốc hội của năm ngoái, kêu gọi chính phủ làm nhiều hơn để loại bỏ sự khóa trói vào nhà cung cấp CNTT.
Thực tiễn tốt nhất
Khi mua sắm các giải pháp CNTT-TT, các tổ chức của chính phủ trung ương sẽ chọn các lựa chọn thay thế bằng nguồn mở khi ngang bằng với phần mềm sở hữu độc quyền, và khi có hiệu quả về chi phí, bộ trưởng viết. Như một ví dụ ông tham chiếu tới Bộ Giáo dục, bộ này đã chuyển vài dịch vụ cốt lõi của nó sang các giải pháp nguồn mở. “Các kinh nghiệm của họ đang được chia sẻ với các bộ khác trong chính phủ trung ương”, Bộ trưởng Blok bổ sung.
Chính phủ đang trao các cơ hội bình đẳng cho các phần mềm nguồn đóng và nguồn mở, bộ trưởng khảng định. Ông bổ sung thêm rằng các quan chức mua sắm nên không cần giải thích vì sao họ chọn nguồn đóng.
Sai lầm
Bộ trưởng cảnh báo rằng, dù phần mềm nguồn mở có nghĩa là không có các chi phí giấy phép, thì vẫn có các chi phí có liên quan tới triển khai và quản lý, “và khi áp dụng, một phần mềm một lần nữa phụ thuộc vào một nhà cung cấp”.
Trường hợp sau là sai, và bộ trưởng bỏ qua điểm sống còn của nguồn mở, Thành viên của Quốc hội Astrid Oosenbrug bình luận. “Chìa khóa là tính khả thi, khả năng kiểm tra và sử dụng lại mà phần mềm nguồn mở cho phép. Điều này là quan trọng để loại bỏ sự khóa trói vào nhà cung cấp CNTT”.
A lack of understanding of free and open source software is hindering its uptake by Dutch public administrations, writes Minister for the Central Government Sector Stef Blok in a letter to the country’s House of Representatives. Not knowing how to deal with software errors, is a service risk that “multiple organisations have experienced”, the minister says.
The minister’s observations on the implementation of free and open source software by central and local government is included in last week’s report on the central government’s initiative to tackle failures of its large-scale ICT projects.
In his letter, Minister Blok responds to last year’s parliamentary resolution, calling on the government to do more to get rid of IT vendor lock-in.
Best practice
When procuring ICT solutions, central government organisations will select open source alternatives when equal to proprietary software, and when cost effective, the minister writes. As an example he refers to the Ministry for Education, which switched some of its core services to open source solutions. “Their experiences are being shared with others in the central government”, Minister Blok adds.
The government is giving closed source and open source software equal opportunities, the minister assures. He adds that procuring officers should not need to explain why they select closed source.
Mistaken
The minister warns that, although open source software means no licence fees, there are costs involved with implementation and management, “and when adapting, one is again dependent on one vendor.”
The latter is incorrect, and the minister misses the crucial point of open source, comments Member of Parliament Astrid Oosenbrug. “Key are the accountability, auditability and reuse that open source software allows. This is as important as getting rid of IT vendor lock-in.”
Dịch: Lê Trung Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...