Đa ngôn ngữ và đa dạng ngôn ngữ

Thứ năm - 25/01/2024 06:56
370387 PBYCYO 688
370387 PBYCYO 688

Designed by Freepik

Multilingualism and Linguistic diversity

Theo: https://www.unesco.org/en/multilingualism-linguistic-diversity

Thông tin và kiến thức là những yếu tố then chốt quyết định việc tạo ra của cải, chuyển đổi xã hội và phát triển con người.

Ngôn ngữ xúc tác để cung cấp thông tin và kiến thức được mã hóa trong các bối cảnh khác nhau về văn hóa xã hội, chính trị, và kinh tế. Mọi người có quyền tự do biểu đạt theo một ngôn ngữ họ lựa chọn trên Internet và trong phạm vi công cộng, như được soi rọi trong các công cụ quốc tế về quyền con người, bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được nhấn mạnh trong Khuyến nghị của UNESCO liên quan đến việc thúc đẩy và sử dụng đa ngôn ngữ cũng như tiếp cận không gian mạng (2003). Khuyến nghị 2003 là công cụ có tính chuẩn mực duy nhất khuyến khích các tổ chức quốc tế, các chính phủ, xã hội dân sự, giới hàn lâm và các tổ chức khu vực tư nhân bao gồm cả nền công nghiệp CNTT, cộng tác trong phát triển nội dung và các hệ thống đa ngôn ngữ, tạo thuận lợi cho quyền truy cập tới các mạng và hệ thống, phát triển nội dung của phạm vi công cộng, và tìm kiếm sự cân bằng công bằng giữa lợi ích của những người nắm giữ quyền và lợi ích công cộng.

Bất chấp giá trị to lớn của ngôn ngữ, hơn một nửa số ngôn ngữ có nguy cơ không được sử dụng, gây ra những tác động tàn khốc đối với sự đa dạng ngôn ngữ toàn cầu và tình hình của các cộng đồng ngôn ngữ, đặc biệt là người dân bản địa. Là một phần trong hành động thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc (A/RES/74/135), UNESCO là cơ quan dẫn đầu của Liên hợp quốc về Thập kỷ quốc tế về ngôn ngữ bản địa phối hợp với UNDESA và các cơ quan liên quan khác.

Information and knowledge are key determinants of wealth creation, social transformation and human development.

Language enables the delivery of information and knowledge coded in different sociocultural, political, and economic contexts. Everyone has the right to freedom of expression in a language of their choice on the Internet and in the public domain, as enshrined within the international human rights instruments, including the Universal Declaration of Human Rights and emphasized in the UNESCO Recommendation concerning the Promotion and Use of Multilingualism and Access to Cyberspace (2003). The 2003 Recommendation is an unique normative instrument which encourages international organizations, governments, civil society, academia and private sector organizations including IT industry, to collaborate in the development of multilingual content and systems, facilitate access to networks and systems, develop public domain content, and seek equitable balance between the interests of rights-holders and the public interest.

Despite the immense value of languages, more than half of all languages are in danger of falling into disuse, with devastating impacts for the global linguistic diversity and the situation of language communities, particularly Indigenous Peoples. As part of its action to implement the United Nations resolution (A/RES/74/135), UNESCO is the lead United Nations agency for the International Decade of Indigenous Languages in collaboration with UNDESA and other relevant agencies.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay10,331
  • Tháng hiện tại323,438
  • Tổng lượt truy cập37,850,262
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây