Định nghĩa phần cứng nguồn mở

Thứ bảy - 19/06/2021 08:12
Định nghĩa phần cứng nguồn mở

Open-source hardware definition

Theo: https://www.oshwa.org/definition/

Tuyên bố các nguyên tắc và định nghĩa phần cứng nguồn mở đã được các thành viên của ban lãnh đạo và nhóm làm việc của Hiệp hội Phần cứng Nguồn mở - OSHWA (Open Source Hardware Association) cùng với những người khác định nghĩa. Các tài liệu đó ban đầu đã được biên tập trên wiki tại freedomdefined.org, nơi bạn có thể tới xem các bên thông qua định nghĩa đó và bổ sung thêm bạn vào danh sách đó.

Tuyên bố các Nguyên tắc 1.0 của Phần cứng Nguồn Mở (OSHW)

Phần cứng nguồn mở là phần cứng mà thiết kế của nó được làm cho sẵn sàng công khai sao cho bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, sửa đổi, phân phối, chế tạo, và bán thiết kế hoặc phần cứng dựa vào thiết kế đó. Nguồn phần cứng, thiết kế từ đó nó được làm, là sẵn sàng ở định dạng được ưu tiên để sửa đổi được đối với nó. Lý tưởng, phần cứng nguồn mở sử dụng những thứ có sẵn rồi như các thành phần và tư liệu, các quy trình tiêu chuẩn, hạ tầng mở, nội dung không bị hạn chế, và các công cụ thiết kế nguồn mở để tối đa hóa khả năng của các cá nhân để chế tạo và sử dụng phần cứng. Phần cứng nguồn mở trao cho mọi người quyền tự do để kiểm soát công nghệ của họ trong khi chia sẻ kiến thức và khuyến khích thương mại thông qua trao đổi mở các thiết kế.

Định nghĩa phần cứng nguồn mở (OSHW)

Định nghĩa phần cứng nguồn mở (OSHW) 1.0 dựa vào Định nghĩa Nguồn Mở cho Phần mềm Nguồn Mở. Định nghĩa đó đã được Bruce Perens và các lập trình viên Debian tạo ra như là các Hướng dẫn Phần mềm Tự do Debian.

Giới thiệu

Phần cứng Nguồn Mở (OSHW) là khái niệm cho các chế tác hữu hình - máy móc, thiết bị, hoặc những đồ vật khác - thiết kế của nó đã được phát hành cho công chúng theo cách thức mà bất kỳ ai cũng có thể chế tạo, sửa đổi, phân phối, và sử dụng chúng. Định nghĩa này có ý định giúp cung cấp các hướng dẫn để phát triển và đánh giá các giấy phép cho Phần cứng Nguồn Mở.

Phần cứng là khác với phần mềm ở chỗ các tài nguyên vật lý phải luôn có cam kết để chế tạo ra các hàng hóa vật lý. Theo đó, những người hoặc công ty sản xuất các mặt hàng (“sản phẩm”) theo giấy phép OSHW có nghĩa vụ phải làm rõ rằng các sản phẩm đó không phải do nhà thiết kế ban đầu sản xuất, bán, bảo hành hoặc bị xử phạt nếu khác và cũng không được sử dụng bất kỳ nhãn hiệu nào thuộc sở hữu của nhà thiết kế ban đầu.

Các điều khoản phân phối Phần cứng Nguồn Mở phải tuân thủ các tiêu chí sau:

1. Tài liệu

Phần cứng phải được phát hành với tài liệu bao gồm các tệp thiết kế, và phải cho phép sửa đổi và phân phối các tệp thiết kế đó. Ở những nơi tài liệu không được cung cấp theo sản phẩm vật lý đó, phải có các phương tiện được công bố tốt để có được tài liệu này không được vượt quá chi phí tái tạo lại hợp lý, ưu tiên việc tải về được qua Internet không phải trả tiền. Tài liệu đó phải bao gồm các tệp thiết kế ở định dạng được ưu tiên cho việc tiến hành sửa đổi, ví dụ định dạng tệp của một chương trình thiết kế được máy tính trợ giúp – CAD (Computer Aided Design). Các tệp thiết kế cố tình mù mờ là không được phép. Các dạng trung gian tương tự với mã máy tính được biên dịch - như tác phẩm nghệ thuật bằng đồng sẵn sàng cho máy in từ một chương trình CAD - là không được phép thay thế. Giấy phép đó có thể yêu cầu các tệp thiết kế đó được cung cấp ở (các) định dạng mở, được làm thành tài liệu đầy đủ.

2. Phạm vi

Tài liệu cho phần cứng phải chỉ định rõ ràng phần thiết kế, nếu không phải là tất cả, đang được phát hành theo giấy phép đó.

3. Phần mềm cần thiết

Nếu thiết kế được cấp phép đòi hỏi phần mềm, nhúng hoặc khác, để hoạt động tốt và hoàn thành các chức năng cơ bản của nó, thì giấy phép đó có thể yêu cầu một trong các điều kiện sau đây được đáp ứng:

  1. Có đủ tài liệu về các giao diện sao cho nó có thể được cho là hợp lý trực tiếp để viết được phần mềm nguồn mở cho phép thiết bị đó hoạt động tốt và hoàn thành các chức năng cơ bản của nó. Ví dụ, điều này có thể bao gồm sử dụng sơ đồ đặt thời gian tín hiệu chi tiết hoặc mã giả lập để minh họa rõ ràng giao diện trong hoạt động.

  2. Phần mềm cần thiết được phát hành theo giấy phép nguồn mở được tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative) phê chuẩn.

4. Tác phẩm phái sinh

Giấy phép sẽ cho phép các sửa đổi và các tác phẩm phái sinh, và sẽ cho phép chúng được phân phối theo các điều khoản y hệt như giấy phép của tác phẩm gốc. Giấy phép đó sẽ cho phép sản xuất, bán, phân phối, và sử dụng các sản phẩm được tạo ra từ các tệp thiết kế, bản thân các tệp thiết kế, và các bản phái sinh từ chúng.

5. Phân phối tự do

Giấy phép đó sẽ không hạn chế bất kỳ bên nào khỏi việc bán hoặc cho tài liệu. Giấy phép đó sẽ không yêu cầu phí bản quyền hoặc phí khác cho việc bán như vậy. Giấy phép đó sẽ không yêu cầu bất kỳ phí bản quyền hoặc phí nào khác có liên quan tới việc bán các tác phẩm phái sinh.

6. Ghi công

Giấy phép đó có thể yêu cầu tài liệu phái sinh, và các lưu ý bản quyền có liên quan với các thiết bị, phải có thừa nhận ghi công cho những người cấp phép khi phân phối các tệp thiết kế, các sản phẩm được sản xuất, và/hoặc các bản phái sinh từ chúng. Giấy phép đó có thể yêu cầu rằng thông tin này truy cập được tới người sử dụng đầu cuối đang sử dụng thiết bị đó, nhưng sẽ không chỉ định một định dạng nhất định để hiển thị. Giấy phép đó có thể yêu cầu các tác phẩm phái sinh mang một cái tên hoặc số phiên bản khác với thiết kế ban đầu.

7. Không phân biệt đối xử đối với mọi người hoặc nhóm

Giấy phép đó phải không phân biệt đối xử chống lại bất kỳ người nào hoặc nhóm người nào.

8. Không phân biệt đối xử đối với các lĩnh vực nỗ lực

Giấy phép đó phải không hạn chế bất kỳ ai khỏi việc sử dụng tác phẩm đó (bao gồm cả phần cứng được sản xuất) trong một lĩnh vực đặc thù. Ví dụ, nó phải không hạn chế phần cứng đó khỏi việc được sử dụng trong một doanh nghiệp, hoặc khỏi việc được sử dụng trong một nghiên cứu hạt nhân.

9. Phân phối giấy phép

Các quyền được giấy phép đó trao phải áp dụng được cho tất cả mọi người mà tác phẩm đó được phân phối lại mà không cần các bên đó thực hiện một giấy phép bổ sung nào.

10. Giấy phép phải không đặc thù cho một sản phẩm

Các quyền được giấy phép đó trao phải không phụ thuộc vào tác phẩm được cấp phép khi nó là một phần của một sản phẩm nhất định. Nếu một phần được trích tách khỏi tác phẩm và được sử dụng hoặc được phân phối theo các điều khoản của giấy phép đó, tất cả các bên được phân phối giấy phép đó có các quyền như nhau như được trao cho tác phẩm gốc.

11. Giấy phép phải không hạn chế phần cứng hoặc phần mềm khác

Giấy phép đó phải không đặt ra các hạn chế lên các hạng mục khác được tổng hợp với tác phẩm được cấp phép mà không dẫn xuất từ nó. Ví dụ, giấy phép phải không khăng khăng rằng tất cả các phần cứng khác được bán với hạng mục được cấp phép đó phải là nguồn mở, cũng không khăng khăng rằng chỉ phần mềm nguồn mở mới được sử dụng bên ngoài với thiết bị đó.

12. Giấy phép phải trung lập về công nghệ

Không có điều khoản nào của giấy phép có thể được xác định dựa trên bất kỳ công nghệ riêng lẻ nào, bộ phận hoặc thành phần cụ thể, vật liệu hoặc dạng giao diện hoặc việc sử dụng của chúng.

Lời kết

Các bên ký kết định nghĩa Phần cứng Nguồn Mở này thừa nhận phong trào nguồn mở thể hiện việc chia sẻ thông tin chỉ một chiều. Chúng tôi khuyến khích và ủng hộ tất cả các dạng của tính mở và cộng tác, dù chúng có hay không phù hợp với định nghĩa này.



Tác phẩm này được cấp giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế.

The open-source hardware statement of principles and definition were developed by members of the OSHWA board and working group along with others. These documents were originally edited on the wiki at freedomdefined.org, which you can visit to see endorsements of the definition and to add your own.

Open Source Hardware (OSHW) Statement of Principles 1.0

Open source hardware is hardware whose design is made publicly available so that anyone can study, modify, distribute, make, and sell the design or hardware based on that design. The hardware’s source, the design from which it is made, is available in the preferred format for making modifications to it. Ideally, open source hardware uses readily-available components and materials, standard processes, open infrastructure, unrestricted content, and open-source design tools to maximize the ability of individuals to make and use hardware. Open source hardware gives people the freedom to control their technology while sharing knowledge and encouraging commerce through the open exchange of designs.


 

Open Source Hardware (OSHW) Definition 1.0

The Open Source Hardware (OSHW) Definition 1.0 is based on the Open Source Definition for Open Source Software. That definition was created by Bruce Perens and the Debian developers as the Debian Free Software Guidelines.

Introduction
Open Source Hardware (OSHW) is a term for tangible artifacts — machines, devices, or other physical things — whose design has been released to the public in such a way that anyone can make, modify, distribute, and use those things. This definition is intended to help provide guidelines for the development and evaluation of licenses for Open Source Hardware.

Hardware is different from software in that physical resources must always be committed for the creation of physical goods. Accordingly, persons or companies producing items (“products”) under an OSHW license have an obligation to make it clear that such products are not manufactured, sold, warrantied, or otherwise sanctioned by the original designer and also not to make use of any trademarks owned by the original designer.

The distribution terms of Open Source Hardware must comply with the following criteria:

1. Documentation

The hardware must be released with documentation including design files, and must allow modification and distribution of the design files. Where documentation is not furnished with the physical product, there must be a well-publicized means of obtaining this documentation for no more than a reasonable reproduction cost, preferably downloading via the Internet without charge. The documentation must include design files in the preferred format for making changes, for example the native file format of a CAD program. Deliberately obfuscated design files are not allowed. Intermediate forms analogous to compiled computer code — such as printer-ready copper artwork from a CAD program — are not allowed as substitutes. The license may require that the design files are provided in fully-documented, open format(s).

2. Scope

The documentation for the hardware must clearly specify what portion of the design, if not all, is being released under the license.

3. Necessary Software

If the licensed design requires software, embedded or otherwise, to operate properly and fulfill its essential functions, then the license may require that one of the following conditions are met:

a) The interfaces are sufficiently documented such that it could reasonably be considered straightforward to write open source software that allows the device to operate properly and fulfill its essential functions. For example, this may include the use of detailed signal timing diagrams or pseudocode to clearly illustrate the interface in operation.

b) The necessary software is released under an OSI-approved open source license.

4. Derived Works

The license shall allow modifications and derived works, and shall allow them to be distributed under the same terms as the license of the original work. The license shall allow for the manufacture, sale, distribution, and use of products created from the design files, the design files themselves, and derivatives thereof.

5. Free redistribution

The license shall not restrict any party from selling or giving away the project documentation. The license shall not require a royalty or other fee for such sale. The license shall not require any royalty or fee related to the sale of derived works.

6. Attribution

The license may require derived documents, and copyright notices associated with devices, to provide attribution to the licensors when distributing design files, manufactured products, and/or derivatives thereof. The license may require that this information be accessible to the end-user using the device normally, but shall not specify a specific format of display. The license may require derived works to carry a different name or version number from the original design.

7. No Discrimination Against Persons or Groups

The license must not discriminate against any person or group of persons.

8. No Discrimination Against Fields of Endeavor

The license must not restrict anyone from making use of the work (including manufactured hardware) in a specific field of endeavor. For example, it must not restrict the hardware from being used in a business, or from being used in nuclear research.

9. Distribution of License

The rights granted by the license must apply to all to whom the work is redistributed without the need for execution of an additional license by those parties.

10. License Must Not Be Specific to a Product

The rights granted by the license must not depend on the licensed work being part of a particular product. If a portion is extracted from a work and used or distributed within the terms of the license, all parties to whom that work is redistributed should have the same rights as those that are granted for the original work.

11. License Must Not Restrict Other Hardware or Software

The license must not place restrictions on other items that are aggregated with the licensed work but not derivative of it. For example, the license must not insist that all other hardware sold with the licensed item be open source, nor that only open source software be used external to the device.

12. License Must Be Technology-Neutral

No provision of the license may be predicated on any individual technology, specific part or component, material, or style of interface or use thereof.

Afterword
The signatories of this Open Source Hardware definition recognize that the open source movement represents only one way of sharing information. We encourage and support all forms of openness and collaboration, whether or not they fit this definition.

Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International License.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay6,533
  • Tháng hiện tại108,245
  • Tổng lượt truy cập31,263,717
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây