Catalog of Open Infrastructure Services (COIs)
Theo: https://investinopen.org/catalog/
Danh mục các Dịch vụ Hạ tầng Mở – COIs (Catalog of Open Infrastructure Services) là bước hướng tới việc giải quyết sự bất đối xứng về thông tin đang tồn tại trong việc hiểu biết và đánh giá các dự án hạ tầng mở. Nỗ lực này được thiết kế để mô hình hóa phương tiện tiêu chuẩn hóa thông tin về các dịch vụ hạ tầng mở cốt lõi cho các nhà hoạch định chính sách và các thành viên cộng đồng đó.
Bao gồm những gì
Danh mục đó hiện bao gồm 10 dịch vụ hạ tầng mở sau đây:
Crossref's Metadata Retrieval – Crossref (Truy xuất chéo siêu dữ liệu)
The DOI® System (Hệ thống DOI của Quỹ DOI Quốc tế)
DSpace (LYRASIS)
Jupyter Notebook (Dự án Jupyter)
Mukurtu (Đại học Bang Washington)
Open Journal Systems (Dự án Kiến thức Mở)
OSF Preprints (Trung tâm về Khoa học Mở)
Zenodo (CERN)
10 dịch vụ đó đã được lựa chọn dựa vào một dải các tiêu chí đặc thù dịch vụ như dạng dịch vụ được cung cấp, tình trạng tổ chức của nhà cung cấp dịch vụ, và tính sẵn sàng và khả năng tiếp cận thông tin cấp vốn. Các yếu tố khác được xem xét là sự đa dạng các thực hành học thuật được đại diện hoặc thể hiện sự chú ý và khả năng tạo ra thay đổi hướng tới tầm nhìn của chúng tôi về một hạ tầng bình đẳng, công bằng, và truy cập được cho tất cả mọi người. Chúng tôi có quy trình lựa chọn này được ghi chép lại thành tài liệu trước đó bao gồm các tiêu chí chính chi tiết hơn trong bài đăng trên blog này.
Tài liệu
Nguyên mẫu ban đầu của COIs đã được phát triển như một phần của dự án nghiên cứu Chi phí Hạ tầng Mở. Để có thêm thông tin về nguồn dữ liệu COI, một danh sách các câu hỏi đáp thường gặp, và thảo luận bổ sung, vui lòng đọc tài liệu COIs.
Tài liệu | Tóm tắt các phiên thông tin | Phản hồi và học hỏi ban đầu
Các bước tiếp sau
Khi chúng tôi khám phá việc mở rộng COI, mục đích của chúng tôi là tinh chỉnh đề xuất giá trị cho các nhà cấp vốn, nhà cung cấp và các bên liên quan chính khác để thiết kế các quy trình hiệu quả hơn để thu thập, xác minh và hiển thị thông tin trong khi vẫn cập nhật thông tin hiện có và mở rộng thông tin có sẵn để phục vụ tốt hơn nhu cầu của những người sử dụng COI.
Về khía cạnh này, chúng tôi đã tổ chức một khảo sát sự quan tâm giữa tháng 5 và 6/2022 đối với các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng mở, các bên có quan tâm trong việc được bổ sung vào phiên bản tiếp sau của COI - chi tiết hơn ở bài đăng trên blog này. Chúng tôi đang phân tích các kết quả khảo sát và nhằm mục đích phát hành phiên bản tiếp sau của COI vào cuối năm 2022.
Các bước tiếp sau | Tóm tắt phần Hỏi & Đáp
Thừa nhận
COIs đã được phát triển như là sự cộng tác với các lãnh đạo dự án hạ tầng mở, hỗ trợ thiết kế từ Allison McCartney, và với đầu vào từ các nhà lãnh đạo cơ sở, các nhà cấp vốn, và các chuyên gia về tính hiệu quả và đánh giá không vì lợi nhuận.
Chúng tôi cũng đặc biệt biết ơn các đồng nghiệp tham gia với (và nghiên cứu của họ) Ánh xạ Bức tranh Truyền thông Học thuật của Khảo sát năm 2019 và bibliographic scan, Scholarly Danh mục Công nghệ Truyền thông Học thuật (SComCAT), danh sách các Công cụ Xuất bản Truy cập Mở từ Radical Open Access Collective, Khung Giá trị & các Nguyên tắc và Danh mục Đánh giá từ Next Dự án Xuất bản Thư viện Thế hệ Tiếp theo, Các nguyên tắc của Hạ tầng Học thuật Mở, và 400+ Công cụ và Đổi mới sáng tạo trong Truyền thông Học thuật được Jeroen Bosman và Bianca Kramer của Thư viện Đại học Utrecht biên soạn. Các tài nguyên đó đã từng là cảm hứng cơ bản và hỗ trợ cho nghiên cứu điều tra của chúng tôi.
Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả những ai đã chia sẻ nguồn lực thời gian và sự tinh thông của họ với chúng tôi.
The Catalog of Open Infrastructure Services (COIs) is a step towards addressing the information asymmetries that exist in understanding and assessing open infrastructure projects. This effort is designed to model a means of standardizing information about core open infrastructure services for decision makers and members of the community.
The catalog currently includes the following 10 open infrastructure services:
Crossref's Metadata Retrieval (Crossref)
The DOI® System (International DOI Foundation)
DSpace (LYRASIS)
Jupyter Notebook (Project Jupyter)
Mukurtu (Washington State University)
Open Journal Systems (Public Knowledge Project)
OSF Preprints (Center for Open Science)
Zenodo (CERN)
These 10 services were selected based on a range of service-specific criteria such as the type of service provided, the organizational status of the service provider, and the availability and accessibility of funding information. Other factors considered were the diversity of scholarly practices represented or the demonstration of the intention and ability to create change towards our vision of an equitable, just, and accessible infrastructure for all. We have previously documented this selection process including key criteria in more detail in this blog post.
The initial prototype of COIs was developed as part of the Costs of Open Infrastructure research project. For more information on COI's data sources, a list of frequently asked questions, and additional discussion, please read the COIs documentation.
Documentation | Informational sessions recap | Initial feedback and learnings
As we explore expanding COIs, our intention is to refine the value proposition for funders, providers, and other key stakeholders in order to design more efficient processes to gather, verify, and display information while keeping existing information up-to-date and expanding the information available to better serve the needs of those using COIs.
To this end, we ran an interest survey between May and June 2022 for open infrastructure service providers who are interested in being added to the next release of COIs – more details in this blog post. We are analysing the results of the survey and aim to release a next version of COIs towards the end of 2022.
Next steps | Q&A sessions recap
COIs was developed as a collaboration with open infrastructure project leaders, design support from Allison McCartney, and with input from institutional leaders, funders, and experts in non-profit effectiveness and assessment.
We also are especially grateful for the colleagues involved with (and their research) the Mapping the Scholarly Communication Landscape 2019 Census and bibliographic scan, the Scholarly Communication Technology Catalogue (SComCAT), the list of Open Access Publishing Tools from the Radical Open Access Collective, the Values & Principles Framework and Assessment Checklist from the Next Generation Library Publishing Project, the Principles of Open Scholarly Infrastructure, and the 400+ Tools and Innovations in Scholarly Communication compiled by Jeroen Bosman and Bianca Kramer of Utrecht University Library. These resources have been foundational inspirations and supports for our investigations.
Our sincere thanks to all who shared their time, resources, and expertise with us.
Dịch: Lê Trung Nghĩa,
Tác giả: Nghĩa Lê Trung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...