Chính sách bắt buộc các tiêu chuẩn mở có hiệu lực từ 01/11/2012 của nước Anh - Những ví dụ cần thiết(*)

Thứ sáu - 14/12/2012 06:22


Sự lựa chọn sản phẩm được một cơ quan chính phủ thực hiện phải không ép những người sử dụng khác, các đối tác phân phối hoặc các cơ quan chính phủ phải mua cùng một sản phẩm, như các ứng dụng dựa vào web phải làm việc được tốt như nhau với một dải các trình duyệt tuân thủ các tiêu chuẩn, bất kể hệ điều hành, và không trói người sử dụng vào một trình duyệt hoặc giải pháp máy tính để bàn duy nhất”.

Các cơ quan chính phủ phải không áp đặt chi phí quá mức lên các công dân và doanh nghiệp vì những lựa chọn các tiêu chuẩn được thực hiện trong các đặc tả CNTT của chính phủ”.

Trích “Các nguyên tắc của các tiêu chuẩn mở của Vương Quốc Anh”, có hiệu lực từ 01/11/2012



Ngày 01/11/2012, Văn phòng Nội các Chínhphủ Anh đã ban hành chính sách mới, có hiệu lực ngaylập tức, bắt buộc tất cả các cơ quan chính phủ Anhphải sử dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn mở khi muasắm phần mềm và các hệ thống công nghệ thông tin(CNTT). Chính sách này có tên là: “Các nguyên tắc củacác tiêu chuẩn mở: Cho tính tương hợp của phần mềm,các định dạng dữ liệu và tài liệu trong các đặc tảCNTT của chính phủ”.

A. MỤC ĐÍCH CỦA CHÍNH SÁCH

Có rất nhiều điều được nêu ratrong chính sách này có thể là các bài học rất tốt choViệt Nam. Ngay trong phần mở đầu, tài liệu chính sáchđã nêu bật lên những mục tiêu chính, một vài trong sốcác mục tiêu đó được nêu như sau:

  1. CNTT của Chính phủ phải là mở - mở cho nhân dân và các tổ chức sử dụng các dịch vụ của Chính phủ và mở cho bất kỳ nhà cung cấp nào, bất kể kích cỡ của họ.

  2. Chính phủ hiện có nhiều nền tảng nhỏ, tách biệt hoạt động khắp các bộ không được kết nối với nhau và CNTT bị trói vào các hợp đồng nguyên khối. Chính phủ cần phải có một nền tảng cho phép chia sẻ các dữ liệu phù hợp có hiệu quả và trao cho Chính phủ sự mềm dẻo và sự lựa chọn.

  3. Chính sách này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2012. Từ ngày này các cơ quan chính phủ phải gắn vào các Nguyên tắc của các Tiêu chuẩn Mở - cho tính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và tài liệu trong các đặc tả CNTT của chính phủ.

B. PHẠM VI CỦA CHÍNH SÁCH

  1. Chính sách này và các nguyên tắc của nó áp dụng cho Chính phủ trong vai trò của một người mua sắm CNTT và các dịch vụ được phân phối từ, cho hoặc nhân danh các bộ của chính phủ trung ương, các cơ quan trực thuộc của nó, các cơ quan ngang bộ và bất kỳ cơ quan cơ quan nào khác mà có trách nhiệm đối với nó.

  2. Chính sách này mô tả các nguyên tắc cho sự lựa chọn và đặc tả các tiêu chuẩn mở có thể được triển khai trong cả các phần mềm nguồn mở (PMNM) và sở hữu độc quyền (SHĐQ). Về thông tin trong chính sách nguồn mở của Chính phủ, Văn phòng Nội các Chính phủ Anh đã đề cập tới trong một loạt các tài liệu của Bộ công cụ Mua sắm Nguồn mở đã được xuất bản vào đầu năm 2011. (Tất cả các tài liệu của Bộ công cụ này đã được dịch sang tiếng Việt và các bạn độc giả có quan tâm có thể tham khảo và tải về được).

C. HỖTRỢ CỦA CHÍNH PHỦ BẰNG CHÍNH SÁCH BẮT BUỘC CÁC TIÊUCHUẨN MỞ

Chính phủ Anh đã khẳng định rằng, bằng việc ban hànhvà triển khai các Nguyên tắc về các Tiêu chuẩn Mở chotính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệuvà tài liệu, các cơ quan chính phủ đang hỗ trợ phânphối:

  1. Một sân chơi bình đẳng cho các nhà cung cấp PMNM và SHĐQ cạnh tranh vì các hợp đồng CNTT của chính phủ

  2. Tính mềm dẻo và khả năng của chính phủ để hợp tác với các cơ quan khác, với các công dân và các doanh nghiệp được cải thiện

  3. Chi phí bền vững hơn trong các dự án CNTT của chính phủ

D. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CÁC TIÊU CHUẨNMỞ

7 nguyên tắc của các tiêu chuẩn mở là cơ sở cho đặctả các tiêu chuẩn cho tính tương hợp của phần mềm,các định dạng dữ liệu và tài liệu trong CNTT củachính phủ bao gồm:

  1. Chính phủ đặt các nhu cầu của những người sử dụng của Chính phủ ở tâm của những lựa chọn các tiêu chuẩn của Chính phủ

  2. Các tiêu chuẩn mở được lựa chọn của Chính phủ sẽ xúc tác cho các nhà cung cấp cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng

  3. Những lựa chọn các tiêu chuẩn của Chính phủ hỗ trợ cho tính mềm dẻo và sự thay đổi

  4. Chính phủ áp dụng các tiêu chuẩn mở hỗ trợ cho chi phí bền vững

  5. Các quyết định của Chính phủ về lựa chọn các tiêu chuẩn có đầy đủ thông tin

  6. Chính phủ lựa chọn các tiêu chuẩn mở bằng việc sử dụng các qui trình công bằng và minh bạch

  7. Chính phủ là công bằng và minh bạch trong đặc tả và triển khai các tiêu chuẩn mở

E. TRÌNH BÀY NỘI DUNG CỦA TỪNGNGUYÊN TẮC

Nội dung của từng nguyên tắc đượcnêu ở trên được trình bày theo một khuôn dạng gồm 3phần: (1) Tuyên bố; (2) Lý do cơ bản và (3) Ngụ ý. Dướiđây chỉ nêu lên những điểm chính, nổi bật dễ thấy,được trích dẫn từ những nội dung của từng trong số7 nguyên tắc ở trên, không phân biệt là những điểm đónằm trong phần nào của khuôn dạng. Tất cả các ví dụđi kèm theo một số nguyên tắc được đưa ra ở bêndưới chỉ là để minh họa và để người đọc dễhình dung và/hoặc so sánh chứ chúng không phải là nhữngnội dung được nêu cụ thể trong chính sách mới củaChính phủ Anh.

  1. Chính phủ đặt các nhu cầu của những người sử dụng của Chính phủ ở tâm của những lựa chọn các tiêu chuẩn của Chính phủ.

    1. Sự lựa chọn sản phẩm được một cơ quan chính phủ thực hiện phải không ép những người sử dụng khác, các đối tác phân phối hoặc các cơ quan chính phủ phải mua cùng một sản phẩm, như các ứng dụng dựa vào web phải làm việc được tốt như nhau với một dải các trình duyệt tuân thủ các tiêu chuẩn, bất kể hệ điều hành, và không trói người sử dụng vào một trình duyệt hoặc giải pháp máy tính để bàn duy nhất.

      • Ví dụ 1: Chính phủ phải không ép các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân phải mua hệ điều hành Microsoft Windows, bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office, trình duyệt web Internet Explorer và các sản phẩm của Microsoft để có khả năng làm việc được với các tài liệu - thông tin - dữ liệu mà các cơ quan Chính phủ trao đổi với nhau, với doanh nghiệp và với người dân.

      • Ví dụ 2: Chính phủ phải không ép các doanh nghiệp và người dân phải sử dụng hạ tầng khóa công khai – PKI (Public Key Infrastructure), các thẻ an ninh, các giải pháp chữ ký điện tử chỉ có thể chạy được trên các máy tính chạy hệ điều hành Windows.

      • Ví dụ 3: Chính phủ phải không được ép các cơ quan chính phủ và các nhà phân phối sử dụng tiền của những người dân đóng thuế chỉ để mua các máy tính cá nhân, cả xách tay lẫn để bàn duy nhất chỉ chạy được hệ điều hành Windows của Microsoft.

    • Ví dụ 4: Chính phủ phải không được ép các cơ quan chính phủ và các nhà phân phối sử dụng tiền của những người dân đóng thuế chỉ để mua các sản phẩm gắn với các tiêu chuẩn đóng - sở hữu độc quyền: (1) hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server; (2) máy chủ thư điện tử Microsoft Exchange Server, IBM Lotus Notes; (3) phần mềm cổng điện tử Microsoft SharePoint Server trong khi hoàn toàn có khả năng sử dụng các sản phẩm nguồn mở thay thế như (1) hệ quản trị cơ sở dữ liệu nguồn mở MySQL, PostgreSQL; (2) các máy chủ thư điện tử như Sendmail, Postfix; (3) phần mềm làm cổng điện tử và/hoặc các hệ quản trị nội dung như Liferay, Drupal, Joomla, Alfresco. Các phần mềm nguồn mở máy chủ MySQL, PostgreSQL, Sendmail, Postfix, Liferay, Drupal, Joomla, Alfresco đều là những phần mềm nằm trong “Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan tổ chức nhà nước” đi kèm theo thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009.

      1. Các cơ quan chính phủ phải không áp đặt chi phí quá mức lên các công dân và doanh nghiệp vì những lựa chọn các tiêu chuẩn được thực hiện trong các đặc tả CNTT của chính phủ.

    Các tiêu chuẩn mở được lựa chọn của Chính phủ sẽ xúc tác cho các nhà cung cấp cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng

    1. Khi chỉ định các yêu cầu CNTT cho tính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và tài liệu, các cơ quan chính phủ phải yêu cầu rằng các tiêu chuẩn mở gắn với định nghĩa được mô tả trong chính sách này được áp dụng, tuân theo nguyên tắc về sự tương đương.

      • Ví dụ 1: Theo “Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước” đi kèm với thông tư 01/2011/TT-BTTTT Ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thì các định dạng .doc (Định dạng văn bản Word của Microsoft (.doc) phiên bản Word 1997-2003) và .odt (Định dạng Open Document Text (.odt) phiên bản 1.0) là những định dạng bắt buộc sử dụng trong các cơ quan nhà nước Việt Nam. Còn với các cơ quan của Chính phủ Anh, theo chính sách mới này, thì kể từ ngày 01/11/2012 trở đi, định dạng .doc không được phép nằm trong các mua sắm phần mềm và hệ thống, vì .doc là một tiêu chuẩn định dạng đóng.

      • Ví dụ 2: Chính phủ Bồ Đào Nha trong tháng 11/2012 đã chính thức phê chuẩn tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF (với các tài liệu văn bản là .odt) là tiêu chuẩn định dạng duy nhất được phép sử dụng trong các cơ quan Chính phủ Bồ Đào Nha cho các tài liệu văn bản soạn thảo được.

        1. Bất kể chúng được thiết kế và được xây dựng trong nội bộ hay được thuê ngoài làm, các cơ quan chính phủ phải yêu cầu các giải pháp tuân thủ với các tiêu chuẩn mở, cho tính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và tài liệu, ở những nơi mà chúng tồn tại và đáp ứng được các nhu cầu chức năng, trừ phi có một lý do minh bạch và tráng kiện vì sao điều này là không phù hợp.

          • Ví dụ: Kể từ 01/11/2012, bất kỳ cơ quan chính phủ Anh nào muốn sử dụng các tiêu chuẩn định dạng tài liệu đóng .doc, phải có lý do minh bạch và tráng kiện để giải thích vì sao lại không sử dụng định dạng tài liệu .odt.

        2. Các khung công việc cho các mua sắm CNTT của chính phủ, ở những nơi áp dụng được, phải chỉ định rằng các tiêu chuẩn mở cho tính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và tài liệu phải được triển khai, tuân thủ nguyên tắc về sự tương đương, trừ phi có một nhu cầu nghiệp vụ rõ ràng vì sao một tiêu chuẩn mở là không phù hợp và một sự ngoại lệ sẽ được đồng ý.

      Những lựa chọn các tiêu chuẩn của Chính phủ hỗ trợ cho tính mềm dẻo và sự thay đổi

      1. CNTT và dữ liệu và các tiêu chuẩn của Chính phủ dựa vào đó chúng được xây dựng, là những chất xúc tác cho sự thay đổi, trao cho các dịch vụ, sự tự do để tiến hóa tuân theo những nhu cầu thay đổi, những mong đợi của người sử dụng và sự đổi mới công nghệ.

      2. Các dự án CNTT dựa vào thành phần, nhỏ hơn, đưa ra một thiết kế mềm dẻo để cho phép sự lựa chọn và xúc tác cho một sự tiến hóa của di sản CNTT của Chính phủ, hơn là những thay đổi khổng lồ đắt giá. Điều này làm giảm rủi ro bị khóa trói vào các nhà cung cấp, phần mềm, dịch vụ và hỗ trợ, hoặc vào CNTT cũ và không hiệu quả.

      Chính phủ áp dụng các tiêu chuẩn mở hỗ trợ cho chi phí bền vững

      1. Chính phủ đã triển khai các kiểm soát chi tiêu CNTT để đảm bảo rằng nó chi tiêu tiền của những người đóng thuế cẩn thận hơn và tránh đầu tư không cần thiết.

      2. Những tính toán tổng chi phí sở hữu (TCO) cho phần mềm thường xem xét các chi phí thoát ra và chuyển đổi như một phần của chi phí của giải pháp mới, khi trong thực tế điều này có thể một phần đại diện cho chi phí ẩn của sự khóa trói vào một giải pháp đang tồn tại.

        • Ví dụ 1: Kể từ ngày 01/11/2012, tất cả các dự án mới về CNTT của Chính phủ có các giải pháp phần mềm thì các nhà thầu đều phải nêu rõ chi phí để thoát ra khỏi giải pháp mà chính nhà thầu đang chào cung cấp cho các cơ quan chính phủ để (1) chuyển sang một giải pháp khác; (2) với công nghệ tương đương khác; hết bao nhiêu tiền và có thoát ra được không?

        • Ví dụ 2: Bất kỳ ai sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây của bất kỳ nhà cung cấp nào cũng phải đặt ra câu hỏi đầu tiên là: Nếu bất kỳ lúc nào tôi muốn lấy các dữ liệu của tôi trong giải pháp điện toán đám mây đang sử dụng để mang nó sang: (1) một nhà cung cấp đám mây khác; (2) với công nghệ tương đương khác; thì có được hay không? Nếu câu trả lời là KHÔNG và/hoặc với giá quá đắt thì người sử dụng không nên chui vào cái đám mây “chuyên để trói người” đó.

      Các quyết định của Chính phủ về lựa chọn các tiêu chuẩn có đầy đủ thông tin

      1. Sự lựa chọn có hiệu quả các tiêu chuẩn cho các đặc tả CNTT của chính phủ là một kết quả của việc ra quyết định có đủ thông tin và thực dụng, có tính tới những hệ lụy đối với các công dân, những người sử dụng và tài chính của chính phủ.

      2. Các tiêu chí lựa chọn cho các tiêu chuẩn mở bắt buộc trong CNTT của chính phủ phải xem xét tới những yêu cầu về an ninh và pháp lý; các nhu cầu của người sử dụng và vận hành; ngữ cảnh; hiệu quả kinh tế; tính tương hợp; hỗ trợ của thị trường; tiềm năng bị khóa trói; các tiêu chí cho các tiêu chuẩn mở và sự chín muồi. Chỉ những tiêu chuẩn mở mà được xem xét là chín muồi sẽ được cân nhắc cho áp dụng bắt buộc.

        • Ví dụ 1: Trong năm 2013, công việc trọng tâm số 1 của Trung tâm Kiểm định Phần mềm mới ra đời của Chính phủ sẽ kiểm định vấn đề an ninh của hệ điều hành Microsoft Windows với vô số các tiêu chuẩn đóng đi kèm để xem hệ điều hành này có đủ tư cách để sử dụng trong các cơ quan nhà nước hay không? Biết rằng, từ năm 2010 cho tới hết 6 tháng đầu năm 2012, hơn 1 triệu phần mềm độc hại mới được tạo ra và gia tăng liên tục sau mỗi 6 tháng, trong đó số lượng các phần mềm độc hại được viết cho hệ điều hành Microsoft Windows cũng tăng liên tục sau mỗi 6 tháng, chiếm từ 99.4% vào 6 tháng đầu năm 2010 cho tới 99.8% vào 6 tháng đầu năm 2012, theo 5 báo cáo liên tục của công ty an ninh Đức là G-Data.

          • Ví dụ 2: Kể từ 01/01/2013, tất cả 100% các máy tính mới được mua trong các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước để sử dụng làm các máy tính để bàn - xách tay cá nhân sẽ mặc định được cài đặt hệ điều hành GNU/Linux để sử dụng để tránh các vấn đề an ninh của hệ điều hành Microsoft Windows với vô số các tiêu chuẩn đóng đi kèm, tránh việc trở thành các vật trung gian gây lây nhiễm các phần mềm độc hại cho các hệ thống máy tính khác, biết rằng, hiện đang có những phần mềm độc hại tinh vi do nhà nước bảo trợ, mặc định chỉ chạy được trên hệ điều hành Windows như Stuxnet - Duqu - Flame - Gausse, có khả năng không chỉ gián điệp thông tin, mà còn phá hoại các cơ sở hạ tầng sống còn của mọi quốc gia như điện/nước/giao thông/dầu/khí/nguyên tử/..., trong khi các phần mềm diệt virus lại không có khă năng phát hiện ra chúng.

            • Ví dụ 3: Kể từ 01/01/2013, đối với 100% các phần mềm và giải pháp nghiệp vụ mới được xây dựng từ đầu cho các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, các nhà thầu cung cấp phần mềm phải có phiên bản chạy được trên các máy chủ, máy trạm có cài đặt hệ điều hành GNU/Linux để tránh việc chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows với những phần mềm độc hại mặc định và dành riêng cho hệ điều hành Microsoft Windows như Enfal, có khả năng kiểm soát hoàn toàn các hệ thống bị lây nhiễm (một hệ thống bị lây nhiễm có thể kết nối tới hơn 1 máy chủ), vào cuối năm 2011 đã tấn công các hệ thống máy tính tại 33 quốc gia, trong đó Việt Nam đứng số 1 thế giới với 394 hệ thống trong tổng số 874 hệ thống bị lây nhiễm trên toàn thế giới (chiếm 45% tổng số các hệ thống bị lây nhiễm trên toàn thế giới). Bằng cách này, các tin tặc có thể lấy toàn bộ các thông tin - dữ liệu trong các hệ thống bị lây nhiễm đó.

            1. Chính phủ lựa chọn các tiêu chuẩn mở bằng việc sử dụng các qui trình công bằng và minh bạch

              1. Qui trình lựa chọn và áp dụng cho các tiêu chuẩn mở và các hồ sơ dựa vào các tiêu chuẩn mở trong CNTT của chính phủ là minh bạch, cung cấp cơ hội để thách thức và cho phép sự cam kết tham gia với các chuyên gia về các vấn đề theo chủ đề.

              2. Các qui trình lựa chọn và cam kết minh bạch cho các tiêu chuẩn sử dụng trong CNTT của chính phủ mở cửa cho một tài sản khổng lồ của sự triển khai và tri thức dựa vào những người sử dụng giúp Chính phủ đạt được quyết định đúng đắn.

              3. Sự minh bạch cho phép các cơ quan chính phủ có sự đối thoại 2 chiều với những người sử dụng và các nhà cung cấp các dịch vụ của chính phủ và các chuyên gia phát triển và triển khai các tiêu chuẩn.

            Chính phủ là công bằng và minh bạch trong đặc tả và triển khai các tiêu chuẩn mở

            1. CNTT của chính phủ như mua sắm, các đặc tả, các kế hoạch triển khai và những miễn trừ được đồng ý từ chính sách của các tiêu chuẩn mở là minh bạch, cung cấp cơ hội để thách thức.

            2. Các cơ quan chính phủ phải cung cấp công khai thông tin sẵn có về việc điều chỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn mở bắt buộc cho tính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và tài liệu. Các kế hoạch triển khai cho sự quá độ sang các tiêu chuẩn mở hoặc các hồ sơ tiêu chuẩn mở, bên trong một khung thời gian đặc thù, phải được xuất bản.

            3. Tất cả những miễn trừ được đồng ý đối với chính sách về các tiêu chuẩn mở phải được xuất bản, chi tiết hóa các tiêu chuẩn được chỉ định và các lý do được miễn trừ, trừ phi có những cân nhắc về an ninh quốc gia ngăn trở điều này.

            4. Ngoài những lý do vì an ninh quốc gia, những mở rộng hoặc những khác biệt cơ bản của chính phủ đối với các tiêu chuẩn mở cho tính tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và tài liệu tự bản thân chúng phải được làm cho sẵn sàng theo một giấy phép mở và được chia sẻ một cách công khai để cho phép những người khác xây dựng dựa trên chúng.

            5. Các chiến lược quản lý sự thoát ra sẽ được phát triển như một phần của những mở rộng ngoại lệ cho các hợp đồng CNTT hoặc các giải pháp đã có từ trước, hoặc trong sự chuẩn bị cho một dự án kỹ thuật làm tươi lại, phải được xuất bản, mô tả các tiêu chuẩn đang tồn tại được sử dụng và sự quá độ sang các tiêu chuẩn mở và các tiêu chuẩn mở bắt buộc, trừ phi chúng là bí mật vì những lý do an ninh.

            6. Qui trình đấu thầu đối với các hợp đồng CNTT phải là minh bạch và tài liệu phải được xuất bản trực tuyến thông qua dịch vụ Tìm kiếm các Hợp đồng.

            F. TIÊU CHUẨN MỞ - ĐỊNH NGHĨA

            Các tiêu chuẩn mở cho tính tương hợp của phần mềm,các định dạng dữ liệu và tài liệu, thể hiện tấtcả các tiêu chí sau, được xem là nhất quán với chínhsách này:

            1. Sự cộng tác - tiêu chuẩn được duy trì thông qua một qui trình ra quyết định cộng tác là đồng thuận dựa trên và độc lập với bất kỳ nhà cung cấp riêng rẽ nào. Sự tham gia trong phát triển và duy trì của tiêu chuẩn đó là truy cập được tới tất cả các bên có quan tâm.

            2. Sự minh bạch - Qui trình ra quyết định là minh bạch và một sự rà soát lại truy cập được công khai của các chuyên gia về vấn đề theo chủ đề là một phần của qui trình đó.

            3. Qui trình đúng - Tiêu chuẩn được một cơ quan đặc tả hoặc tiêu chuẩn hóa, hoặc một diễn đàn hoặc nhóm phê chuẩn với một qui trình đóng góp ý kiến phản hồi và phê chuẩn để đảm bảo chất lượng.

            4. Truy cập công bằng - Tiêu chuẩn được xuất bản, được làm thành tài liệu kỹ càng và sẵn có công khai ở chi phí bằng 0 hoặc thấp.

            5. Hỗ trợ của thị trường - Ngoại trừ trong ngữ cảnh của việc tạo những giải pháp đổi mới, tiêu chuẩn là chín muồi, được thị trường hỗ trợ và thể hiện sự độc lập với nền tảng, ứng dụng và nhà cung cấp.

            6. Các quyền - các quyền cơ bản cho triển khai tiêu chuẩn, và cho việc giao diện với các triển khai khác đã áp dụng tiêu chuẩn y hệt, được cấp phép trên cơ sở tự do về phí bản quyền mà tương thích với cả các giải pháp được cấp phép nguồn mở và sở hữu độc quyền. Các quyền đó sẽ là không thể hủy bỏ trừ phi có một vi phạm các điều kiện giấy phép.

            THAY CHO LỜI KẾT

            Để có thể ban hành được chính sáchnày, Văn phòng Nội các Chính phủ Anh đã phải trải quamột giai đoạn tư vấn công khai nhiều tháng để thu thậpcác ý kiến phản hồi, các quan điểm khác nhau về hàngloạt các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn mở thôngqua nhiều con đường khác nhau, một cách công khai, minhbạch. Chính vì vậy, hàng loạt các tài liệu có liênquan tới việc ban hành chính sách này cũng đãđược chuẩn bị và đã được xuất bản để giảithích cho tất cả các vấn đề có liên quan cho bất kỳai có quan tâm, thậm chí là chuẩn bị sẵn để đấutranh tại tòa án, nếubất kỳ thế lực nào muốn chống đối bằng việc kiệntụng.

            Từ số này trở đi, Tin học & Đờisống sẽ liên tục gửi tới các quý độc giả tất cảnhững thông tin có liên quan một cách đầy đủ nhất cóthể về chính sách mới này với hy vọng để các bạnđộc giả có được sự hiểu biết tốt nhất về nókhi thảo luận, xem xét, xây dựng và áp dụng chính sáchmua sắm CNTT tại Việt Nam vì lợi ích của mọi ngườidân, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ, chứ khôngphải vì lợi ích của một nhóm bất kỳ nào.

            Lê Trung Nghĩa

            letrungnghia.foss@gmail.com

            (*): Tít bài do tòa soạn đặt.

            Bài đăng trên tạp chỉ Tin học &Đời sống, số tháng 12/2012, trang 55-59.

            Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

            Click để đánh giá bài viết

              Ý kiến bạn đọc

            Những tin mới hơn

            Những tin cũ hơn

            Về Blog này

            Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

            Bài đọc nhiều nhất trong năm
            Thăm dò ý kiến

            Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

            Thống kê truy cập
            • Đang truy cập138
            • Hôm nay19,698
            • Tháng hiện tại592,560
            • Tổng lượt truy cập37,394,134
            Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây