3.1 Thiết kế và thuật ngữ của giấy phép

Thứ hai - 08/04/2024 19:44
3.1 Thiết kế và thuật ngữ của giấy phép

3.1 License Design and Terminology

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/3-1-license-design-and-terminology/

Bạn đã “nói được CC” chưa? Bài học này bao gồm các từ viết tắt, thuật ngữ và ký hiệu được sử dụng liên quan đến các công cụ của Creative Commons, cũng như một số điều quan trọng cần biết về cách các giấy phép được thiết kế như thế nào.

Kết quả học tập

  • Phân biệt được ý nghĩa của các biểu tượng CC khác nhau

  • Xác định các lớp và các yếu tố khác nhau của các giấy phép và công cụ CC

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Vì hầu hết chúng ta không phải là luật sư, chúng ta cần biết gì về tính hợp pháp để sử dụng các giấy phép CC đúng cách?

Các công cụ pháp lý của Creative Commons được thiết kế để mọi người có thể tiếp cận dễ dàng nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo tính pháp lý.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Bạn đã bao giờ gặp một hình ảnh Flickr được cấp phép CC mà bạn thực sự thích nhưng lại ngại sử dụng vì bạn không chắc chắn về các điều khoản và điều kiện pháp lý? Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng vì không hiểu cách quyết định sử dụng công cụ pháp lý CC nào cho công việc của mình chưa?

Có được kiến thức cơ bản

Bản quyền hoạt động theo mặc định theo cách tiếp cận “Tất cả các quyền được giữ lại” (All Rights Reserved). Giấy phép Creative Commons hoạt động theo luật bản quyền, nhưng chúng sử dụng cách tiếp cận “Một số quyền được giữ lại” (Some Rights Reserved). Mặc dù có một số tùy chọn giấy phép CC khác nhau, nhưng tất cả chúng đều cấp phép công khai để sử dụng tác phẩm theo các điều kiện nhất định được tiêu chuẩn hóa. Miễn là bạn tuân theo các điều kiện đó và điều khoản cấp phép không bị vi phạm thì giấy phép sẽ cấp các quyền đó trong suốt thời hạn của bản quyền cơ bản. Đây là điều chúng tôi muốn nói khi nói các giấy phép CC hoạt động dựa trên bản quyền, không phải thay vì bản quyền. Giấy phép Creative Commons hoạt động theo luật bản quyền, nhưng chúng sử dụng cách tiếp cận “bảo lưu một số quyền”. Mặc dù có một số tùy chọn giấy phép CC khác nhau, nhưng tất cả chúng đều cấp phép công khai để sử dụng tác phẩm theo các điều kiện tiêu chuẩn nhất định. Miễn là bạn tuân theo các điều kiện đó và điều khoản cấp phép không bị vi phạm thì giấy phép sẽ cấp các quyền đó trong suốt thời hạn của bản quyền cơ bản. Đây là điều chúng tôi muốn nói khi nói các giấy phép CC hoạt động dựa trên bản quyền, không phải thay vì bản quyền.

Các giấy phép đã được thiết kế để trở thành một giải pháp miễn phí, tự nguyện cho các nhà sáng tạo nào muốn trao quyền trước một cách công khai để sử dụng các tác phẩm của họ. Mặc dù chúng là những công cụ có hiệu lực pháp lý nhưng chúng được thiết kế theo cách nhằm giúp những người không phải là luật sư có thể tiếp cận chúng.

Các giấy phép được xây dựng bằng việc sử dụng thiết kế 3 lớp.

  1. Mã pháp lý (Legal Code) là lớp cơ bản. Lớp này có các điều khoản và điều kiện “luật sư có thể đọc được” (Lawyer-Readable), có hiệu lực pháp lý tại tòa. Hãy dành một phút và ngó qua mã pháp lý của CC BY để thấy cách nó được xây dựng. Bạn có thể thấy các yêu cầu ghi công được liệt kê chứ?

  2. Chứng thư chung (commons deeds) là lớp giấy phép được biết đến nhiều nhất. Đây là những trang web trình bày các điều khoản cấp phép chính theo cái gọi là các điều khoản “con người có thể đọc được” (Human-Readable). Các văn bản không có hiệu lực thi hành về mặt pháp lý mà thay vào đó tóm tắt mã pháp lý. Hãy dành chút thời gian để khám phá các chứng thư của CC BYCC BY-NC-ND và xác định chúng khác nhau như thế nào. Bạn có thể tìm thấy các liên kết đến mã pháp lý từ mỗi chứng thư không?

  3. Lớp cuối cùng của thiết kế giấy phép thừa nhận rằng phần mềm đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập, sao chép, khám phá và phân phối các tác phẩm. Để giúp các trang web và dịch vụ web dễ dàng biết khi nào một tác phẩm là sẵn sàng theo một giấy phép Creative Commons, chúng tôi cung cấp một phiên bản giấy phép “máy có thể đọc được” (“machine readable” version of the license) — một bản tóm tắt các quyền tự do chính được cấp và các nghĩa vụ được áp đặt được viết thành định dạng mà các ứng dụng, công cụ tìm kiếm và các loại công nghệ khác có thể hiểu được. Chúng tôi đã phát triển một cách thức được tiêu chuẩn hóa để mô tả các giấy phép mà phần mềm có thể hiểu được gọi là Ngôn ngữ Thể hiện Quyền CC - CC REL (CC Rights Expression Language) để thực hiện điều này. Khi siêu dữ liệu này được gắn vào các tác phẩm được cấp phép CC, ai đó đang tìm kiếm tác phẩm được cấp phép CC bằng công cụ tìm kiếm (ví dụ: tìm kiếm nâng cao của Google) có thể dễ dàng hơn khám phá các tác phẩm được cấp phép CC.

Ví dụ về mã “máy có thể đọc được” từ Bộ chọn Giấy phép Creative Commons (Creative Commons Licence Chooser). CC BY 4.0

Cơ bản về giấy phép CC

Tất cả các giấy phép Creative Commons đều có nhiều tính năng quan trọng chung. Mọi giấy phép CC đều đảm bảo người cấp phép nhận được sự thừa nhận ghi công cho tác phẩm của họ. Giấy phép CC hoạt động trên khắp thế giới và tồn tại chừng nào bản quyền hiện hành còn tồn tại (vì chúng được xây dựng dựa trên bản quyền) và miễn là người dùng tuân theo các điều khoản và điều kiện của giấy phép. Ở mức tối thiểu, mọi giấy phép đều giúp chủ sở hữu các quyền (chúng tôi gọi họ là “người cấp phép” khi họ sử dụng các công cụ CC) giữ bản quyền trong khi cho phép người khác sao chép và phân phối tác phẩm của họ ở dạng chưa được chỉnh sửa cho các mục đích phi thương mại. Các tính năng chung này là cơ bản, dựa trên đó người cấp phép có thể chọn cấp các quyền bổ sung khi quyết định cách họ muốn tác phẩm của họ[1] được sử dụng.

Lưu ý các độc giả: Suốt toàn bộ nội dung Chứng chỉ CC, vui lòng giả định rằng tất cả các mô tả về các giấy phép đều đề cập đến phiên bản mới nhất của bộ giấy phép CC, Phiên bản 4.0, trừ khi có ghi chú khác. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các phiên bản khác nhau trong Phần 3.4.

Các lựa chọn cho người cấp phép

Tất cả các giấy phép Creative Commons đều được cấu trúc để cấp cho người sử dụng quyền thực hiện nhiều mục đích sử dụng khác nhau miễn là người sử dụng tuân thủ các điều kiện trong các giấy phép đó. Điều kiện cơ bản trong tất cả các giấy phép là người sử dụng phải thừa nhận ghi công cho người cấp phép và một số thông tin nhất định khác, chẳng hạn như nơi có thể tìm thấy tác phẩm gốc.

Người cấp phép CC đưa ra một vài quyết định đơn giản trên con đường chọn giấy phép. Đầu tiên, người cấp phép xác định xem họ có muốn cho phép sử dụng thương mại hay không. Thứ hai, người cấp phép xác định xem họ có muốn cho phép các tác phẩm phái sinh hay không (còn được gọi là bản tùy chỉnh). Chúng ta sẽ giải quyết các tác phẩm phái sinh ở Bài 4.

Cuối cùng, nếu người cấp phép quyết định cho phép các tác phẩm phái sinh, họ cũng có thể chọn yêu cầu bất kỳ ai sử dụng tác phẩm đó — chúng tôi gọi họ là người được cấp phép — cung cấp tác phẩm mới của họ theo cùng điều khoản cấp phép. Đây chính là ý nghĩa của “Chia sẻ tương tự” và nó là một trong những cơ chế giúp cho các nội dung được cấp phép CC tăng trưởng theo thời gian. ShareAlike được lấy cảm hứng từ Giấy phép Công cộng GNU (GNU General Public License), được nhiều dự án phần mềm tự do nguồn mở sử dụng.

Các thành phần giấy phép khác nhau này có các biểu tượng trực quan tượng trưng.


Biểu tượng này tượng trưng cho Ghi công (Attribution) hoặc “BY”, điều có nghĩa là dạng thừa nhận ghi công cụ thể được đưa ra cho người sáng tạo của tác phẩm. Tất cả các giấy phép CC đều có điều kiện này.


Biểu tượng này tượng trưng cho Phi Thương mại (NonCommercial) hoặc “NC”, điều có nghĩa là tác phẩm chỉ sẵn sàng để sử dụng không nhằm mục đích thu lợi thương mại. Có 3 giấy phép CC có hạn chế này.


Biểu tượng này tượng trưng cho Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) hoặc “SA”, điều có nghĩa là các bản tùy chỉnh dựa trên tác phẩm này phải được cấp phép theo giấy phép y hệt. Có 2 giấy phép CC có điều kiện này.


Biểu tượng này tượng trưng cho Không có Phái sinh (NoDerivatives) hoặc “ND”, điều có nghĩa là những người sử dụng lại không thể chia sẻ các bản tùy chỉnh của tác phẩm này. Có 2 giấy phép CC có hạn chế này.

Khi kết hợp lại, các biểu tượng này thể hiện 6 tùy chọn giấy phép CC. Các biểu tượng cũng được nhúng trong “núm cấp phép”, mỗi núm đại diện cho một loại giấy phép CC cụ thể. Phần 3.3 khám phá sự kết hợp một cách chi tiết.

Các công cụ phạm vi công cộng

Ngoài bộ các giấy phép CC, CC cũng có 2 công cụ phạm vi công cộng được trình bày với các biểu tượng ở bên dưới. Các công cụ phạm vi công cộng đó không tương đương với các giấy phép:

CC0 cho phép những người sáng tạo hiến tặng các tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng toàn cầu ở mức độ lớn nhất có thể. Lưu ý là vài quyền tài phán không cho phép các nhà sáng tạo hiến tặng các tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng, nên CC0 có các cơ chế pháp lý khác để giúp làm việc với tình huống này khi áp dụng. Bạn cũng có thể thấy công cụ này đang được các viện bảo tàng, thư viện hoặc kho lưu trữ sử dụng. Điều này không có nghĩa họ đòi bản quyền đối với các tác phẩm đó, mà thay vào đó họ khước từ tất cả các quyền họ có thể có trong các quyền tài phán khác đối với các bản sao các tác phẩm đó. (Nhiều thông tin hơn về các cơ chế và phạm vi pháp lý của CC0 trong Phần 3.3).

Dấu Phạm vi Công cộng (The Public Domain Mark) là nhãn được sử dụng để đánh dấu các tác phẩm được biết là không còn tất cả các hạn chế về bản quyền. Không giống như CC0, dấu phạm vi công cộng không có hiệu ứng pháp lý khi được áp dụng cho một tác phẩm. Nó chỉ phục vụ như một nhãn để thông báo cho công chúng về tình trạng phạm vi công cộng của một tác phẩm và thường được các viện bảo tàng, thư viện, và kho lưu trữ sử dụng khi làm việc với các tác phẩm rất cũ rồi. Không giống như các giấy phép CC và CC0 yêu cầu chủ giấy phép phải áp dụng giấy phép, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng dấu phạm vi công cộng cho một tác phẩm được biết là thuộc phạm vi công cộng.

Các lưu ý cuối cùng

Có một lộ trình học tập đối với một số thuật ngữ và kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của các công cụ pháp lý CC. Nhưng như bạn đã biết, nó ít đáng sợ hơn vẻ ngoài của nó! Bây giờ bạn đã hiểu cách “nói được CC” và biết một số nguyên tắc cơ bản về thiết kế giấy phép CC, bạn đang trên đường trở nên thông thạo về cấp phép CC.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Học thêm về Chính sách Thương hiệu của Creative Commons (Creative Commons Trademark Policy).

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

 

Do you “speak CC” yet? This lesson covers the acronyms, terms, and symbols used in connection with Creative Commons’ tools, as well as some key things to know about how the licenses were designed.

Learning Outcomes

  • Differentiate the meaning of different CC icons

  • Identify the different layers and elements of CC licenses and tools

Big Question / Why It Matters

Given that most of us are not lawyers, what do we need to know about the legalities in order to use the CC licenses properly?

Creative Commons’ legal tools were designed to be as accessible to everyone as possible while still being legally robust.

Personal Reflection / Why It Matters to You

Have you ever come across a CC licensed Flickr image that you really liked but were afraid to use because you weren’t sure of the legal terms and conditions? Have you ever been frustrated because you didn’t understand how to decide which of the CC legal tools to use for your own work?

Acquiring Essential Knowledge

Copyright operates by default under an “all rights reserved” approach. Creative Commons licenses function within copyright law, but they use a “some rights reserved” approach. While there are several different CC license options, all of them grant the public permission to use the works under certain standardized conditions. As long as you follow those conditions and the license terms are not violated, the licenses grant those permissions for the duration of the underlying copyright. This is what we mean when we say CC licenses work on top of copyright, not instead of copyright.

The licenses were designed to be a free, voluntary solution for creators who want to grant the public up-front permissions to use their works. Although they are legally enforceable tools, they were designed in a way that was intended to make them accessible to non-lawyers.

The licenses are built using a three layer design.

  1. The legal code is the base layer. This contains the “lawyer-readable” terms and conditions that are legally enforceable in court. Take a minute and scan through the legal code of CC BY to see how it is structured. Can you find where the attribution requirements are listed?

  2. The commons deeds are the most well-known layer of the licenses. These are the web pages that lay out the key license terms in so-called “human-readable” terms. The deeds are not legally enforceable but instead summarize the legal code. Take some time to explore the deeds for CC BY and CC BY-NC-ND and identify how they differ. Can you find the links to the legal code from each deed?

  3. The final layer of the license design recognizes that software plays a critical role in the creation, copying, discovery, and distribution of works. In order to make it easy for websites and web services to know when a work is available under a Creative Commons license, we provide a “machine readable” version of the license—a summary of the key freedoms granted and obligations imposed written into a format that applications, search engines, and other kinds of technology can understand. We developed a standardized way to describe licenses that software can understand called CC Rights Expression Language (CC REL) to accomplish this. When this metadata is attached to CC licensed works, someone searching for a CC licensed work using a search engine (e.g., Google advanced search) can more easily discover CC licensed works.

Example of “machine readable” code from Creative Commons Licence Chooser. CC BY 4.0

CC license basics

All Creative Commons licenses have many important features in common. Every CC license ensures licensors get credit for their work. CC licenses work around the world and last as long as applicable copyright lasts (because they are built on copyright) and as long as the user follows the terms and conditions of the license. At a minimum, every license helps rights holders (we call them “licensors” when they use CC tools) retain copyright while allowing others to copy and distribute their work in unadapted form for noncommercial purposes. These common features serve as the baseline, on top of which licensors can choose to grant additional permissions when deciding how they want their work to be used[1].

Note for readers: Throughout all of the CC Certificate content, please assume all descriptions of the licenses refer to the most recent version of the CC license suite, Version 4.0, unless otherwise noted. You will learn more about the different versions in Section 3.4.

Choices for the Licensor

All Creative Commons licenses are structured to give users permission to make a wide range of uses as long as users comply with the conditions in the licenses. The basic condition in all of the licenses is that users have to provide credit to the licensors and certain other information, such as where the original work may be found.

CC licensors make a few simple decisions on the path to choosing a license. First, licensors determine if they want to allow commercial use. Second, licensors determine if they want to allow derivative works (also known as adaptations). We’ll address derivative works in Unit 4.

Finally, if licensors decide to allow derivative works, they may also choose to require that anyone who uses the works—we call them licensees—make their new work available under the same license terms. This is what is meant by “ShareAlike” and it is one of the mechanisms that helps the digital commons of CC licensed content grow over time. ShareAlike is inspired by the GNU General Public License, used by many free and open source software projects.

These different license elements are symbolized by visual icons.

This symbol stands for Attribution or “BY,” which means a specific form of credit is given to the creator of a work. All of the CC licenses include this condition.

This symbol stands for NonCommercial or “NC,” which means the work is only available for uses that do not intend commercial gain. Three of the CC licenses include this restriction.

This symbol stands for ShareAlike or “SA,” which means that adaptations based on this work must be licensed under the same license. Two of the CC licenses include this condition.

This symbol stands for NoDerivatives or “ND,” which means reusers cannot share adaptations of the work. Two of the CC licenses include this restriction.

When combined, these icons represent the six CC license options. The icons are also embedded in the “license buttons,” which each represent a particular CC license type. Section 3.3 explores the combinations in detail.

Public domain tools

In addition to the CC license suite, CC also has two public domain tools represented by the icons below. These public domain tools are not equivalent to licenses:

CC0 enables creators to dedicate their works to the worldwide public domain to the greatest extent possible. Note that some jurisdictions do not allow creators to dedicate their works to the public domain, so CC0 has other legal mechanisms included to help deal with this situation where it applies. You might also see this tool being used by museums, libraries or archives. This doesn’t mean they are claiming copyright over those works, but rather they are waiving all possible rights they might have in other jurisdictions to the reproductions of those works. (More on CC0 legal mechanisms and scope in Section 3.3.)

The Public Domain Mark is a label used to mark works known to be free of all copyright restrictions. Unlike CC0, the Public Domain Mark has no legal effect when applied to a work. It serves only as a label to inform the public about the public domain status of a work and is often used by museums, libraries, and archives working with very old works. Unlike CC licenses and CC0, which require the license holder to apply the license, anyone can apply the Public Domain Mark to a work known to be in the public domain.

Final remarks

There is a learning curve to some of the terminology and basics about how CC legal tools work. But as you now know, it is far less intimidating than it looks! Now that you understand how to “speak CC” and know some of the fundamentals about CC license design, you are well on your way to becoming versed in CC licensing.

  1. Learn more about the Creative Commons Trademark Policy.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Provided by: Creative Commons. License: CC BY: Attribution

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay31,709
  • Tháng hiện tại656,956
  • Tổng lượt truy cập36,715,549
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây