3.3 Các dạng giấy phép

Thứ tư - 10/04/2024 05:51
3.3 Các dạng giấy phép

3.3 License Types

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/3-3-license-types/

Có 6 giấy phép CC khác nhau, được thiết kế để giúp dàn xếp các nhu cầu đa dạng của các nhà sáng tạo trong khi vẫn sử dụng các điều khoản đơn giản, được tiêu chuẩn hóa.

Kết quả học tập

  • Giải thích bộ các giấy phép CC

  • Mô tả các yếu tố giấy phép CC khác nhau

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Vì sao lại có nhiều giấy phép Creative Commons khác nhau đến thế?

Không có giấy phép Creative Commons duy nhất. Bộ các giấy phép CC (bao gồm 6 giấy phép CC) và công cụ hiến tặng vào phạm vi công cộng CC0 cung cấp cho các nhà sáng tạo một loạt các lựa chọn. Trước nhất, tất cả các lựa chọn đó có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng khi bạn đào sâu vào các lựa chọn đó, bạn sẽ nhận ra phổ các lựa chọn đó khá là đơn giản.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Hãy nghĩ về một mẩu tác phẩm sáng tạo hoặc học thuật bạn đã làm mà bạn đặc biệt tự hào về nó. Nếu bạn chia sẻ tác phẩm đó với những người khác, bạn có đồng ý để họ tùy chỉnh nó hoặc sử dụng nó cho mục đích thương mại không? Vì sao có/vì sao không?

Có được kiến thức cơ bản

Các giấy phép Creative Commons là các công cụ được tiêu chuẩn hóa, nhưng một phần tầm nhìn đó là để cung cấp một loạt các lựa chọn cho các nhà sáng tạo nào có quan tâm đến việc chia sẻ các tác phẩm của họ với công chúng thay vì giữ lại tất cả các quyền theo bản quyền.

Bốn yếu tố giấy phép - BY, SA, NC, và ND - kết hợp để tạo thành sáu lựa chọn giấy phép khác nhau.

Tất cả các giấy phép đều bao gồm điều kiện BY. Nói cách khác, tất cả các giấy phép đều yêu cầu rằng nhà sáng tạo phải được ghi công liên quan đến tác phẩm của họ. Ngoài tiện ích đó, các giấy phép khác nhau liệu có hay không (1) sử dụng thương mại tác phẩm được phép; và (2) liệu có hay không tác phẩm có thể được tùy chỉnh, và nếu có, theo các điều khoản nào.

Sáu giấy phép đó, từ hạn chế ít nhất cho đến nhiều nhất về khía cạnh quyền tự do được trao cho những người sử dụng lại, gồm:


Giấy phép Ghi công (Attribution) hoặc “CC BY”
cho phép mọi người sử dụng và tùy chỉnh tác phẩm vì bất kỳ mục đích gì (thậm chí thương mại) miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo.


Giấy phép Ghi công - Chia sẻ Tương tự (Attribution-ShareAlike)
hoặc “BY-SA” cho phép mọi người sử dụng và tùy chỉnh tác phẩm vì bất kỳ mục đích gì (thậm chí thương mại), miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo và làm cho bất kỳ tùy chỉnh nào họ chia sẻ với những người khác sẵn sàng theo giấy phép y hệt hoặc tương thích. Đây là phiên bản giấy phép CC Copyleft (chơi chữ của Copyright).


Giấy phép Ghi công - Phi Thương mại (Attribution-NonCommercial) hoặc “BY-NC”
cho phép mọi người sử dụng tác phẩm, hoặc tùy chỉnh tác phẩm, chỉ cho các mục đích phi thương mại, và miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo.


Giấy phép Ghi công - Phi Thương mại - Chia sẻ Tương tự (Attribution-NonCommercial-ShareAlike)
hoặc “BY-NC-SA” cho phép mọi người sử dụng và tùy chỉnh tác phẩm chỉ cho các mục đích phi thương mại, và miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo và làm cho bất kỳ tùy chỉnh nào họ chia sẻ với những người khác sẵn sàng theo giấy phép y hệt hoặc tương thích.


Giấy phép Ghi công - Không có Phái sinh (Attribution-NoDerivatives)
hoặc “BY-ND” cho phép mọi người sử dụng tác phẩm không được tùy chỉnh vì bất kỳ lý do gì (kể cả thương mại), miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo. Họ cũng có thể tùy chỉnh tác phẩm vì mục đích sử dụng cá nhân của riêng họ nhưng không chia sẻ công khai bất kỳ bản tùy chỉnh nào.[1]


Giấy phép Ghi công - Phi Thương mại - Không có Phái sinh (Attribution-NonCommercial-NoDerivatives)
hoặc “BY-NC-ND” là giấy phép hạn chế nhất được CC cung cấp. Nó cho phép mọi người sử dụng tác phẩm không được tùy chỉnh chỉ cho các mục đích phi thương mại, và miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo. Họ cũng có thể tùy chỉnh tác phẩm vì mục đích sử dụng cá nhân của riêng họ nhưng không chia sẻ công khai bất kỳ bản tùy chỉnh nào.

Để hiểu cách các lựa chọn giấy phép khác nhau đó thực sự làm việc như thế nào, hãy đào sâu vào các yếu tố giấy phép khác nhau đó. Ghi công là một phần của tất cả các giấy phép CC, và chúng tôi sẽ phân tích chính xác loại ghi công nào được yêu cầu trong bài học sau. Hiện tại, hãy tập trung vào điều gì làm cho giấy phép trở nên khác biệt.

  1. Sử dụng thương mại so với phi thương mại

Phi thương mại - NC (NonCommercial). Như chúng ta biết, 3 giấy phép (BY-NC, BY-NC-SA, và BY-NC-ND) hạn chế sử dụng lại tác phẩm chỉ cho các mục đích phi thương mại. Trong mã pháp lý, mục đích phi thương mại được định nghĩa như mục đích mà “chủ yếu không nhằm mục đích hoặc hướng tới lợi ích thương mại hoặc đền bù bằng tiền”. Điều này nhằm mục đích cung cấp sự linh hoạt tùy thuộc vào thực tế xung quanh việc sử dụng lại mà không chỉ định quá mức các tình huống chính xác có thể loại trừ một số hoạt động sử dụng lại bị cấm và một số hoạt động sử dụng lại được phép.

Điều quan trọng cần lưu ý là định nghĩa NC của CC phụ thuộc vào việc sử dụng chứ không phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu bạn là một tổ chức phi lợi nhuận hoặc từ thiện, việc bạn sử dụng tác phẩm được cấp phép NC vẫn có thể vi phạm hạn chế của NC và nếu bạn là một tổ chức vì lợi nhuận thì việc bạn sử dụng tác phẩm được cấp phép NC không nhất thiết có nghĩa là bạn có vi phạm điều khoản. Ví dụ: một tổ chức phi lợi nhuận không thể bán tác phẩm được cấp phép NC của người khác để kiếm lợi nhuận và một tổ chức vì lợi nhuận có thể sử dụng tác phẩm được cấp phép NC cho mục đích phi thương mại. Việc sử dụng có mang tính thương mại hay không phụ thuộc vào chi tiết cụ thể của tình huống. Xem trang Diễn giải phi thương mại CC của chúng tôi để biết thêm thông tin và ví dụ.

  1. Các tùy chỉnh (Adaptations)

Những khác biệt khác giữa các giấy phép xoay quanh việc liệu có hay không, và theo các điều khoản nào, những người sử dụng lại có thể tùy chỉnh và sau đó chia sẻ tác phẩm được cấp phép đó. Câu hỏi về điều gì tạo nên bản tùy chỉnh (adaptation) của một tác phẩm được cấp phép tùy thuộc vào luật bản quyền hiện hành (để biết thêm thông tin, hãy xem Phần 2). Một trong những quyền độc quyền được cấp cho người sáng tạo theo bản quyền là quyền tạo ra các bản tùy chỉnh từ tác phẩm của họ hoặc, ở một số nơi, chúng được gọi là tác phẩm phái sinh (Derivative Works). (Ví dụ, làm phim dựa trên một cuốn sách, hoặc dịch sách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác).

Về mặt pháp lý, đôi khi rất khó để xác định chính xác đâu là bản tùy chỉnh và đâu là không là bản tùy chỉnh. Dưới đây là một số quy tắc hữu ích về giấy phép cần ghi nhớ:

  1. Chuyển đổi định dạng (format-shifting) kỹ thuật (ví dụ, chuyển đổi một tác phẩm được cấp phép từ định dạng kỹ thuật số thành một bản sao vật lý) không phải là bản tùy chỉnh bất kể luật bản quyền hiện hành có quy định gì khác.

  2. Việc sửa các vấn đề nhỏ về chính tả hay dấu câu không phải là một sự tùy chỉnh.

  3. Việc đồng bộ một tác phẩm âm nhạc với hình ảnh chuyển động là một sự tùy chỉnh bất kể luật bản quyền hiện hành có thể quy định điều gì.

  4. Việc sao chép và tập hợp các tác phẩm lại thành một bộ sưu tập không phải là sự tùy chỉnh của từng tác phẩm riêng lẻ. Ví dụ, việc kết hợp các bài tiểu luận độc lập của một số tác giả thành một tuyển tập tiểu luận để sử dụng làm sách giáo khoa mở là một tuyển tập chứ không phải là một bản tùy chỉnh. Hầu hết các khóa học mở (OpenCourseware) là tập hợp các tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources) của những người khác.

  5. Việc đưa hình ảnh liên quan đến văn bản, chẳng hạn như trong một bài đăng trên blog, bài trình chiếu powerpoint hoặc bài báo, sẽ không tạo ra sự tùy chỉnh trừ khi bản thân bức ảnh đó được tùy chỉnh.

Không có phái sinh (NoDerivatives). Hai giấy phép (BY-ND và BY-NC-ND) cấm những người sử dụng lại chia sẻ (chẳng hạn như phân phối hoặc làm cho sẵn sàng) các bản tùy chỉnh của tác phẩm được cấp phép. Để rõ ràng, điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các bản tùy chỉnh của các tác phẩm theo giấy phép ND miễn là họ không chia sẻ tác phẩm đó với những người khác ở dạng được tùy chỉnh. Điều này cho phép, trong số những điều khác, các tổ chức tham gia vào việc khai thác văn bản và dữ liệu mà không vi phạm điều khoản ND.

Chia sẻ Tương tự (ShareAlike). Hai giấy phép (BY-SA và BY-NC-SA) yêu cầu rằng nếu các bản tùy chỉnh của một tác phẩm được cấp phép được chia sẻ, chúng phải được làm cho sẵn sàng theo giấy phép y hệt hoặc tương thích. Đối với mục đích của Chia sẻ Tương tự (ShareAlike), danh sách các giấy phép tương thích là ít. Nó bao gồm các phiên bản mới của giấy phép y hệt (nghĩa là, BY-SA 4.0 tương thích với BY-SA 3.0) và vài giấy phép không phải CC được chỉ định như là tương thích với Creative Commons (ví dụ, Giấy phép Nghệ thuật Tự do [the Free Art License]). Bạn có thể đọc nhiều hơn về điều này trên trang wiki của CC, nhưng điều quan trọng nhất phải nhớ là Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) đòi hỏi rằng nếu bạn chia sẻ một bản tùy chỉnh của bạn, thì bạn phải làm thế bằng việc sử dụng một giấy phép y hệt hoặc tương thích.

Phạm vi công cộng

Ngoài bộ các giấy phép CC, Creative Commons cũng có lựa chọn cho nhà sáng tạo nào muốn chọn cách tiếp cận “không giữ lại quyền nào” (No Rights Reserved) và khước từ hoàn toàn bản quyền. Đây là CC0, công cụ hiến tặng vào phạm vi công cộng.

Giống như các giấy phép CC, CC0 (đọc là “CC Zero”) sử dụng thiết kế 3 lớp - mã pháp lý (legal code), chứng thư (deed), và siêu dữ liệu.

Mã pháp lý của CC0 cũng sử dụng cách tiếp cận pháp lý theo 3 hướng. Vài quốc gia không cho phép các nhà sáng tạo hiến tặng tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng thông qua việc khước từ hoặc từ bỏ các quyền đó, nên CC0 bao gồm một giấy phép “rút lại” (Fall Back) cho phép bất kỳ ai trên thế giới làm bất kỳ điều gì với tác phẩm đó một cách vô điều kiện. Giấy phép rút lại có hiệu lực khi việc khước từ không thành công vì bất kỳ lý do gì. Và cuối cùng, trong trường hợp hiếm thấy là cả sự khước từ và giấy phép “rút lại” đều không có hiệu lực, CC bao gồm lời hứa của người áp dụng CC0 đối với tác phẩm của họ rằng họ sẽ không đòi bản quyền đối với những người sử dụng lại theo cách gây ảnh hưởng đến quyền lợi đã được tuyên bố của họ về ý định từ bỏ tất cả các quyền trong tác phẩm.

Giống như các giấy phép, CC0 là một công cụ bản quyền, nhưng nó cũng bao trùm một ít các quyền bổ sung vượt ra khỏi các quyền được các giấy phép CC đề cập, chẳng hạn như các luật không cạnh tranh. Từ góc độ sử dụng lại, vẫn có thể có các quyền khác yêu cầu được cấp phép riêng, chẳng hạn như quyền nhãn hiệu và bằng sáng chế, cũng như các quyền của bên thứ ba đối với tác phẩm, chẳng hạn như quyền công khai hoặc quyền riêng tư.

Các lưu ý cuối cùng

Các công cụ pháp lý của Creative Commons đã được thiết kế để cung cấp giải pháp cho các luật phức tạp theo một cách thức được tiêu chuẩn hóa, làm cho chúng dễ dàng nhất có thể cho những người không là luật sư để sử dụng và áp dụng. Việc hiểu các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong Bài này sẽ giúp cho bạn sử dụng các giấy phép CC và các công cụ phạm vi công cộng hiệu quả hơn.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Mặc dù một số người mong đợi có nhiều thời gian hơn để chia sẻ các sản phẩm phái sinh với đối tượng “không công khai”, nhưng giấy phép này hoàn toàn không cho phép chia sẻ với những người khác, dù là đối tượng công khai hay riêng tư.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

 

There are six different CC licenses, designed to help accommodate the diverse needs of creators while still using simple, standardized terms.

Learning Outcomes

  • Explain the CC license suite

  • Describe the different CC license elements

Big Question / Why It Matters

Why are there so many different Creative Commons licenses?

There is no single Creative Commons license. The CC license suite (which includes the six CC licenses) and the CC0 public domain dedication offer creators a range of options. At first, all of these choices can appear daunting. But when you dig into the options, you will realize the spectrum of choices is fairly simple.

Personal Reflection / Why It Matters to You

Think about a piece of creative or academic work you made that you are particularly proud of. If you shared that work with others, would you have been okay with them adapting it or using it for commercial purposes? Why or why not?

Acquiring Essential Knowledge

Creative Commons licenses are standardized tools, but part of the vision is to provide a range of options for creators who are interested in sharing their works with the public rather than reserving all rights under copyright.

The four license elements—BY, SA, NC, and ND—combine to make up six different license options.

All of the licenses include the BY condition. In other words, all of the licenses require that the creator be attributed in connection with their work. Beyond that commonality, the licenses vary whether (1) commercial use of the work is permitted; and (2) whether the work can be adapted, and if so, on what terms.

The six licenses, from least to most restrictive in terms of the freedoms granted reusers, are:

The Attribution-NonCommercial-ShareAlike license or “BY-NC-SA” allows people to use and adapt the work for noncommercial purposes only, and only as long as they give credit to the creator and make any adaptations they share with others available under the same or a compatible license.

The Attribution license or “CC BY” allows people to use and adapt the work for any purpose (even commercially) as long as they give credit to the creator.

The Attribution-ShareAlike license or “BY-SA” allows people to use and adapt the work for any purpose (even commercially), as long as they give credit to the creator and make any adaptations they share with others available under the same or a compatible license. This is CC’s version of a copyleft license.

The Attribution-NonCommercial license or “BY-NC” allows people to use the work, or adaptations of the work, for noncommercial purposes only, and only as long as they give credit to the creator.

The Attribution-NoDerivatives license or “BY-ND” allows people to use the unadapted work for any purpose (even commercially), as long as they give credit to the creator. They may also adapt the work for their own personal use but may not share any adaptations publicly.[1]

The Attribution-NonCommercial-NoDerivatives license or “BY-NC-ND” is the most restrictive license offered by CC. It allows people to use the unadapted work for noncommercial purposes only, and only as long as they give credit to the creator. They may also adapt the work for their own personal use but may not share any adaptations publicly.

To understand how the different license options really work, let’s dig into the different license elements. Attribution is a part of all CC licenses, and we will dissect exactly what type of attribution is required in a later unit. For now, let’s focus on what makes the licenses different.

  1. Commercial vs. noncommercial use

NonCommercial (“NC”) As we know, three of the licenses (BY-NC, BY-NC-SA, and BY-NC-ND) limit reuse of the work to noncommercial purposes only. In the legal code, a noncommercial purpose is defined as one that is “not primarily intended for or directed towards commercial advantage or monetary compensation.” This is intended to provide flexibility depending on the facts surrounding the reuse, without over specifying exact situations that could exclude some prohibited and some permitted reuses.

It’s important to note that CC’s definition of NC depends on the use, not the user. If you are a nonprofit or charitable organization, your use of an NC-licensed work could still run afoul of the NC restriction, and if you are a for-profit entity, your use of an NC-licensed work does not necessarily mean you have violated the term. For example, a nonprofit entity cannot sell another’s NC licensed work for a profit, and a for-profit may use an NC licensed work for noncommercial purposes. Whether a use is commercial depends on the specifics of the situation. See our CC NonCommercial Interpretation page for more information and examples.

  1. Adaptations

The other differences between the licenses hinge on whether, and on what terms, reusers can adapt and then share the licensed work. The question of what constitutes an adaptation of a licensed work depends on applicable copyright law (for a reminder, see Unit 2). One of the exclusive rights granted to creators under copyright is the right to create adaptations of their works or, as they are called in some places, derivative works. (For example, creating a movie based on a book, or translating a book from one language to another.)

As a legal matter, at times it is tricky to determine exactly what is and is not an adaptation. Here are some handy rules about the licenses to keep in mind:

  1. Technical format-shifting (for example, converting a licensed work from a digital format to a physical copy) is not an adaptation regardless of what applicable copyright law may otherwise provide.

  2. Fixing minor problems with spelling or punctuation is not an adaptation.

  3. Syncing a musical work with a moving image is an adaptation regardless of what applicable copyright law may otherwise provide.

  4. Reproducing and putting works together into a collection is not an adaptation of the individual works. For example, combining stand-alone essays by several authors into an essay collection for use as an open textbook is a collection and not an adaptation. Most opencourseware is a collection of others’ open educational resources (OER).

  5. Including an image in connection with text, as in a blog post, a powerpoint, or an article, does not create an adaptation unless the photo itself is adapted.

NoDerivatives Two of the licenses (BY-ND and BY-NC-ND) prohibit reusers from sharing (i.e. distributing or making available) adaptations of the licensed work. To be clear, this means anyone may create adaptations of works under an ND license so long as they do not share the work with others in adapted form. This allows, among other things, organizations to engage in text and data mining without violating the ND term.

ShareAlike Two of the licenses (BY-SA and BY-NC-SA) require that if adaptations of the licensed work are shared, they must be made available under the same or a compatible license. For ShareAlike purposes, the list of compatible licenses is short. It includes later versions of the same license (e.g., BY-SA 4.0 is compatible with BY-SA 3.0) and a few non-CC licenses designated as compatible by Creative Commons (e.g., the Free Art License). You can read more about this on the CC wiki, but the most important thing to remember is that ShareAlike requires that if you share your adaptation, you must do so using the same or a compatible license.

Public domain

In addition to the CC license suite, Creative Commons also has an option for creators who want to take a “no rights reserved” approach and disclaim copyright entirely. This is CC0, the public domain dedication tool.

Like the CC licenses, CC0 (read “CC Zero”) uses the three-layer design—legal code, deed, and metadata.

The CC0 legal code also uses a three-pronged legal approach. Some countries do not allow creators to dedicate their work to the public domain through a waiver or abandonment of those rights, so CC0 includes a “fall back” license that allows anyone in the world to do anything with the work unconditionally. The fall back license comes into play when the waiver fails for any reason. And finally, in the rare instance that both the waiver and the “fall back” license are not enforceable, CC includes a promise by the person applying CC0 to their work that they will not assert copyright against reusers in a manner that interferes with their stated intention of surrendering all rights in the work.

Like the licenses, CC0 is a copyright tool, but it also covers a few additional rights beyond those covered by the CC licenses, such as non competition laws. From a reuse perspective, there still may be other rights that require clearance separately, such as trademark and patent rights, and third party rights in the work, such as publicity or privacy rights.

Final remarks

Creative Commons legal tools were designed to provide a solution to complicated laws in a standardized way, making them as easy as possible for non-lawyers to use and apply. Understanding the basic legal principles in this Unit will help you use the CC licenses and public domain tools more effectively.

  1. While some people expect to have greater leeway to share derivatives with “non public” audiences, this license does not allow for sharing with others at all, whether public or private audiences ↵

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Provided by: Creative Commons. License: CC BY: Attribution

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay23,319
  • Tháng hiện tại403,166
  • Tổng lượt truy cập34,966,306
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây