Vì sao chiến lược giữ lại bản quyền của Liên minh S bảo vệ các nhà nghiên cứu

Thứ tư - 26/08/2020 06:41
Vì sao chiến lược giữ lại bản quyền của Liên minh S bảo vệ các nhà nghiên cứu

Why cOAlition S’ Rights Retention Strategy Protects Researchers

By Brigitte Vézina, August 19, 2020

Theo: https://creativecommons.org/2020/08/19/why-coalition-s-rights-retention-strategy-protects-researchers/

Bài được đưa lên Internet ngày: 19/08/2020

Tháng trước, Liên minh S (cOAlition S) đã phát hành Chiến lược Giữ lại Bản quyền của nó để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của các nhà nghiên cứu và bãi bỏ các giai đoạn cấm vận không hợp lý - Creative Commons (CC) rất ủng hộ sáng kiến này.

Hiện đại hóa hệ thống xuất bản học thuật lỗi thời

Chiến lược Giữ lại các Quyền của Liên minh S đã được phát triển “để trao cho các nhà nghiên cứu được một Tổ chức của Liên minh S hỗ trợ quyền tự do xuất bản trên tạp chí họ chọn, bao gồm các tạp chí thuê bao, trong khi vẫn tuân thủ đầy đủ với Kế hoạch S”. Đọc thêm


Theo mô hình xuất bản truyền thống, các nhà nghiên cứu nào muốn xuất bản các bài báo của họ trên tạp chí thường cần phải chuyển nhượng hoặc cấp phép độc quyền bản quyền của họ trong bài báo đó cho nhà xuất bản tạp chí. Về cơ bản, họ chuyển giao các quyền của họ cho nhà xuất bản để đổi lấy cơ hội được xuất bản trên tạp chí của nhà xuất bản đó. Trong khi mô hình này có thể đã làm việc được vài thập niên trước, nó hiện thời không phù hợp với các cách thức ở đó nghiên cứu học thuật được cấp vốn, được tiến hành, và được phổ biến. Nó làm gia tăng không chính đáng các rào cản pháp lý, kỹ thuật, và tài chính xung quanh tri thức và duy trì các mối quan hệ quyền lực không công bằng giữa các tay chơi khác nhau trong và ngoài giới học thuật, từ các nhà nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu cho tới các nhà xuất bản, các thư viện, và công chúng nói chung.

Ngày nay, với sự trợ giúp của các công nghệ mới và Internet, tri thức hàn lâm được sản xuất, chia sẻ, và xây dựng dựa vào nhịp độ và thông qua các phương pháp kêu gọi một tiếp cận hoàn toàn khác về xuất bản - một tiếp cận có lợi cho sự truy cập, cộng tác, và công bằng. Nhiều nhà cấp vốn (đặc biệt các chính phủ và các quỹ từ thiện) yêu cầu các kết quả đầu ra nghiên cứu phải được xuất bản mở để đảm bảo công chúng có thể truy cập, sử dụng, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tri thức được tạo ra. Đây là nơi xuất bản truy cập mở - OA (Open Access) có vai trò.

Truy cập Mở và các giấy phép Creative Commons

Truy cập Mở là mô hình xuất bản nhằm làm cho các kết quả đầu ra nghiên cứu học thuật và khoa học (các xuất bản phẩm, dữ liệu, và phần mềm) truy cập được cởi mở. Chúng tôi là những người ủng hộ mạnh mẽ Truy cập Mở và Khoa học Mở và các giấy phép của chúng tôi là tiêu chuẩn toàn cầu cho xuất bản Truy cập Mở. Các nỗ lực của chúng tôi tập trung vào việc khuyến khích và hướng dẫn các cơ sở nhà nước và tư nhân và các tổ chức trong việc tạo lập, sử dụng, và triển khai các chính sách Truy cập Mở. Ví dụ, chúng tôi thường gửi các bình luận cho các tư vấn về cách để thúc đẩy truy cập tốt hơn tới các nội dung nghiên cứu, khoa học, và giáo dục được nhà nước cấp vốn. Vài ví dụ bao gồm biên bản ghi nhớ của Nhà Trắng (White House memorandu) năm 2013 về truy cập công khai tới các kết quả nghiên cứu được cấp vốn liên bang, tư vấn về các kết quả đầu ra nghiên cứu của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Mỹ năm 2020, và tư vấn về chính sách Truy cập Mở của tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Vương quốc Anh (UKRI).

CC nhất quán biện hộ cho các chính sách Truy cập Mở về các kết quả đầu ra nghiên cứu được nhà nước cấp vốn; điều này đã được chứng minh để khuyến khích sáng tạo và chia sẻ tri thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cung cấp hoàn vốn đầu tư tốt hơn cho các nhà cấp vốn. Đặc biệt chúng tôi khuyến cáo các nhà cấp vốn nghiên cứu yêu cầu rằng những người nhận trợ cấp của họ xuất bản các kết quả nghiên cứu của họ theo các điều kiện sau:

  1. Giai đoạn cấm vận bằng 0, sao cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu cũng có thể đọc và nghiên cứu đầy đủ và tức thì ở thời điểm xuất bản;

  2. Một giấy phép CC BY trong (các) bài báo, cho phép khai thác văn bản và dữ liệu, truy cập không mất tiền, và

  3. CC0 trong dữ liệu nghiên cứu, rõ ràng rằng dữ liệu là nằm trong phạm vi công cộng toàn cầu ở mức độ đầy đủ nhất theo luật định.

Khủng hoảng COVID-19 đã củng cố thêm khái niệm rằng nghiên cứu được chia sẻ mở là cách tốt nhất để làm nghiên cứu. Làm thế nào bất kỳ ai có thể biện minh cho một giai đoạn cấm vận trong các bài báo nghiên cứu có liên quan atowis COVID-19? Hay áp đặt điều kiện không có phái sinh (NoDerivatives), vì thế ngăn cản các bản dịch và các tùy biến thích nghi có giá trị khác của các phát hiện khoa học quan trọng? Để giải quyết khủng hoảng này, nghiên cứu khoa học phải được chia sẻ càng nhanh và càng rộng càng tốt.

Để đáp lại đại dịch COVID-19 và được các giá trị của “MỞ” hướng dẫn, chúng tôi đã giúp phát triển và đang dẫn dắt Cam kết COVI Mở (Open COVID Pledg): một sáng kiến toàn cầu làm việc với các tổ chức khắp trên thế giới để làm cho các bằng sáng chế và các bản quyền của họ sẵn sàng tự do không mất tiền trong đấu tranh chống COVID-19. Chúng tôi cũng làm việc với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) để hiện thực hóa mong muốn của nhiều người chia sẻ tự do không mất tiền sở hữu trí tuệ của họ có liên quan tới COVID-19 với bất kỳ ai cần nó.

Truy cập Mở và giữ lại các quyền: những điều cơ bản

Là quan trọng để nhắc nhở bản thân chúng ta rằng khi các nhà nghiên cứu xuất bản các bài báo của họ theo mô hình Truy cập Mở bằng việc sử dụng một giấy phép CC, họ giữ lại bản quyền của họ. Họ không trao bất kỳ các quyền nào cho bất kỳ ai, dù ở dạng của chuyển nhượng cho nhà xuất bản, như nó đúng theo các mô hình xuất bản truyền thống nhất, hay khác. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu trao vài sự cho phép rộng rãi cho bất kỳ ai để sử dụng và sử dụng lại bài báo nghiên cứu đó, nhưng họ tiếp tục giữ các quyền của họ và có thể ép tuân thủ chúng trong trường hợp người sử dụng lại không gắn vào giấy phép đó.

Xa hơn, tất cả các giấy phép CC bao gồm nhiều sự bảo vệ chống lại các rủi ro uy tín và ghi công. Sự bảo vệ đó, là bổ sung thêm vào và không thay thế cho các chuẩn mực và các thực hành học thuật, là hiện diện để cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho uy tín của các nhà nghiên cứu gốc ban đầu và để làm giảm bớt những lo ngại của họ về những thay đổi đối với các tác phẩm của họ mà có thể được ghi công không đúng cho họ. Các giấy phép CC cũng là không độc quyền, điều ngụ ý rằng các nhà nghiên cứu xuất bản các bài báo của họ theo bất kỳ giấy phép CC nào vẫn được tự do và có quyền hợp pháp để tham gia vào các thỏa thuận hợp đồng xuất bản khác nhau với các bên khác nhau.

Việc xuất bản theo mô hình Truy cập Mở và việc chuyển giao các quyền cho nhà xuất bản là đối lập nhau. Đề xuất đơn thuần rằng một nhà nghiên cứu cho đi các quyền của họ cho một nhà xuất bản đã đánh bại toàn bộ mục đích của những gì Truy cập Mở nhằm đạt được. Bằng việc giữ lại các quyền của họ, như Liên minh S khuyến khích qua Chiến lược Giữ lại các Quyền được nêu ở trên, các nhà nghiên cứu được trao quyền và giữ lại các quyền tự do của họ để chia sẻ các kết quả đầu ra nghiên cứu của họ theo các cách thức có lợi cho cộng đồng học thuật và xã hội nói chung.

Last month, cOAlition S released its Rights Retention Strategy to safeguard researchers’ intellectual ownership rights and suppress unreasonable embargo periods—Creative Commons (CC) keenly supports this initiative. 

Modernizing an outdated academic publishing system 

cOAlition S’ Rights Retention Strategy was developed “to give researchers supported by a cOAlition S Organisation the freedom to publish in their journal of choice, including subscription journals, whilst remaining fully compliant with Plan S.” Read more.

Under a traditional publishing model, researchers who want to publish their articles in a journal typically need to assign or exclusively license their copyright in the article to the journal publisher. Basically, they hand over their rights to the publisher in exchange for the opportunity to be published in the publisher’s journal. While this model may have worked several decades ago, it is currently unsuitable to the ways in which academic research is funded, conducted, and disseminated. It unjustifiably raises legal, technical, and financial barriers around knowledge and perpetuates unbalanced power relationships among the various players in academia and beyond, from researchers and research institutions to publishers, libraries, and the general public. 

Nowadays, with the help of new technologies and the internet, academic knowledge is produced, shared, and built upon at a pace and through methods that call for a completely different approach to publishing—one that favors access, collaboration, and fairness. Many funders (particularly governments and philanthropic foundations) require that research outputs be published openly to guarantee that the public can access, use, reuse, and build upon the knowledge created. This is where open access (OA) publishing comes into play. 

Open Access and Creative Commons licenses 

OA is a publishing model aimed at making academic and scientific research outputs (publications, data, and software) openly accessible. We are strong supporters of OA and open science and our licenses are the global standard for OA publishing. Our efforts are focused on encouraging and guiding public and private institutions and organizations in creating, adopting, and implementing OA policies. For example, we routinely submit comments to consultations on how to promote better access to publicly funded research, science, and educational content. A few examples include the 2013 White House memorandum on public access to the results of federally funded research, the 2020 US Office of Science and Technology Policy (OSTP) consultation on Research Outputs, and the United Kingdom Research and Innovation (UKRI) consultation on its OA policy.

CC consistently advocates for OA policies on publicly funded research outputs; this has been demonstrated to stimulate knowledge creation and sharing, spur innovation, and provide a better return on investment for funders. Specifically, we advise research funders to require that their grantees publish their research results under the following conditions: 

  1. Zero embargo period, so everyone, everywhere can read the research fully and immediately at the moment of publication; 

  2. A CC BY license on article(s), to allow for text and data mining, no-cost access, and 

  3. CC0 on the research data, to be clear that the data is in the worldwide public domain to the fullest extent allowed by law.

The COVID-19 crisis has only reinforced the notion that openly sharing research is the best way to do research. How could anyone justify an embargo period on COVID-19-related research articles? Or impose a NoDerivatives condition, thereby preventing translations and other valuable adaptations of important scientific discoveries? In order to solve this crisis, scientific research must be shared as rapidly and as broadly as possible. 

In response to the COVID-19 pandemic and guided by these  “open” values, we helped develop and are leading the Open COVID Pledge: a global initiative that works with organizations around the world to make their patents and copyrights freely available in the fight against COVID-19. We are also working with international organizations such as the World Health Organization in operationalizing the desire of many to freely share their intellectual property related to COVID-19 with anyone who needs it.

Open access and rights retention: the fundamentals 

It’s important to remind ourselves that when researchers publish their articles under an OA model using a CC license, they retain their copyright. They do not give any rights away to anyone, whether it be in the form of an assignment to a publisher, as it is the case under most traditional publishing models, or otherwise. Instead, researchers give several broad permissions to anyone to use and reuse the research article, but they continue to hold their rights and can enforce them in the event the reuser fails to adhere to the license. 

Further, all CC licenses include multiple safeguards against reputational and attribution risks. These safeguards, that are in addition to and not in replacement of academic norms and practices, are in place to provide an additional layer of protection for the original researchers’ reputation and to alleviate their concerns over changes to their works that might be wrongly attributed to them. CC licenses are also non-exclusive, which means that researchers publishing their articles under any CC license remain free and legally authorized to enter into different publishing agreements with different parties. 

Publishing under an OA model and transferring rights over to a publisher are antithetical. The mere suggestion that a researcher would give away their rights to a publisher defeats the whole purpose of what OA aims to achieve. By retaining their rights, as cOAlition S promotes through the aforementioned Rights Retention Strategy, researchers are empowered and keep their freedom to share their research outputs in ways that benefit the academic community and society as a whole. 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay16,113
  • Tháng hiện tại706,098
  • Tổng lượt truy cập36,764,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây