Hợp tác Việt - Úc, “Công nghệ mở - Xu thế và triển vọng”

Thứ sáu - 17/08/2012 06:00

Trongkhuôn khổ hợp tác về công nghệ mở giữa Văn phòngCông nghệ Thông tin, Bộ Khoa học Công nghệ, Việt Nam vàTrung tâm Công nghệ Mở (OTF), Đại học Carnergie Mellon -Úc, một loạt các cuộc tọa đàm với chủ đề “Côngnghệ mở - Xu thế và triển vọng” đã lần lượt đượctổ chức tại HàNội – 17/07/2012, Đà Nẵng –20/07/2012 và Thành phố Hồ Chí Minh – 23/07/2012.

Đâylà lần đầu tiên công nghệ mở, một vấn đề mới nổilên trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay, đặcbiệt tại các quốc gia phát triển, đã được ôngStephen Schmid, Tổng Giám đốc OTF, giới thiệu dưới dạngcác thảo luận bàn tròn với các đại diện là các Giámđốc Thông tin từ khu vực nhà nước, các lãnh đạo mộtsố trường đại học và các giám đốc một số công tycông nghệ thông tin, hầu hết đều là các thành viên củaCâu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam(VFOSSA).

GIẢIPHÓNG KHỎI ĐỘC QUYỀN

Cáccuộc thảo luận bàn tròn lần này có mục tiêu nhằm tớiviệc trao đổi, thảo luận với diễn giả, ông StephenSchmid, về hàng loạt các khái niệm mới có khả năng trởthành những thành phần của công nghệ mở đang đượcđịnh hình trên thế giới hiện nay hoặc trong một tươnglai gần, như chuẩn mở và giao diện mở; phần mềm tựdo nguồn mở và thiết kế mở, phương pháp mở với cáccông cụ làm việc cộng tác trên trực tuyến một cáchphân tán dựa trên các tiêu chuẩn mở và với sự lanh lẹvà thay đổi nhanh chóng của công nghệ; Thông qua nhữngtrao đổi, thảo luận để có thể giúp cho những ngườitham dự hiểu về một xu thế công nghệ mới đang đượchình thành trên thế giới với những cơ hội và tháchthức cho tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bêncạnh những khái niệm liên quan tới định nghĩa côngnghệ mở, trong bàitrình bày của mình, ông StephenSchmid còn đưa ra khái niệm mởi về Chính phủ mở nhưnhững gì đã và đang diễn ra theo sáng kiến của Tổngthống Mỹ Barack Obama ngay từ những ngày đầu trong nhiệmkỳ tổng thống của mình cho tới nay, chủ yếu đượcdựa vào những thành phần như cộng tác mở, dữ liệu -thông tin mở, chính sách mở và các công nghệ mở.

Điềuđược nhấn mạnh đặc biệt và có tính bắt buộc khôngthể thiếu trong công nghệ mở chính là các chuẩn mở vìchỉ với chúng thì mới có thể đem lại tính tương hợpliên thông cho các hệ thống thông tin khác nhau với cácứng dụng, dịch vụ với các công nghệ khác nhau, các môhình phát triển phần mềm khác nhau, bất kể chúng là tựdo nguồn mở hay sở hữu độc quyền.

Sởdĩ các công nghệ mở ngày càng trở nên đặc biệt quantrọng với các chính phủ trên thế giới vì nó giúp chocác chính phủ giải quyết được những vấn đề nangiải mà họ đang gặp phải ngày nay như sức ép về tínhhiệu lực, tính hiệu quả, tính bền vững trong pháttriển với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước củahầu hết các quốc gia ngày càng bị thắt chặt, suy giảmtrong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trêntoàn cầu cùng với sự soi xét kỹ lưỡng ngày một giatăng đối với các chi tiêu công của nhiều quốc gia từnhững đồng tiền đóng thuế của các công dân của họ.

Đểcó thể giải quyết vấn đề sức ép về tính hiệu lực- hiệu quả và phát triển bền vững, tránh bị khóa tróivào các nhà cung cấp sở hữu độc quyền, thì một trongnhững biện pháp mà các quốc gia hướng tới là tự giảiphóng mình khỏi sự khóa trói vào các nhà cung cấp sởhữu độc quyền, để các chính phủ được tự do lựachọn và quyết định khi nào, bằng cách nào, vì sao vàcái gì cần được cập nhật - nâng cấp trong các hệthống thông tin của mình theo các nhu cầu của chính mình,chứ không phải phụ thuộc vào ý chí, mong muốn và lòngtham của các nhà cung cấp sở hữu độc quyền. Cũngchính vì lý do này, như trong bài trình bày của mình, ôngStephen Schmid nhấn mạnh rằng, “Các chính phủ phải chấmdứt thị trường không làm chủ được và chỉ có vàinhà cung cấp lớn độc quyền cung cấp CNTT-TT của mình”,để có thể tạo một sân chơi bình đẳng cho các côngty địa phương cạnh tranh phát triển, mà cụ thể hơnnữa, như trích dẫn của Giáo sự Porter: “Các hợp đồngcủa chính phủ địa phương cần phải đi tới các côngty địa phương để thúc đẩy đổi mới và có đượchiệu quả kinh tế qui mô lớn”.

CHÍNHSÁCH MỞ THÔI VẪN CHƯA ĐỦ

Đểcó thể làm được như vậy cũng không phải dễ dàng,vì, như theo ông Stephen Schmid, các chính phủ sẽ gặp phảivô số các rào cản, đặc biệt là thói quen của ngườisử dụng và những điều đơm đặt từ những nhà cungcấp sở hữu độc quyền khi họ đưa ra những điều gâysợ hãi, không chắc chắn, gây ngờ vực (FUD) và nhữngchuyện hoang đường không có thật về các công nghệ mở,một trong những ví dụ đó, như ông Stephen Schmid đưa ra,là chuẩn XML cho việc trao đổi các dữ liệu - thông tincủa các nhà cung cấp sở hữu độc quyền là hoàn toànkhác với chuẩn XML mở mà các cơ quan tiêu chuẩn hóaquốc tế như W3C và OASIS đưa ra và/hoặc thừa nhận.

Vềxu thế hiện nay trên thế giới, ông nói rằng, các chínhphủ trên thế giới cần ủng hộ mạnh mẽ hoặc bắtbuộc về nguồn mở trong các chính sách của mình vớicác mục tiêu cụ thể và đưa ra các yêu cầu có liênquan tới công nghệ mở trong các vụ đấu thầu mua sắmphần mềm, các hệ thống CNTT-TT. Một số nơi trên thếgiới đã thực hiện những việc làm như trên, cho dù kếtquả của việc áp dụng chúng vào trong thực tế cònchậm. Ông lưu ý rằng, việc các chính phủ chỉ có chínhsách tốt về các công nghệ mở là chưa đủ, mà còn cầntới sự phối hợp cộng tác, chia sẻ và hỗ trợ lẫnnhau trong các tiến trình phát triển, triển khai và ápdụng các công nghệ mở giữa các khu vực nhà nước -giới công nghiệp - giới hàn lâm viện trường trong cùngmột quốc gia, giữa các quốc gia và với các liên minhnguồn mở trên thế giới. Một trong những ví dụ đượcnêu là bản thân OTF đã dựa vào nền tảng tự do nguồnmở Joinup của Liên minh châu Âu (https://joinup.ec.europa.eu/)để tùy biến và phát triển thành một nền tảng mớicho các nhu cầu của Úc và New Zealand, được phát hànhvào tháng trước, có tên gọi là Openray(https://www.openray.org/).

Trongquá trình trao đổi thảo luận, nhiều câu hỏi đã đượcđưa ra về những thành phần trong khái niệm về côngnghệ mở, chính phủ mở; những ví dụ của nước Úctrong việc vượt qua các rào cản thông qua việc chia sẻvà cộng tác để ứng dụng các công nghệ mở trong thựctiễn và nhiều câu hỏi có liên quan khác. Một trong nhữngvídụ điển hình được đưa ralà 5 ứng dụng nghiệp vụ sống còn của Ủy ban Tư phápbang New South Wales như (1) Hệ thống hỗ trợ quyết định;(2) Hệ thống quản lý vụ kiện; (3) Hệ thống quản lýtội phạm; (4) Hệ thống xuất bản bằng XML và (5) Hạtầng mạng; tất cả đều được xây dựng bằng côngnghệ mở, với các tiêu chuẩn mở và phần mềm tự donguồn mở, chạy liên tục 24x7x365 từ năm 1994 cho tớinay.

Trướckhi kết thúc bài trình bày của mình, ông giới thiệu vềOTF - với vai trò dẫn dắt thiết lập của Đại họcCarnegie Mellon - Úc (CMU-A) - như một Trung tâm chuyên tráchcho việc hỗ trợ cho các chính phủ các bang của Úc vàNew Zealand trong việc tiếp thu một cách bền vững cáccông nghệ mở dựa vào việc kết nối mọi người từcác khu vực nhà nước - các công ty trong giới công nghiệpvà các viện trường trong giới hàn lâm thông qua các hoạtđộng trao đổi tri thức; chia sẻ các nỗ lực và giảipháp; nghiên cứu; tư vấn và cố vấn. Ông hy vọng việchợp tác giữa OTF và đối tác Việt Nam sẽ mang lại đượcnhững kết quả tốt cho cả 2 bên, thắt chặt mối quanhệ cộng đồng các công nghệ mở và phần mềm tự donguồn mở vì sự phát triển CNTT-TT bền vững của 2 quốcgia và các nước trong khu vực.

CÁCBÀI TRÌNH BÀY KHÁC TRONG CÁC CUỘC TỌA ĐÀM

Ngoàibài trình bày chính của ông Tổng Giám đốc OTF, còn cócác bài trình bày với các nội dung về “Cácrào cản đối với việc ứng dụng phần mềm tự donguồn mở và các cách thức cộng tác để vượt qua”do ông Lê Trung Nghĩa, Vănphòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Côngnghệ, Bộ KHCN, trình bày và “Môhình cộng tác phát triển phần mềm nguồn mở: kinhnghiệm quốc tế và cơ hội cho Việt Nam” của Tiến sĩHoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Côngnghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI), BộThôngtin và Truyền thông, trình bày.

CÁCHOẠT ĐỘNG BÊN LỀ

Trongchuyến công tác lần này sang Việt Nam, Tổng Giám đốcOTF đã tới thăm và làm việc với Câu lạc bộ Phần mềmTự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), Viện Nghiên cứu vàPhát triển Viettel, Đại học Hoa Sen và Công ty Cổ phầnLạc Tiên - thành viên VFOSSA khu vực phía Nam.

TrầnLê

Bàiđăng trên tạp chí Tin học & Đời sống số tháng08/2012, trang 64-65.

PS:Xem video clip của VTV2 nhân sự kiện này ởđây.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay20,554
  • Tháng hiện tại593,416
  • Tổng lượt truy cập37,394,990
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây