Mua sắm của chính phủ với chuẩn mở

Thứ ba - 22/03/2011 06:22

Họcđược gì qua chỉ dẫn mua sắm của chính phủ Anh vềcông nghệ thông tin và truyền thông có liên quan tới cácchuẩn mở

Nước Anh từng đượcbiết tới như một thị trường bảo thủ của các sảnphẩm và giải pháp về công nghệ thông tin và truyềnthông của các công ty sở hữu độc quyền. Nhưng điềuđó đã được thay đổi một cách mạnh mẽ, nhất là vềmặt chính sách của chính phủ, trong vài năm gần đây.

Sự thay đổi đóđược đánh dấu một cách rõ ràng vào tháng 02/2009, khichính phủ Anh đã đưa ra chính sách về “Nguồnmở, các tiêu chuẩn mở và sử dụng lại: Kế hoạchhành động của chính phủ”, từng được giới thiệutrên tạpchí Tin học và Đời sống số tháng 10/2009.

Ngày31/01/2011 vừa qua, Văn phòng Nội các của Chính phủ Anhđã đưa ra tàiliệu về những lưu ý chỉ dẫn mới trong mua sắm chínhphủ về công nghệ thông tin và truyền thông có liênquan tới các tiêu chuẩn mở, khuyến cáo áp dụng cho tấtcả các các cơ quan chính phủ Anh bất kỳ khi nào tiếnhành mua sắm phần mềm, hạ tầng công nghệ thông tin vàtruyền thông (ICT), an ninh ICT và các dịch vụ - hàng hóaICT khác. Dưới đây lànhững điểm cơ bản của tài liệu này:

  1. Các tài sản của Chính phủ phải tương hợp được và mở để sử dụng lại nhằm tối đa hóa sự hoàn vốn đầu tư, tránh bị khóa trói về công nghệ, giảm rủi ro vận hành trong các dự án ICT và đưa ra được các dịch vụ đáp ứng được cho các doanh nghiệp và công dân.

  2. Vì lý do này, các cơ quan của Chính phủ phải đảm bảo rằng họ đưa vào các tiêu chuẩn mở trong các đặc tả mua sắm ICT của họ trừ phi có những lý do nghiệp vụ rõ ràng vì sao điều này là không phù hợp.

  3. Chính phủ định nghĩa “các tiêu chuẩn mở” là những tiêu chuẩn mà:

    1. Là kết quả từ và được duy trì thông qua một qui trình mở, độc lập;

    2. Được phê chuẩn bởi một tổ chức tiêu chuẩn hóa hoặc đặc tả được thừa nhận, ví dụ như W3C hoặc ISO hoặc tương đương.

    3. Được ghi thành tài liệu một cách hoàn hảo và sẵn sàng một cách công khai với chi phí bằng 0 hoặc thấp;

    4. Có sở hữu trí tuệ được làm cho sẵn sàng một cách không thể hủy bỏ trên cơ sở không có chi phí bản quyền; và có thể được triển khai và chia sẻ một cách toàn bộ theo những tiếp cận phát triển khác nhau và trên một số lượng các nền tảng khác nhau.

Điểmd) trong định nghĩa về các tiêu chuẩn mở còn cho chúngta hiểu rằng, giống như các phần mềm tự do nguồn mở,các chuẩn mở cũng có sở hữu trí tuệ, mà theo đó thìcộng đồng những người sáng tạo ra các tiêu chuẩn mởnày đảm bảo các quyền của người sử dụng đượctriển khai và chia sẻ toàn bộ các tiêu chuẩn mở đóvới các tiếp cận phát triển khác nhau, ví dụ như cáctiếp cận phát triển của cả các phần mềm sở hữuđộc quyền và các phần mềm tự do nguồn mở. Hơn nữa,các tiêu chuẩn mở này còn phải đảm bảo có thể đượctriển khai và chia sẻ một cách toàn bộ trên một sốlượng các nền tảng khác nhau, ví dụ như cả trên cáchệ điều hành cả nguồn đóng lẫn tự do nguồn mở nhưGNU/Linux, Windows, Mac OS X và/hoặc các nền tảng khác, chứkhông thể chỉ có khả năng triển khai và chia sẻ trênmột nền tảng duy nhất, điều mà chúng ta rất thườngthấy và/hoặc ngộ nhận tại Việt Nam từ trước tớinay.

Điềunày còn gợi ý cho chúng ta về một vấn đề xa hơn, nhưviệc có thể phải sửa đổi luật và các văn bản quiphạm pháp luật có liên quan tới sở hữu trí tuệ theohướng là các văn bản đó không chỉ bảo vệ các quyềnsở hữu trí tuệ của thế giới các công nghệ đóng vớicác tiêu chuẩn đóng, mà còn phải bảo vệ các quyền sởhữu trí tuệ của thế giới các công nghệ mở với cáctiêu chuẩn mở với lưu ý rằng, trong thế giới của cáccông nghệ mở và các tiêu chuẩn mở, thì những tác giảvà những người sáng tạo ra các sản phẩm và/hoặc tiêuchuẩn đó trong nhiều trường hợp đã, đang và sẽ yêucầu những người sử dụng phải chia sẻ các sản phẩmvà/hoặc tiêu chuẩn đó một cách toàn bộ và/hoặc mộtcách tự do cho bất kỳ những người sử dụng khác nào.Việc ngăn cản và/hoặc cấm chia sẻ, dù là vô tình haycố ý, đều là vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ củanhững tác giả và những người sáng tạo đó.

Chúngta có thể còn học được nhiều điều hơn nữa vềnhững lưu ý rất ngắn gọn, rõ ràng và có tác độngtrực tiếp tới chính sách mua sắm về ICT của tất cảcác cơ quan chính phủ như thế này.

TrầnLê

Bàiđược đăng trên tạp chí: Tin học & Đời sống, sốtháng 03/2011, trang 64.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay14,850
  • Tháng hiện tại587,712
  • Tổng lượt truy cập37,389,286
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây