Đổi mới sáng tạo và bằng sáng chế phần mềm

Thứ ba - 26/07/2011 05:33

Ai cũng biết rằngđổi mới sáng tạo chính là cái gốc của sự phát triểnxã hội. Đổi mới sáng tạo tồn tại trong mọi lĩnh vựccủa xã hội. Trong bài này chỉ giới hạn đổi mới sángtạo trong phần mềm máy tính, mà không nói tới đổi mớisáng tạo trong bất kỹ lĩnh vực nào khác.

KẺLÀM, NGƯỜI LỢI!

Biết rằng, trong kỷnguyên thông tin mà chúng ta đang sống hiện nay, phần mềmhiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,thậm chí phần mềm có thể là tác nhân để biến mộtdân tộc từ nghèo đói trở nên giàu có nhanh chóng chỉtrong vòng chục năm, nhưng phần mềm cũng có thể là vũkhí để lật đổ một chế độ chính trị và/hoặc reorắc chiến tranh ra khắp toàn cầu trong một khoảng thờigian nhanh và với một cường độ tấn công mạnh chưatừng có trong lịch sử loài người từ trước tới nay.Chính vì vậy, việc có được tốc độ cao, sự mau lẹvà giữ được liên tục đổi mới sáng tạo trong phầnmềm là một trong những yếu tố quyết định sức mạnhcủa một quốc gia ngày nay.

Đáng tiếc, trênthế giới hiện nay lại luôn có những thế lực nhândanh đổi mới sáng tạo để cản trở đổi mới sángtạo, mà một trong những công cụ để thực hiện việcđó một cách hữu hiệu chính là các bằng sáng chế phầnmềm. Đại diện cho thế giới của những người bảo vệcho các bằng sáng chế phần mềm chính là Microsoft, cáccông ty phần mềm sở hữu độc quyền và các tổ chứcnhư Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp BSA (Business SoftwareAlliance). Ở chiều ngược lại, đại diện cho thế giớicủa những người chống lại các bằng sáng chế phầnmềm chính là thế giới của phần mềm tự do nguồn mở(PMTDNM), đứng đầu là các tổ chức bảo vệ PMTDNM toàncầu như Quỹ Phần mềm Tự do FSF (Free Software Foundation)và Tổ chức Sáng kiến Nguồn mở OSI (Open SourceInitiative).

Những câu chuyệnđược nêu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy mô hình huỷdiệt đổi mới sáng tạo trong phần mềm thường đượcthực hiện theo cách là một công ty hoặc một nhóm côngty đứng ra mua các bằng sáng chế phần mềm (bản thânhọ có thể không viết ra bất kỳ một dòng mã lệnhphần mềm nào đối với các bằng sáng chế mà họ mua)cho một tổ chức chuyên thu nạp các bằng sáng chế phầnmềm (đương nhiên tổ chức này không viết ra bất kỳdòng mã lệnh phần mềm nào, mà đơn giản là họ cótiền), rồi tổ chức này đứng ra kiện các công ty đượccho là vi phạm các bằng sáng chế phần mềm đó ra tòavà hưởng lợi từ các vụ kiện đó, bất chấp việccông ty bị kiện có thể bị phá sản hoặc phải chịuqui hàng nộp phí thường xuyên cho bên khởi kiện. Bằngcách này, tương lai của các doanh nhân phần mềm, lậptrình viên phần mềm hoặc trở thành nô lệ thườngxuyên nộp tiền bảo kê cho các tổ chức ở trên, hoặcsẽ lấy tòa án làm “chiến trường” quen thuộc củamình.

Vào tháng 05/2007,Microsoft từng dọa kiện thế giới PMTDNM vi phạm 235 bằngsáng chế của hãng nhưng lại không chỉ ra đó là cácbằng sáng chế nào để thế giới PMTDNM có thể loại bỏchúng ra khỏi mã nguồn các sản phẩm của mình như họđã từng làm với 2 bằng sáng chế phần mềm mà Microsoft cho là của mình có liên quan tới hệ thống tệpFAT (File Allocation Table) và hãng đã kiện TomTom, mộtcông ty nhỏ chuyên sản xuất các thiết bị định vịtoàn cầu trang bị trong các ô tô có sử dụng hệ điềuhành PMTDNM GNU/Linux vào tháng 02/2009.

Vào tháng 09/2009Microsoft đã bán 22 bằng sáng chế mà hãng sở hữu cóliên quan tới hệ điều hành GNU/Linux cho một tổ chứclà ATS với mong muốn sau này, ATS mới thực sự là ngườiđứng ra kiện thế giới nguồn mở và Linux vi phạm cácbằng sáng chế, còn người chủ mưu Microsoft sẽ trởthành ngư ông đắc lợi. Tuy nhiên, ngay sau đó ATS đã bánlại cho Mạng Phát minh Mở OIN (Open Invention Network), mộtkho chứa các bằng sáng chế bảo vệ cho GNU/Linux và cácsản phẩm PMTDNM, vì thế phá vỡ kế hoạch ném đá dấutay của Microsoft. (Xem: “Némđá dấu tay”, tạp chí Tin học và Đời sống, sốtháng 10/2009).

Gần đây nhất, vàotháng 11/2010, CPTN Holdings LLC, đại diện cho một nhóm 4công ty gồm Microsoft, Oracle, Apple và ECM đã mua 882 bằngsáng chế phần mềm của công ty chuyên cung cấp các dịchvụ liên quan tới PMTDNM Novell mà chúng hầu hết có liênquan tới hệ điều hành GNU/Linux và các sản phẩm côngnghệ mở khác. Hai tổ chức OSI và FSF lần lượt đã đệtrình các kiến nghị của mình lên Bộ Tư pháp Mỹ vàVăn phòng Cartel Liên bang Đức để yêu cầu các cơ quannày can thiệp vì họ nghi ngờ CPTN có thể sẽ sử dụngcác bằng sáng chế phần mềm này đểẩn dấu những ý định bất chính chống lại thế giớiPMTDNM. Vào tháng 04/2011, BộTư pháp Mỹ đã đưa ra phánquyết 5 điểm, trong đó nổi bậtnhất là việc tấtcả các bằng sáng chế của Novell sẽ được mua tuântheo giấy phép GNU General Public License (GPL), một giấy phépnguồn mở được sử dụng rộng rãi, và giấy phép củaMạng Sáng tạo Mở OIN, một kho giấy phép chính đối vớiGNU/Linux. Điều này sẽ đảm bảo rằng vĩnh viễn khôngai có thể sử dụng các bằng sáng chế này để kiệnthế giới PMTDNM vi phạm chúng được nữa.

BẢOVỆ SỰ SÁNG TẠO

Sựkiện Bộ Tư pháp Mỹ can thiệp vào việc mua bán các bằngsáng chếphần mềm đã nhắc nhở các nhà cung cấp phần mềm sởhữu độc quyền phải chú ý rằng những hành động củahọ sẽ bị soi xét, và giúp thiết lập một vùng bảo vệcủa chính phủ xung quanh sự phát triển và sử dụngnguồn mở, điều chưa từng xảy ra từ trước tới nay.Sự kiện này cũng đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng,việc các hãng lớn có nhiềutiền để mua các bằng sáng chế không đồng nghĩa vớiviệc các hãng đó (khuyến khích) đổi mới sáng tạotrong phần mềm. Nói một cách khác, với những ý đồđen tối và vô lại, thì việc hiện thực hóa các ýtưởng thành thật nhiều tiền cho 1 công ty hoặc mộtnhóm công ty nào đó không chắc đã phải là một sự đổimới sáng tạo, mà ngược lại, nó có thể là một ýtưởng bệnh hoạn được sử dụng để tiêu diệt đổimới sáng tạo, để giết chết sự cạnh tranh của cácđối thủ trong thị trường, mà hậu quả tai hại củanó không chỉ dừng lại đối với những người sửdụng, các lập trình viên và các công ty phần mềm, màcòn có thể tới vận mệnh của một chính phủ và sựtồn vong của một quốc gia.

Nhưmột luật sư nổi tiếng trong các vụ kiện có liên quantới các bằng sáng chế phần mềm tại Mỹ đã phảithốt lên rằng: Trong vụ này, những người thắng cuộcrõ ràng là các nhà đầu tư vào các hệ sinh thái nguồnmở, những người bây giờ sẽ có ít việc phải lo lắnghơn về các bằng sáng chế phần mềm. Những ngườichiến thắng còn bao gồm cả các lập trình viên nguồnmở, những người sử dụng các PMTDNM, và nhiều dạngcác nhà cung cấp khác mà trực tiếp hoặc gián tiếphưởng lợi nhuận từ sự tồn tại của mã nguồn mởkhỏe mạnh và không bị cản trở. Còn những kẻ thuacuộc là các công ty trong nhóm mua mà họ sẽ không bao giờcòn có khả năng đặt ra một số các bằng sáng chế màhọ định mua vì những mục đích đen tối mà họ cótrong đầu đối với các bằng sáng chế phần mềm đó.

Đãcó nghiên cứu chỉ ra rằng, PMTNDMlà nguồn của đổi mới sáng tạovà rằng việc làm hại PMTDNM sẽ làm hại nguồn của đổimới sáng tạo. Thiệt hại đối với PMTDNM từ các bằngsáng chế không chỉ dừng lại đối với công nghệ. Nócướp đi tính sáng tạo của các doanh nhân và các lậptrình viên trong sự tìm kiếm của họ các mô hình mớitrong phát triển và kinh doanh phần mềm và khả năng củahọ thu về những phần thưởng từ các đổi mới sángtạo đó.

Hyvọng Việt Nam từ giờ trở đi sẽ không có ai cố tìmcách làm hại tới nguồn của đổi mới sáng tạo.

Nhưđể nhắc lại cho rõ và tránh mọi sự hiểu lầm, câuchuyện trong bài này chỉ nói về bằngsáng chế phần mềm,không nói về bằng sáng chế của các lĩnh vực khác, nhưlĩnh vực ô tô, thậm chí lĩnh vực phần cứng máy tính.

TrầnLê

PS:Bài được đăng trên tạp chí Tin học & Đời sốngsố tháng 07/2011, trang 64-65.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay12,431
  • Tháng hiện tại677,777
  • Tổng lượt truy cập37,479,351
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây