5.3 Tạo lập và chia sẻ OER

Thứ ba - 07/05/2024 05:37
5.3 Tạo lập và chia sẻ OER

5.3 Creating and Sharing OER

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-3-creating-and-sharing-oer/

Phần lớn khóa học này tập trung vào cách tạo ra các tài liệu được cấp phép mở, bằng việc chia sẻ quan điểm pháp lý và các bước thực hành cần thiết. Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá và thực hành cách tạo lập OER để chúng có thể có tác động lớn nhất và được sử dụng mà không có bất kỳ rào cản pháp lý hoặc kỹ thuật nào.

“Shared” của hansol. CC BY 2.0 (lưu ý: hình ảnh đã bị loại bỏ khỏi web)

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Một phần quan trọng trong công việc của bất kỳ nhà giáo dục nào là chuẩn bị, cập nhật và kết hợp các tài liệu học tập. Việc mở những tài liệu đó chỉ cần một vài bước bổ sung và việc này dễ dàng hơn bạn nghĩ. Những bước đó là gì? Bạn nên cân nhắc và mong đợi điều gì khi muốn tạo lập và xuất bản mở các tài nguyên của mình?

Khi chúng ta chia sẻ các tài nguyên giáo dục của mình dưới dạng OER, chúng ta chia sẻ các thực tiễn tốt nhất, chuyên môn, thách thức và giải pháp của mình. Giáo dục là chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ công việc của mình với nhiều người hơn – chúng ta trở thành những nhà giáo dục giỏi hơn.

Kết quả học tập

  • Hãy tưởng tượng OER của bạn sẽ hoạt động như thế nào trong thực tế.

  • Chọn (các) giấy phép CC cho tài nguyên của bạn.

  • Kiểm tra quyết định cấp phép mở của bạn về tính tương thích (tức là nó có thể được phối lại) với OER khác.

  • Xác định nhu cầu/thách thức để cải thiện khả năng tiếp cận OER cho bất kỳ ai.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Bây giờ bạn tạo ra loại tài nguyên học tập nào? Bạn có xuất bản hoặc chia sẻ những tài nguyên này với người khác để lấy phản hồi không? Bạn nghĩ tài nguyên nào của bạn có thể mang lại lợi ích cho các nhà giáo dục, người học, thư viện hoặc nhà khoa học? Nếu bạn chọn chia sẻ, bạn muốn trao cho người khác bao nhiêu quyền tự do; bạn sẽ cho phép người khác sử dụng lại tác phẩm của bạn những quyền gì?

Có được kiến thức cơ bản

Tại sao phải chia sẻ?

Để có phần giới thiệu về lý do tại sao việc chia sẻ tác phẩm của bạn dưới dạng OER là quan trọng, hãy xem video này:

Video: Các vấn đề Giáo dục Mở: Tại sao việc chia sẻ nội dung lại quan trọng? (thời gian 03:51)

“Các vấn đề về Giáo dục Mở: Tại sao việc chia sẻ nội dung lại quan trọng?” video của Nadia Mirele, CC BY 3.0

Vì các nhà giáo dục và thủ thư có thể chia sẻ OER với mọi người với chi phí gần như bằng không[1], chúng ta nên làm như vậy. Xét cho cùng, giáo dục về cơ bản là chia sẻ kiến thức và ý tưởng. Thư viện có nhiệm vụ lưu trữ, chia sẻ và giúp đỡ người học tìm thấy những kiến thức mà họ tìm kiếm. Khi chúng ta cấp phép CC cho tác phẩm của mình, chúng ta đang chia sẻ tác phẩm đó với công chúng theo các giấy phép đơn giản, hợp pháp. Việc chia sẻ tác phẩm của bạn là một món quà cho thế giới.

Chọn giấy phép CC cho OER

Creative Commons có một bộ sáu giấy phép bản quyền mở – và hỗ trợ đầy đủ cho việc lựa chọn và sử dụng bất kỳ giấy phép CC hoặc công cụ phạm vi công cộng nào của tác giả. Tuy nhiên, không phải tất cả các tài liệu giáo dục có sẵn theo giấy phép CC đều là OER. Xem lại biểu đồ này để biết chi tiết các giấy phép CC nào hoạt động tốt cho tài nguyên giáo dục và các giấy phép nào không.

Hai giấy phép CC Không có Phái sinh – ND (NoDerivatives) không phải là các giấy phép tương thích với OER vì chúng không cho phép công chúng sửa đổi hoặc phối lại các tài nguyên giáo dục và chia sẻ chúng một cách công khai. Vì các giấy phép ND không đáp ứng 5R hoặc bất kỳ định nghĩa OER chính thức nào, phong trào giáo dục mở không coi các tài nguyên giáo dục được cấp phép ND là “OER”.

Việc chọn giấy phép phù hợp cho OER của bạn đòi hỏi bạn phải suy nghĩ về những quyền nào bạn muốn cấp cho những người sử dụng khác - và những quyền nào bạn muốn giữ lại cho chính mình. Hãy đọc “Cộng đồng Sách giáo khoa Mở ủng hộ Giấy phép CC BY cho Sách giáo khoa Mở” và suy nghĩ về lý do tại sao họ khuyến nghị Giấy phép Creative Commons Ghi công (CC BY) cho giáo dục. Bạn có thể tìm thấy văn bản tương tự với nhiều lập luận được đưa ra hơn về cùng giấy phép cho xuất bản nghiên cứu khoa học này trong “Tại sao CC BY?” từ Hiệp hội các Nhà xuất bản Học thuật Truy cập Mở (Open Access Scholarly Publishers Association).

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa OER và Truy cập Mở - Open Access (cũng như các tác phẩm Văn hóa Tự do - Free Cultural works), hãy đọc “Làm rõ các Tác phẩm Văn hóa Tự do, Tài nguyên Giáo dục Mở và Truy cập Mở”, chia sẻ đồ họa thông tin sau.

Làm rõ các tác phẩm Văn hóa Tự do, Tài nguyên Giáo dục Mở và Truy cập Mở, của Paul G. West, Phiên bản 4 tháng 5/2021, CC-BY 4.0.

Để biết thông tin cơ bản về các giấy phép, cách chọn và áp dụng giấy phép cho tác phẩm của bạn hoặc các tác phẩm được kết hợp từ những người và nguồn khác, hãy xem lại Phần 4.1

Các vụ kiện tụng pháp lý về giấy phép CC liên quan đến OER

Để biết phân tích chi tiết về án lệ của Creative Commons, hãy xem Phần 3.4 “Khả năng thực thi giấy phép”. Creative Commons duy trì danh sách các quyết định của tòa án và án lệ từ các quyền tài phán khắp trên thế giới liên quan đến các giấy phép và công cụ CC trong Cơ sở dữ liệu pháp lý CC.

Trong năm 2017−18 đã có hai vụ kiện pháp lý liên quan đến giáo dục mở: Great Minds kiện FedEx Office và Great Minds kiện Office Depot, như được tham chiếu trong Bài 4 (xem phần 4.2 và phần Các tài nguyên bổ sung). Xin nhắc lại, cả hai trường hợp đều liên quan đến OER được các trường sử dụng vì mục đích phi thương mại. Trong cả hai trường hợp, tòa án quận nhận thấy rằng một cửa hàng sao chép thương mại có thể sao chép các tài liệu giáo dục theo yêu cầu của khu trường học đang sử dụng chúng theo giấy phép CC BY-NC-SA; do đó, không có vi phạm bản quyền giấy phép hoặc vi phạm giấy phép CC nào xảy ra.

Những ý kiến cân nhắc khác

Ngoài việc chọn giấy phép CC phù hợp, những khía cạnh nào khác của tính mở và phương pháp sư phạm đáng được xem xét? Đây là danh sách các thực hành tốt nhất để đưa vào tác phẩm của bạn khi xây dựng OER

Học phần 8 về “Chia sẻ OER” của Open Washington sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên thực tế về cách chia sẻ OER trên trực tuyến và chuẩn bị để chúng cũng sử dụng được ngoại tuyến.

Bách khoa toàn thư và thiết bị đọc sách điện tử trên thảm cỏ xanh của papirontul. Phạm vi công cộng: CC0

Đảm bảo OER là truy cập được tới bất kỳ ai

Về cốt lõi, OER là về việc đảm bảo mọi người đều có quyền truy cập. Không chỉ những người giàu, không chỉ những người có thể nhìn hoặc nghe, không chỉ những người có thể đọc tiếng Anh, không chỉ những người có thiết bị kỹ thuật số có quyền truy cập Internet tốc độ cao – mà tất cả mọi người.

Khi các tác giả và cơ sở xây dựng và chia sẻ OER, các thực hành tốt nhất về khả năng tiếp cận cần phải là một phần của thiết kế giảng dạy và kỹ thuật ngay từ đầu. Các nhà giáo dục có trách nhiệm pháp lý và đạo đức để đảm bảo tất cả người học, kể cả những người khuyết tật, đều có thể tiếp cận đầy đủ các tài nguyên học tập của chúng ta.

Xem “Nói một cách đơn giản: Tìm hiểu về Khả năng tiếp cận trong Tài liệu Học tập Kỹ thuật số” của Trung tâm Quốc gia về Tài liệu Giáo dục Tiếp cận được (6:42)

“Nói một cách đơn giản: Tìm hiểu về Khả năng tiếp cận trong Tài liệu Học tập Kỹ thuật số” của Trung tâm Quốc gia về Tài liệu Giáo dục Tiếp cận, CC BY 3.0.

Các thực hành tốt nhất để đảm bảo OER của bạn có thể truy cập được cho tất cả mọi người bao gồm:

  1. đưa tác phẩm của bạn vào phạm vi công cộng (CC0) hoặc thêm một giấy phép CC không phải ND vào tác phẩm của bạn,

  2. làm cho việc tải xuống tác phẩm của bạn ở các định dạng tệp có thể chỉnh sửa trở nên đơn giản, để những người khác có thể sửa đổi và/hoặc dịch nó nhằm đáp ứng các nhu cầu địa phương và làm cho nó có thể truy cập được, và

  3. quan trọng nhất – thiết kế tác phẩm của bạn để có khả năng truy cập được ngay từ đầu.

Các lưu ý cuối cùng

Tính mở trong giáo dục không chỉ có nghĩa là khả năng tiếp cận hoặc sự chắc chắn về mặt pháp lý đối với những gì bạn có thể sử dụng, sửa đổi và chia sẻ với người học của mình. Giáo dục mở có nghĩa là thiết kế nội dung và thực hành để đảm bảo mọi người đều có thể tham gia tích cực và đóng góp vào tổng thể tất cả tri thức của nhân loại. Khi các nhà giáo dục và người học sửa đổi OER của người khác và tạo lập và chia sẻ OER mới, khả năng truy cập phải luôn nằm trong danh sách kiểm tra thiết kế của bạn.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Trong khi ở nhiều quốc gia khác (như ở nhiều quốc gia thành viên EU), chi phí có thể không phải là vấn đề, thì bản quyền hạn chế và việc thu hẹp quyền sử dụng hợp lý/quyền xử lý hợp lý có thể hạn chế các phương pháp giảng dạy mới.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

 

Much of this course focused on how to create openly licensed materials, by sharing the legal perspective and the practical steps needed. In this unit we will explore and practice how to create OER so they can have the biggest impact and be used without any legal or technical barriers.

“Shared” by hansol. CC BY 2.0 (note: image has been removed from the web)

Big Question / Why It Matters

A big part of any educator’s work is preparing, updating, and combining learning materials. Making those materials open requires just a few additional steps, and it’s easier than you think. What are those steps? What should you consider and expect when you want to create and publish your resources in the open?

When we share our education resources as OER, we share our best practices, our expertise, our challenges and solutions. Education is about sharing. When we share our work with more people – we become better educators.

Learning Outcomes

  • Imagine how your OER will work in practice.

  • Select a CC license(s) for your resources.

  • Examine your open license decision for compatibility (i.e., can it be remixed) with other OER.

  • Identify needs and challenges to improving OER accessibility for everyone.

Personal Reflection / Why it Matters To You

What kind of learning resources do you create now? Do you publish or share these resources with other people for feedback? Which of your resources do you think could benefit fellow educators, learners, libraries or scientists? If you choose to share, how much freedom do you want to give to others; what permissions will you allow for others to reuse your work?

Acquiring Essential Knowledge

Why share?

For an introduction on why it is important to share your work as OER, watch this video:

Video: Open Education Matters: Why is it important to share content? (time 03:51)

“Open Education Matters: Why is it important to share content?” video by Nadia Mireles, CC BY 3.0

Because educators and librarians can share OER with everyone for near zero cost[1], we should. After all, education is fundamentally about sharing knowledge and ideas. Libraries are about archiving, sharing and helping learners find the knowledge they seek. When we CC license our work, we are sharing that work with the public under simple, legal permissions. Sharing your work is a gift to the world.

Choosing a CC license for OER

Creative Commons has a suite of six open copyright licenses – and fully support authors’ selection and use of any of the CC licenses or public domain tools. However, not all education materials available under a CC license are OER. Review this chart that details which CC licenses work well for education resources and which do not.

The two CC NoDerivatives (ND) licenses are not OER-compatible licenses because they do not allow the public to revise or remix educational resources and share them publicly. Because the ND licenses do not meet the 5Rs or any of the major OER definitions, the open education movement does not consider ND-licensed education resources “OER.”

Choosing the right license for your OER requires you to think about which permissions you want to give to other users – and which permissions you want to retain for yourself. Read the “Open Textbook Community Advocates CC BY License for Open Textbooks” and think about why they recommend the Creative Commons Attribution License (CC BY) for education. You can find similar text with more arguments made about this same license for publishing scientific research in “Why CC BY?” from Open Access Scholarly Publishers Association.

For a better sense of the relationship between OER and Open Access (as well as Free Cultural works), read “Clarification of Free Cultural Works, Open Educational Resources and Open Access,” which shares the following infographic.

Clarification of Free Cultural Works, Open Educational Resources and Open Access, by Paul G. West, Version 4 May 2021, CC-BY 4.0.

For basic information about the licenses, how to choose and apply one to your work or combined works from other people and sources, revisit Section 4.1

CC license legal cases involving OER

For a detailed analysis of Creative Commons case law, see Section 3.4 “License Enforceability.” Creative Commons maintains a listing of court decisions and case law from jurisdictions around the world related to CC licenses and tools in the CC Legal Database.

In 2017−18 there were two legal cases concerning open education: Great Minds vs. FedEx Office and Great Minds vs. Office Depot, as referenced in Unit 4 (see section 4.2 and the Additional Resources section). As a reminder, both cases involved OER used by schools for non commercial purposes. In both cases, the district courts found that a commercial copy shop may reproduce educational materials at the request of a school district that is using them under a CC BY-NC-SA license; thus, no license copyright infringement or violation of the CC license had occurred.

Other considerations

Other than choosing the right CC license, what other aspects of openness and pedagogy are worth considering? Here is a list of best practices to include in your work when building OER

The Open Washington Module 8 on “Sharing OER” will give you practical advice on how to share OER online and prepare them to be used offline as well.

Encyclopedia and e-book reader on green grass by papirontul. Public domain: CC0

Ensuring OER is Accessible to Everyone

At its core, OER is about making sure everyone has access. Not just rich people, not just people who can see or hear, not just people who can read English, not just people who have digital devices with access to high speed internet – everyone.

As authors and institutions build and share OER, best practices in accessibility need to be part of the instructional and technical design from the start. Educators have legal and ethical responsibilities to ensure our learning resources are fully accessible to all learners, including those with disabilities.

Watch “Simply Said: Understanding Accessibility in Digital Learning Materials” by the National Center on Accessible Educational Materials (6:42)

“Simply Said: Understanding Accessibility in Digital Learning Materials” by National Center on Accessible Educational Materials, CC BY 3.0.

Best practices to ensure your OER is accessible to all include:

  1. putting your work into the public domain (CC0) or adding a non-ND CC license to your work,

  2. make it simple to download your work in editable file formats, so others can modify and/or translate it to meet local needs and make it accessible, and

  3. most important – design your work to be accessible from the start.

Final remarks

Openness in education means more than just access or legal certainty over what you are able to use, modify, and share with your learners. Open education means designing content and practices that ensure everyone can actively participate and contribute to the sum of all human knowledge. As educators and learners revise others’ OER and create and share new OER, accessibility should always be on your design checklist.

  1. While in many other countries (like in many EU member states), cost may not be a problem, restrictive copyright and narrow fair use / fair dealing rights can limit new teaching methods.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay629
  • Tháng hiện tại120,257
  • Tổng lượt truy cập37,647,081
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây