Rà soát lại tổng thể các dự án, chính sách và nghiên cứu OER ở các nước Nam bán cầu

Thứ sáu - 05/06/2015 06:10

Desktop review of OER projects, policies and research in the Global South

 

Theo: http://roer4d.org/desktop-review

 

Các kết quả của dự án

 

Mục tiêu chính:

Để cung cấp tổng quan trong khu vực về các dự án, các chính sách và nghiên cứu về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Education Resources) ở các nước Nam bán cầu.

 

Các mục tiêu cụ thể:

  1. Cung cấp tổng quan về các dự án, các chính sách và nghiên cứu về OER cũng như các yếu tố hạ tầng, pháp lý, văn hóa - xã hội và/hoặc kinh tế có thể ảnh hưởng tới sự áp dụng OER trong giáo dục ở Nam Mỹ (với trọng tâm cụ thể nhằm vào Peru, Chile và Colombia); Sub-Saharan Africa (với trọng tâm cụ thể nhằm vào Ghana, Kenya và Nam Phi), và Nam Á/Đông Nam Á (với trọng tâm cụ thể nhằm vào Ấn Độ, Indonesia và Malaysia).

  2. Cung cấp thông tin cơ sở cho các nhà nghiên cứu Dự án Nghiên cứu về OER vì Sự phát triển - ROER4D trong các vùng khác nhau và siêu phân tích cuối cùng.

  3. Đóng góp cho cơ sở tri thức các hoạt động OER đã và đang được phát triển rồi từ các dự án có liên quan tới OER ở các nước bán cầu Nam và bán cầu Bắc.

 

Tổng quan

Thông tin nền tảng về các dự án, các chính sách và nghiên cứu về OER và thông tin về các yếu tố hạ tầng, pháp lý, văn hóa - xã hội và/hoặc kinh tế có thể ảnh hưởng tới sự áp dụng OER trong giáo dục ở các vùng đó là không hoàn chỉnh, bất chấp công việc của các dự án hiện hành như các Chính sách cho Dự án Tiếp thu OER (POERUP).

 

Dự án rà soát lại tổng thể này sẽ cố gắng cung cấp tổng quan trong khu vực các dự án, các chính sách và nghiên cứu ở các nước bán cầu Nam để định chuẩn cho hoạt động OER trong các khu vực đó trong giai đoạn 2013-2016. Sự rà soát lại đó sẽ thông báo cho các nhà nghiên cứu trong dự án ROER4D để định vị dễ dàng nghiên cứu về đất nước của họ và để cung cấp cho các cơ quan chính phủ các thông tin có kiểm chứng đầy đủ cho mục đích phát triển các chính sách.

 

Dự án sẽ cung cấp thông tin nền tảng trong việc xúc tác và thúc ép các yếu tố hạ tầng, pháp lý, văn hóa - xã hội và/hoặc kinh tế có thể ảnh hưởng tới sự áp dụng OER trong giáo dục sau phổ thông cho các nhà nghiên cứu có liên quan trong các tiểu dự án của ROER4D và siêu phân tích cuối cùng của ROER4D. Nó cũng sẽ đóng góp cho cơ sở tri thức các hoạt động OER đã và đang được phát triển rồi từ các dự án OER có liên quan như POERUP, OER Research Hub, Open Policy Network, dự án được đề xuất từ OECD’S Centre for Educational Research and Innovation (CERI)OER Mapping Project. Bổ sung thêm, tổng quan đó hy vọng sẽ xây dựng dựa vào Dự án Phát triển Chính sách của UNESCO (UNESCO OER Policy Development Project) và dự án nghiên cứu hiện hành ở một cơ sở ở các nước bán cầu Nam, đó là Fundação Getulio Vargas (FGV), đang được Nhóm Khóa học Mở (Open Courseware Consortium) tiến hành.

 

Cố vấn dự án: TS Patricia Arinto

Phương pháp luận: Rà soát lại tổng thể

 

Project Outputs

General objective:

To provide a regional overviews of OER projects, policies and research in the Global South.

Specific Objectives:

1) To provide overviews of OER projects, policies and research as well as infrastructural, legal, socio-cultural and/or economic factors that might influence the adoption of OER in education in South America (with specific focus on Peru, Chile and Colombia); Sub-Saharan Africa (with specific focus on Ghana, Kenya and South Africa), and South/ South-East Asia (with specific focus on India, Indonesia and Malaysia).

2) To provide background information for the ROER4D researchers in the various regions and the final meta-analysis.

3) To contribute to the knowledge base of OER activities already being developed by associated OER projects in the Global North and the Global South.

Overview

Background information on OER projects, policies and research and information on infrastructural, legal, socio-cultural and/or economic factors that might influence the adoption of OER in education in these regions is incomplete, despite the work of current projects such as Policies for OER Uptake Project (POERUP).

This desktop review project will endeavour to provide a regional overview of OER projects, policies and research in the Global South to benchmark OER activity in these regions during the period 2013-2016. The review will inform the researchers in the ROER4D project to easily locate their country-based research and to provide government agencies with sufficient evidenced-based information to inform policy development.

The project will provide background information on enabling and constraining infrastructural, legal, socio-cultural and/or economic factors that might influence the adoption of OER in post-secondary education for the researchers involved in the ROER4D sub-projects and the final ROER4D meta-analysis. It will also contribute to the knowledge base of OER activities already being developed by associated OER projects such as POERUP, the OER Research Hub, the Open Policy Network, the proposed project by the OECD’S Centre for Educational Research and Innovation (CERI) and the OER Mapping Project. In addition, the overview will hopefully build upon the UNESCO OER Policy Development Project and a current research project on one institution in the Global South, namely Fundação Getulio Vargas (FGV), being undertaken by the Open Courseware Consortium.

Project Mentor: Dr Patricia Arinto

Methodology: Desktop review

 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay9,325
  • Tháng hiện tại529,508
  • Tổng lượt truy cập36,588,101
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây