Forge.mil đã thay đổi cách mà Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển phần mềm như thế nào

Thứ hai - 25/05/2015 05:49

How Forge.mil changed the way the US DoD develops software

Posted 17 Apr 2015 by Chris Nimmer

Theo: http://opensource.com/government/15/4/how-forgemil-changed-way-dod-develops-software

Bài được đưa lên Internet ngày: 17/04/2015

 

Lời người dịch: Forge.mil là một sáng kiến nhằm phát triển các ứng dụng và cộng đồng nguồn mở trong quân đội Mỹ, bắt đầu từ năm 2009. Và đây là kết quả của nó: “5 năm sau triển khai, sáng kiến Forge.mil nguồn mở đã chứng minh là một thành công vang dội. Nó vượt qua nhiều mục tiêu ban đầu của nó chỉ trong vòng 18 tháng. Ngày nay, Forge.mil có 24.000 người sử dụng có đăng ký, 900 dự án, 200 nhóm tích cực, 2.900 ứng dụng và hơn 150.000 bản tải về - và dịch vụ đó đang gia tăng từng ngày”. Không biết ở Việt Nam, để xây dựng một thứ tương tự thì cần có sự đả thông về nhận thức trong vòng bao nhiêu năm?

 

Khi bạn nghĩ về công nghệ nguồn mở, chính phủ Mỹ không hiểu ngay. Tuy nhiên, thực thế là Bộ Quốc phòng (DoD) không phải là một trong những cơ quan duy nhất lớn nhất đất nước, mà còn là một trong những nhà phát triển phần mềm tích cực nhất thế giới, với hàng ngàn dự án phần mềm và các phát triển đang được tiến hành. Nó cũng là người đề xuất khổng lồ của công nghệ nguồn mở.

 

Trong khi các lập trình viên phần mềm của chính phủ cộng tác tốt ngày nay, thì năm 2009 từng là một câu chuyện khác. Nhiều trong số các ophần mềm là dư thừa, bị khói trói vào các nhà bán hành và các nhà tích hợp, không tương thích với các phần mềm khác, và đã có một số ít người biết cách để duy trì nó. Ngắn gọn, đó từng là một thách thức. Một phần của vấn đề từng là bản chất tự nhiên của phát triển phần mềm cần thiết để hỗ trợ cho DoD.

 

Ban đầu, yêu cầu quân sự về các dãy phần mềm chủ yếu từ các hệ thống vũ khí phòng thủ chính tới tự động hóa văn phòng để cải thiện hiệu năng qua các yêu cầu về hậu cần, kế hoạch, truyền thông, và chỉ huy kiểm soát. Hơn nữa, đám người sử dụng biến hóa lớn - bao gồm cả các chiến binh ở “đỉnh ngọn giáo”, cho tới các sỹ quan tác chiến và lãnh đạo cao cấp quân sự. Cuối cùng, các quy trình phát triển và phân phối là phức tạp vì phần mềm quân sự phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cực kỳ cao về an toàn và chất lượng. Các hệ thống đó phải đi qua kiểm thử toàn diện, nhiều lớp và thủ tục phê chuẩn không điển hình của công việc dân sự.

 

Với nhiều lớp phát triển phần mềm của DoD, việc quây hệ thống đó trong một hình hài có khả năng quản lý được từng là một nhiệm vụ khó khăn. Về bản chất, quản lý phần mềm là không ổn định, thường được thực hiện “đặc biệt” và trong các ống silo. Các đội dự án đã phải tái chế chiếc bánh xe với từng ứng dụng mới, đặc biệt bắt đầu từ đầu với từng sáng kiến - và điều đó từng là một quy trình rất mất thời gian, không hiệu quả, và đặc biệt đắt đỏ.

 

Sự phát triển của Forge.mil đã bắt đầu với các thách thức đó trong đầu. Forge.mil từng được thành lập dựa vào sự thành công của các sáng kiến về phần mềm cộng tác trước đó, với mục tiêu mở rộng sự cộng tác khắp tất cả DoD, bao gồm quân đội Mỹ, các nhân viên dân sự của chính phủ, và một mạng mở rộng các nhà thầu và đối tác.

 

Các mục tiêu ban đầu của việc phát triển cộng đồng nguồn mở Forge.mil từng là để tạo ra một quy trình phát triển mở và minh bạch hơn mà có thể loại bỏ các rào cản để sử dụng lại, khuyến khích sự cộng tác, và làm nản chí các hệ thống sở hữu độc quyền hoặc đóng. Xây dựng một cộng đồng mở rộng, cộng tác như vậy đòi hỏi một nền tàng Quản lý Vòng đời Ứng dụng - ALM (Application Lifecycle Management) có khả năng thích nghi được để xúc tác cho sử dụng lại mã và các cải tiến chất lượng, cũng như cải thiện thời gian đưa ra thị trường đối với các ứng dụng mới. Cuối cùng, DoD chọn nền tảng TeamForge ALM của CollabNet như một nền tảng trên đó để xây dựng Forge.mil.

 

Sự triển khai của Forge.mil đã tạo ra những cải tiến đo đếm được trong việc giảm chi phí và thời gian vòng đời phát triển. Forge.mil cũng tạo thuận lợi cho việc đưa ra nhanh các dự án mới và tăng tốc sự chuyển đổi từ các nền tảng cũ.

 

Chỉ riêng các lợi ích của sử dụng lại mã đã là ấn tượng. DoD đã thấy những cải tiến về chất lượng mã sờ mó được và một sự gia tăng thấy được về thời gian đưa ra thị trường cho các ứng dụng mới. Những lợi ích đó đã được hiện thực hóa lặp đi lặp lại trong các dự án trải từ các hệ thống vũ khí quân sự cho tới những điều cần thiết trong vận hành ở phía doanh nghiệp. Hơn nữa, nói về những lợi ích về chi phí là “đáng kể” chắc chắn là một sự nói giảm đi - ước tính từ Cơ quan các Hệ thống Thông tin Quốc phòng - DISA chỉ ra tiết kiệm khoảng từ 18.000 USD/1 dự án cho các đội nhỏ (từ 1-15 lập trình viên) tới 1.2 triệu USD /1 dự án lớn cho các nhóm doanh nghiệp lớn (từ 300-2.000 lập trình viên).

 

Bổ sung thêm vào các kết quả rất thực tế và hữu hình đó, Forge.mil đưa ra một số lợi ích vô hình khác. Cộng đồng phát triển mới được hình thành làm bật lên sự đổi mới và sáng tạo mà nếu khác là không thể với tới được. Forge.mil cũng mang theo với nó nhiều lợi ích xã hội và công nghệ có liên quan của các cộng đồng phần mềm nguồn mở, chúng truyền cảm hứng cho các mạng ngang hàng và tăng cường chất lượng, sự lanh lẹ và sự đổi mới của phần mềm.

 

5 năm sau triển khai, sáng kiến Forge.mil nguồn mở đã chứng minh là một thành công vang dội. Nó vượt qua nhiều mục tiêu ban đầu của nó chỉ trong vòng 18 tháng. Ngày nay, Forge.mil có 24.000 người sử dụng có đăng ký, 900 dự án, 200 nhóm tích cực, 2.900 ứng dụng và hơn 150.000 bản tải về - và dịch vụ đó đang gia tăng từng ngày.

 

When one thinks of open source technology, the U.S. government doesn’t always immediately come to mind. The truth, however, is that the Department of Defense (DoD) is not only one of the country’s largest government agencies, but also one of the most active software developers in the world, with thousands of software projects and deployments in motion. It also happens to be a huge proponent of open source technology.

While government software developers collaborate well today, 2009 was a different story. Much of the software was redundant, locked up by vendors and integrators, incompatible with other software, and had a small base of people who knew how to maintain it. In short, it was a challenge. Part of the problem was the nature of the software development needed to support the DoD.

For starters, military demand for software ranges widely–from major defense weapon systems to office automation that improves productivity through logistics, planning, communications, and command and control requirements. Furthermore, the user base varies greatly-including the warfighter at the "tip of the spear," up through senior military leadership and operations officials. Finally, development and delivery processes are complex because military software must meet extremely high standards for security and quality. These systems must pass comprehensive, multitiered test and approval procedures atypical of civilian work.

With so many layers of DoD software development, corralling the system into a manageable shape was a difficult task. As it stood, software management was inconsistent, often done "ad hoc" and in silos. Project teams had to reinvent the wheel with each new application, essentially starting from scratch with each initiative—and it was a very time consuming, inefficient, and ultimately expensive process.

The development of Forge.mil began with these challenges in mind. Forge.mil was founded based on the success of earlier collaborative software initiatives, with the goal of extending collaboration across all of the DoD, including the U.S. military, government civilians, and an extensive network of contractors and partners.

The primary goals of developing the open source Forge.mil community were to create a more open and transparent development process that could remove barriers to reuse, encourage collaboration, and discourage proprietary or closed systems. Build such an extensive, collaborative community required a powerful and adaptable Application Lifecycle Management (ALM) platform to enable code reuse and quality improvements, as well as improve of time to market for new applications. Ultimately, the DoD chose CollabNet’s TeamForge ALM platform as a foundation on which to build Forge.mil.

The implementation of Forge.mil resulted in measurable improvements in cycle time and cost reduction. Forge.mil also facilitates the rapid onboarding of new projects and accelerates the transition from legacy platforms.

The benefits of code reuse alone have been impressive. The DoD has seen tangible code quality improvements and a noted acceleration of time to market for new applications. Those benefits have been realized repeatedly in projects ranging from military weapons systems to operational necessities on the business side. Furthermore, to say the cost benefits are "substantial" is certainly an understatement—estimates from Defense Information Systems Agency (DISA) indicate savings ranging from $18,000 per project for small teams (1–15 developers) to as much as $1.2 million per project for enterprise groups (300–2,000 developers).

In addition to these very real and tangible results, Forge.mil delivers a number of intangible benefits. The newly formed development community sparks creativity and innovation that would otherwise be impossible to attain. Forge.mil also brings with it many of the social and technology-related benefits of open source software communities, which inspire peer networks and strengthen software quality, agility, and innovation.

Five years after implementation, the open source Forge.mil initiative has proven to be a resounding success. It surged past many of its initial goals in just 18 months time. Today, Forge.mil boasts 24,000 registered users, 900 projects, 200 active groups, 2,900+ applications and 150,000+ downloads—and the service is growing every day.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay43,206
  • Tháng hiện tại445,710
  • Tổng lượt truy cập36,504,303
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây