Các tiêu chuẩn toàn cầu bây giờ tồn tại cho hệ sinh thái sức khỏe của nghiên cứu và đổi mới sáng tạo

Thứ ba - 19/10/2021 06:47

April Tash

Khoa học đã tiến hóa

Tại Paris vào tháng 11 năm 2017, 195 quốc gia thành viên của UNESCO đã đồng ý với một hiệp định quốc tế đặt ra các tiêu chuẩn chung cho khoa học trong một khung chung. Khuyến nghị về Khoa học và Nhà Nghiên cứu Khoa học (2017), sau đây gọi là Khuyến nghị về Khoa học, từng là kết quả của 4 năm thương thảo đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đại diện các hiệp hội các nhà khoa học, các viện khoa học và những người khác1. ‘Đây là ngày tốt lành cho các nhà khoa học’, Pascal Janots khi đó đã bình luận. Nói chuyện nhân danh Liên đoàn Thế giới các Nhân viên Khoa học, ông đã quan sát thấy ‘thỏa thận khẳng định tầm quan trọng gia tăng của hoạt động khoa học và nhu cầu hỗ trợ nhân viên khoa học đối với sự bảo vệ, thừa nhận, đào tạo và trách nhiệm của họ ở tất cả các nơi trên thế giới.’

Quả thực, gần 5 thập kỷ qua, các hiệp hội khoa học đã kêu gọi có các tiêu chuẩn quốc tế chung dạng này, để xây dựng dựa vào các nền tảng được Khuyến nghị về Tình trạng của các Nhà nghiên cứu Khoa học của UNESCO đưa ra (1974). Tiền thân cho thỏa thuận hiện hành đã đưa ra các quyền và trách nhiệm của cá nhân các nhà nghiên cứu, để giải phóng nghiên cứu khỏi những thay đổi thất thường của chính trị trong khi đảm bảo các quyền tự do được biết để khuyến khích cộng tác và các kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động đã lập luận rằng các thực hành đạo đức và sự tham gia với xã hội cần có các thể chế hỗ trợ và một số hình thức quy định để có hiệu quả.

Qua thời gian, doanh nghiệp khoa học cũng đã tiến hóa, với sự nổi lên của các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo và Internet của Vạn vật, các khái niệm mới như vậy của phát triển bền vững và ưu thế ngày càng tăng của nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghiệp và các hợp đồng lao động ngắn hạn. Điều này đã tạo nên sự cần thiết phải cập nhật nhiều điều khoản trong thỏa thuận gốc ban đầu.

Nhu cầu về liêm chính trong nghiên cứu và trách nhiệm cả đạo đức và sinh thái, để ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám và thúc đẩy hòa nhập và phát triển bền vững, hướng tới sự thay đổi mang tính hệ thống. Những hiểu biết sâu sắc từ nhiều cuộc tranh luận gay gắt về cách tốt nhất để thiết kế các hệ thống khoa học và làm cho khoa học đáp ứng tốt hơn với xã hội được đưa ra trong Khuyến nghị về Khoa học.

Một công cụ pháp lý nắm lấy tiếp cận hệ thống

Khuyến nghị về Khoa học là công cụ pháp lý. Nó tập hợp lại trong một văn bản duy nhất các điều khoản liên quan đến quyền con người, đạo đức khoa học và đạo đức sinh học cũng như các tiêu chuẩn quản lý khoa học đặc trưng cho các hiệp định khác. Điều này gia tăng giá trị, một phần, vì nó luật hóa một tập hợp chung duy nhất các chuẩn mực và các tiêu chuẩn toàn cầu cho hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo như một tổng thể, vì thế tạo nên một mô hình tổng thể cho luật và chính sách quốc gia. Các tiêu chuẩn chung cho phép mọi người thực hiện những thay đổi thể chế cần thiết gần như cùng một lúc. Một khi những thay đổi đó diễn ra, thực tế chúng là phổ biến và tin cậy, tạo thuận lợi cho cộng tác nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, liệu trò chơi này có hoạt động hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tuân thủ và mức độ tin cậy của mỗi quốc gia trong số 195 quốc gia ký kết thực hiện 'lập pháp hoặc các bước khác để áp dụng [các điều khoản] trong lãnh thổ tương ứng của họ ".

Một tiếp cận hệ thống là đặc tính chủ chốt của khung chung mới này, ở đó các nỗ lực của các quy định khác có thể được xây dựng. Đối với các quốc gia đang cố gắng để cải thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của họ, thỏa thuận mới đó cung cấp một danh sách chọn cho các yêu cầu tối thiểu. Nó cũng lát đường cho quy định trong tương lai để trở thành khoa học đặc thù và tiên tiến hơn theo các cách thức mới, như được chứng kiến ở các đề xuất trong các lĩnh vực đa dạng như khoa học mở, trí tuệ nhân tạo và an ninh quốc gia.

Trở lại chương trình nghị sự: tự do khoa học và quyền con người đối với khoa học

Khuyến nghị về Khoa học đưa ra một dự luật về quyền và trách nhiệm đối với nhân viên nghiên cứu và các thực thể công và tư sử dụng họ trong toàn bộ hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Nó trình bày chi tiết các thành phần của tự do khoa học, bao gồm tự chủ, tự do trí tuệ, tự do nghiên cứu, tự do lương tâm, tự do hiệp hội, tự do đi lại và tự do ngôn luận. Tự do khoa học cũng xoay quanh quyền xuất bản và quyền bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của một người. Tự do khoa học này là khác với tự do hàn lâm, ở đó nó không bị phụ thuộc vào việc có nhiệm kỳ hoặc một liên kết hàn lâm.

Sự tinh chỉnh cơ bản đối với nhiều quốc gia sẽ là để đảm bảo rằng từng nhà nghiên cứu hưởng thụ các điều kiện làm việc và tự do khoa học ngang bằng với các tiêu chuẩn của Khuyến nghị về Khoa học. Các nhà nghiên cứu cần cảm thấy an toàn khi tiến hành công việc của họ. Họ cần được tự do để thể hiện bản thân một cách tự do và cởi mở về giá trị đạo đức, con người, khoa học, xã hội hoặc sinh thái của các dự án nghiên cứu, để giải thích sự thật khi họ nhìn thấy nó, để báo cáo mối quan tâm và trao đổi với các nhà khoa học khác. Họ nên được tự do hoạt động như những cơ quan giám sát vì lợi ích công cộng, cung cấp cho các cơ quan công quyền tư vấn chuyên gia, như bằng việc cảnh báo về các rủi ro tiềm tàng và các mối nguy hiểm đang nổi lên. Việc cung cấp các đảm bảo đó khuyến khích các nhà nghiên cứu mạo hiểm làm việc theo hướng cởi mở và sáng tạo hơn. Tính mở và tính sáng tạo, tới lượt nó, có lợi cho xã hội bằng việc nuôi dưỡng các kỹ năng giải quyết vấn đề và đổi mới sáng tạo. Khuyến nghị về Khoa học làm cho nó rõ ràng rằng tính mở trong thực hành nghiên cứu là cần thiết để đảm bảo quyền của mọi người đối với khoa học.

Vào ngày 06/03/2020, một sự giải thích có thẩm quyền về các bổn phận trong Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế Xã hội và Văn hóa (1966) sát theo sau sự đồng thuận được thể hiện trong Khuyến nghị về Khoa học. Làm như vậy, nó đã khẳng định rằng Khuyến nghị về Khoa học chào cho các quốc gia hướng dẫn về cách để vận hành các bổn phận của Công ước về khía cạnh các quyền con người (2020c).

Khuyến nghị về Khoa học cũng chứng minh cho quan điểm mạnh mẽ của nó có lợi đối với tự do và tính mở khoa học bằng việc chi tiết hóa vai trò của khoa học trong xã hội. ‘Truyền thông mở các kết quả, các giả thuyết và quan điểm […] nằm trong chính tâm của quy trình khoa học và cung cấp đảm bảo tính chính xác và khách quan mạnh hơn các kết quả khoa học’. Khuyến nghị về Khoa học cân bằng các quyền của các nhà nghiên cứu và của các cơ sở sản xuất nghiên cứu với các trách nhiệm của họ như bằng việc chỉ ra rằng chuẩn mực chung là xuất bản và rà soát lại ngang hàng. Nó nhấn mạnh là chuẩn mực cho việc xuất bản khoa học mở rộng tới xuất bản dữ liệu và các phương pháp được sử dụng vì điều này sẽ tạo thuận lợi cho nhân bản độc lập các kết quả.

Việc tìm ra sự cân bằng các quyền giữa tôn trọng các quyền con người trong khoa học và các giá trị và lợi ích khác có tác động tới tất cả mọi người. Ví dụ, cách thức ở đó tôn trọng quy trình khoa học được cân bằng với các lợi ích kinh tế và sức khỏe cộng đồng có thể ảnh hưởng tới tốc độ với nó các vắc xin nào được phát triển cho COVID-19. Các lợi ích sức khỏe và kinh tế được cân bằng có thể ảnh hưởng như thế nào tới tốc độ mà với nó các vắc xin đó được đảm bảo, khi vài thỏa thuận cấp phép có thể gây ra sự khan hiếm và khó khăn bằng việc định giá thành vắc xin làm cho nó không kham nổi đối với nhiều người.

Về vấn đề tham gia không phân biệt đối xử, Khuyến nghị về Khoa học đặt ra cho các quốc gia ký kết trước bổn phận của họ phải thúc đẩy các khả năng về nhân lực và thể chế của họ để khoa học được bền vững, cũng được khuyến nghị bởi Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững được phê chuẩn năm 2015. Ở nhiều nơi, cách hiệu quả nhất để mở rộng kho nhân tài đủ nhanh để có bất kỳ tác động nào đến năm 2030 sẽ là khuyến khích niềm đam mê khoa học ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ, cũng như những người thuộc các nhóm có ít đại diện khác, và khuyến khích những người có nguy cơ rời bỏ nghề nghiệp để tiếp tục hoạt động khoa học bằng cách đảm bảo một môi trường làm việc hòa nhập (xem chương 3).

Khuyến nghị về Khoa học có chuẩn mực đặc biệt chỉ định rằng các quốc gia nên hỗ trợ phụ nữ và thanh nữ, cũng như những người từ các nhóm chưa có đủ đại diện khác mà họ đang có mong muốn theo đuổi sự nghiệp khoa học, bằng việc cung cấp cho họ sự truy cập không phân biệt đối xử tới giáo dục và cải thiện truy cập của họ tới tư liệu và đào tạo khoa học, bên cạnh các biện pháp khác. Khuyến nghị về Khoa học cũng chỉ định rằng các nhà tuyển dụng, thông qua thẩm định đánh giá, cung cấp các ưu đãi cho thực hành khoa học hòa nhập, cộng tác, đạo đức và bền vững.

Khuyến nghị về Khoa học đã được kiểm chứng về sự mạch lạc của nó không chỉ với các quyền con người được đồng thuận quốc tế, mà còn với các quy định về Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo có trách nhiệm được áp dụng cho nghiên cứu do Liên minh châu Âu cấp vốn, cũng như các tuyên bố quy định chuẩn mực khác được thấy trong các công ước và tuyên bố, điều lệ, hướng dẫn và tuyên bố về đạo đức của các học viện và hiệp hội khoa học, trong số những điều khác2.

Vì sao các tiêu chuẩn toàn cầu bây giờ cần sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu

Bất chấp sức mạnh tiềm năng khổng lồ tác động tới khoa học trong tương lai của Khuyến nghị, các thách thức vẫn còn trong các khái niệm về tính trực quan và triển khai. Ví dụ, tài liệu là dài và nhiều chữ; nó còn chưa được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ và nó có thể kêu gọi vài sự điều chỉnh những điều còn chưa tiện lợi phải làm đối với các thực hành hiện hành. May thay, đã có lời kêu gọi triển khai để tập trung vào chỉ 10 lĩnh vực chính, để làm rõ thông điệp của Khuyến nghị về Khoa học và thiết lập các ưu tiên cho các phản ứng chính sách của các quốc gia (Hộp 1).

Các chủ đề như hòa nhập và thúc đẩy phụ nữ và các nhóm chưa có đủ đại diện khác, tự do di chuyển và giữ lại nhân tài, thu hút những người mới tới, cải thiện văn hóa khoa học chung qua giáo dục, tư vấn khoa học cho chính phủ và sử dụng các kết quả nghiên cứu, tất cả được đưa vào trong Khuyến nghị về Khoa học.

Đảm bảo và bảo vệ các quyền con người được dự báo trước đi kèm với nghiên cứu khoa học kỹ thuật số được toàn cầu hóa ngày nay cũng được nêu trong gói này, khi có lời kêu gọi dữ liệu tốt hơn về các điều kiện làm việc thực tế, chú ý tới phát triển sự nghiệp và cấu trúc các ưu đãi được điều chỉnh.

Kiểm tra bốn năm một lần để giám sát trách nhiệm giải trình

Các quốc gia đã đồng thuận đảm bảo các điều khoản cho nghiên cứu của họ tuân thủ với Khuyến nghị Khoa học trong khoảng thời gian hợp lý, điều có thể ngụ ý 5 hoặc 10 năm, tùy thuộc vào điểm xuất phát của quốc gia đó. Thông thường, có sự điều chỉnh tốt với các tiêu chuẩn hiện có, vì thế chỉ nên có ít khoảng trống để lấp đầy. Những khoảng trống như vậy sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chúng được phân tích so với các tiêu chuẩn chung, một khi các báo cáo đầu tiên mức quốc gia giám sát triển khai trở nên sẵn sàng vào năm 2021.

3 cách thức cho trách nhiệm giải trình

Có 3 cách thức cơ bản cho trách nhiệm giải trình. Cách thứ nhất là các công dân, những người kêu gọi chính phủ và các cơ sở công và tư của họ giải trình thông qua hành động chính trị. Các chính phủ đang bắt đầu áp dụng luật pháp và các biện pháp khác để buộc các cơ sở trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia triển khai Khuyến nghị về Khoa học.

Các chính phủ cũng đã đồng thuận kiểm tra 4 năm 1 lần, vào thời gian đó họ sẽ triển khai một khảo sát chi tiết các cơ sở của quốc gia. Báo cáo đảm bảo đó sau đó sẽ trở thành hồ sơ công khai. Đây là cách thức thứ hai. Ủy ban về các Công ước và Khuyến nghị của UNESCO giám sát quy trình này, đảm bảo nó minh bạch, công nhận sự tiến bộ và nhận đơn yêu cầu khắc phục trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Vì cách thức cơ bản thứ ba liên quan tới các chủ đề cụ thể, trách nhiệm giải trình sẽ được đảm bảo ở đây bằng các yêu cầu và kiến nghị riêng trong tương lai. Chúng có khả năng vì có các đường liên kết rõ ràng tới các quyền con người được đồng thuận quốc tế và các điều khoản là một phần rồi của luật. Các cộng đồng và các cơ sở khoa học cũng có thể tham gia, bằng việc phê chuẩn và tôn trọng cam kết y hệt để chuyển đổi các thực hành, bằng việc giúp cho chính phủ triển khai các tiêu chuẩn được kỳ vọng ở từng phần của hệ sinh thái, bằng việc sửa đổi các thực hành không tuân thủ và bằng việc đóng góp bằng chứng cho từng khảo sát 4 năm một lần và kèm theo các vụ kiện ở các tòa án.

Hộp 1: Đo lường hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo: 10 thông điệp chính

Từ 2021 trở đi, các khảo sát và rà soát lại được Liên hiệp quốc triển khai sẽ yêu cầu các quốc gia nghĩ lại các số liệu thống kê quốc gia của họ để đo lường các chủ đề mới như các điều kiện làm việc của các nhà nghiên cứu. Tương tự như cách mà phép đo gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được coi là tập trung quá hẹp để có thể nắm bắt được sức khỏe của dân cư, tiếp cận mới sẽ tìm cách mở rộng dải các chỉ số để khảo sát có ý nghĩa cho sức khỏe của hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của quốc gia. Tuy nhiên, vẫn cần phải tập trung vào số liệu thống kê và giám sát quốc gia. Đây là mục đích của khung khái niệm được gọi là Mười Lĩnh vực Chính (Ten Key Areas).

Việc giám sát Khuyến nghị về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học (2017) đưa ra sự thấu hiểu trong những gì sẽ tới, như các chủ đề sẽ được bổ sung cho dải hiện hành. Có 35 chủ đề trong các hướng dẫn giám sát đầu tiên (Azoulay, 2020b), được đóng khung bởi chỉ 10 lĩnh vực chính được đưa ra bên dưới. Thay vì nghiên cứu chỉ các đầu vào nghiên cứu (như, chi tiêu cho nghiên cứu, số lượng các sinh viên tốt nghiệp là tiến sỹ khoa học) và các đầu ra (như, số lượng các phụ huynh và các xuất bản phẩm được một hệ thống sản xuất ra), các chỉ số sẽ cần được tạo lập để hiểu các điều kiện làm việc của các nhà nghiên cứu. Các chủ đề trong tương lai có thể bao gồm văn hóa khoa học của dân cư nói chung; sự hòa nhập và truy cập tới khoa học trong các trường tiểu và trung học; tính mở; nghiên cứu thông tin cho chính sách như thế nào; mức độ tự do khoa học; và năng lực cân nhắc về đạo đức.

Các số liệu thống kê quốc gia có thể có hướng dẫn rồi để thiết lập các chỉ số còn thiếu cho 10 lĩnh vực chính đó, ở một giai đoạn sau, để tập hợp thành một bảng các chỉ số và dữ liệu sao cho đưa ra được một khảo sát được cải thiện về sức khỏe của hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của quốc gia.

1. Trách nhiệm của khoa học hướng tới các lý tưởng của Liên hiệp quốc về nhân phẩm, tiến bộ, công lý, hòa bình, phúc lợi của loài người và tôn trọng môi trường

Khoa học là một phần các nỗ lực của các quốc gia thành viên để phát triển các xã hội nhân đạo hơn, công bằng và hòa nhập hơn và để phát triển hơn nữa các lý tưởng của Liên hiệp quốc về hòa bình và phúc lợi của nhân loại (các đoạn 4, 5e, 5f, 13d).

2. Nhu cầu về khoa học để tương tác có ý nghĩa với xã hội và ngược lại

Các chính phủ và công chúng nói chung của các quốc gia thành viên thừa nhận giá trị và sử dụng khoa học và công nghệ để xử lý các thách thức toàn cầu. Xã hội tham gia vào khoa học và nghiên cứu thông qua chỉ số các nhu cầu kiến thức, tiến hành nghiên cứu khoa học và sử dụng các kết quả (đoạn 4, 5c, 13d, 19, 20, 22).

3. Vai trò của khoa học trong chính sách và ra quyết định của quốc gia, hợp tác và phát triển quốc tế

Các quốc gia thành viên cần sử dụng kiến thức khoa học theo cách thức hòa nhập và có trách nhiệm giải trình để thông tin cho chính sách và việc ra quyết định của quốc gia và để cải thiện sự hợp tác và phát triển quốc tế (các đoạn 5g, 7, 8, 9).

4. Thúc đẩy khoa học như là hàng hóa chung

Các quốc gia thành viên bị/được thúc giục đối xử với việc cấp vốn nhà nước cho nghiên cứu và phát triển như là dạng đầu tư công, sự hoàn vốn đầu tư của nó là dài hạn và phục vụ cho lợi ích của công chúng. Khoa học mở, bao gồm việc chia sẻ dữ liệu, các phương pháp, kết quả và kiến thức bắt nguồn từ nó, tăng cường cho vai trò khoa học của công chúng và cần được tạo thuận lợi và khuyến khích (các đoạn 6, 13e, 16a–v, 18b–d, 21, 34e, 35, 36, 38).

5. Các điều kiện làm việc hòa nhập và không phân biệt đối xử và truy cập tới giáo dục và việc làm trong khoa học

Tất cả các công dân hưởng thụ các cơ hội ngang bằng nhau về giáo dục và đào tạo ban đầu cần thiết cho, và tiếp cận bình đẳng tới, việc làm trong nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu khoa học hưởng thụ các điều kiện làm việc công bằng.

Sự tham gia của phụ nữ và các nhóm chưa đủ đại diện khác cần được tích cực khuyến khích để khắc phục các bất bình đẳng (các đoạn 13a–c, 24b–c, 33, 34d).

6. Bất kỳ tiến hành khoa học nào cũng tuân theo các tiêu chuẩn về các quyền con người phổ quát

Nghiên cứu nên được tiến hành theo cách thức có trách nhiệm, tôn trọng các quyền con người của các nhà nghiên cứu khoa học cũng như các thủ thể nghiên cứu. Truy cập mở tới các kết quả nghiên cứu và kiến thức bắt nguồn từ nó thúc đẩy quyền con người để chia sẻ tiến bộ khoa học và các lợi ích của nó (các đoạn 18a, 18e, 20a–c, 21, 22p, 42).

7. Cân bằng các quyền tự do, các quyền và trách nhiệm của nhà nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu khoa học tôn trọng trách nhiệm giải trình và triển khai công việc của họ theo cách thức nhân đạo, có trách nhiệm về khoa học, xã hội và sinh thái, trong khi cùng lúc họ hưởng thụ mức độ tự chủ và tự do trí tuệ và hàn lâm phù hợp với các nhiệm vụ của họ và không thể thiếu đối với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ (các đoạn 10, 11, 16a,16b, 40).

8. Liêm chính khoa học và các quy tắc ứng xử đạo đúc cho khoa học và nghiên cứu và các ứng dụng kỹ thuật của chung

Các quốc gia thành viên nên thiết lập các phương tiện phù hợp để giải quyết vấn đề đạo đức khoa học và liêm chính nghiên cứu thông qua việc phát triển các tư liệu giáo dục và đào tạo về các khía cạnh đạo đức của khoa học, thiết lập và hỗ trợ các chính sách và các ủy ban về đạo đức khoa học, và khuyến khích đạo đức nghề nghiệp của các nhà nghiên cứu, bao gồm liêm chính trí tuệ, sự nhạy cảm với xung đột lợi ích của họ và cảnh giác với các hậu quả tiềm tàng các hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ, bao gồm các ứng dụng kỹ thuật của họ (các đoạn 5d, 14c, 14d, 16a, 18b,18d,18e, 20a, 25, 39a, 39b).

9. Tầm quan trọng sống còn của vốn con người cho một hệ thống khoa học lành mạnh và có trách nhiệm

Vốn con người là trụ cột chính của hệ thống khoa học lành mạnh. Các quốc gia thành viên cần phát triển các chính sách với sự tôn trọng các khía cạnh đào tạo, việc làm, sự nghiệp và các điều kiện làm việc của các nhà nghiên cứu khoa học. Các chính sách đó cần giải quyết, ngoài ra còn có các triển vọng phát triển sự nghiệp đầy đủ; cơ hội học tập suốt đời; tạo thuận lợi cho việc di chuyển và đi lại quốc tế; bảo vệ sức khoẻ và an sinh xã hội; và hệ thống đánh giá hiệu quả toàn diện và minh bạch cho các nhà nghiên cứu khoa học (các đoạn 27, 28, 29, 30, 31, 32, 34, 41).

10. Vai trò của các quốc gia trong tạo lập và xúc tác cho môi trường khoa học và nghiên cứu

Các quốc gia thành viên - các bên liên quan của chính phủ và phi chính phủ - cần tạo ra môi trường khuyến khích hệ thống khoa học lành mạnh với đầy đủ các năng lực nhân lực và thể chế, bằng việc tạo thuận lợi làm thỏa mãn các điều kiện công việc, hỗ trợ tinh thần và thừa nhận công khai sự thực thi thành công của các nhà nghiên cứu khoa học; bằng việc hỗ trợ giáo dục về khoa học và công nghệ; bằng việc thúc đẩy và chia sẻ dữ liệu và các kết quả đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng; bằng việc giám sát triển khai và tác động của các nỗ lực như vậy (các đoạn 5, 11, 14a, 17, 24a, 26, 37, 43, 44, 45, 46, 47).

Nguồn: Hội nghị Toàn thể UNESCO lần 39 C/Nghị quyết 85; các tham chiếu tới các đoạn liên quan của Khuyến nghị về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học (2017)


Các thước đo mạnh thúc đẩy trách nhiệm giải trình

Trách nhiệm giải trình được các thước đo mạnh và việc báo cáo thúc đẩy, như được mô tả ở trên. Để thực hành báo cáo đầu tiên, từng chính phủ đã được mời chuẩn bị báo cáo chứng minh của nó đề cập 34 chủ đề được tổ chức theo 10 lĩnh vực chính đến 31/03/2021 (Hộp 1). Báo cáo đó từ từng chính phủ sẽ khảo sát vài vấn đề lần đầu tiên, nên ai đó sẽ cần thu thập và phân tích các dữ liệu mới đó. Khi nào đầu tư mới này sẽ tới? Các cộng đồng khoa học có thể giúp để đảm bảo là các khảo sát là kỹ lưỡng và dựa vào bằng chứng. Ở một vài quốc gia, các khảo sát của cộng đồng khoa học đã bắt đầu rồi và các cuộc họp đầu tiên đã được tổ chức.

Vì thế giới có rồi vài dữ liệu được tiêu chuẩn hóa ở mức Liên hiệp quốc cho các khía cạnh nhất định của các hệ thống khoa học, như về chi tiêu nghiên cứu và danh sách các nhà nghiên cứu, tỷ lệ tham gia trong thực hiện báo cáo sẽ là cao.

Dù vậy, các chuyên gia thể hiện lo lắng được chứng minh rằng, ở vài trong số 10 lĩnh vực chính đó, dữ liệu trước đó còn chưa được thu thập (Hộp 1). Như một minh họa, người ta tự hỏi làm thế nào các báo cáo đó có thể đo lường liệu việc ra quyết định của nhà nước có sử dụng bằng chứng khoa học hay không và chúng có thể đo lường các điều kiện thực tế của công việc nghiên cứu tốt như thế nào. Việc hỗ trợ các nghiên cứu, minh bạch và rà soát lại, thậm chí tạm thời giữa các thực hành báo cáo, có thể đảm bảo dữ liệu mạnh mẽ và trách nhiệm giải trình.

Đối với các quyền con người được quốc tế đồng thuận, các hiệp hội khoa học có thể tư vấn về cách để giám sát các quyền con người có liên quan tới khoa học như một phần của Rà soát lại Định kỳ Vạn năng, nó là thủ tục do nhà nước điều hành để rà soát lại sự hoàn thành các bổn phận của một quốc gia với khía cạnh các quyền con người mỗi bốn năm rưỡi, dưới cái ô của Hội đồng các Quyền Con người của Liên hiệp quốc.

Mười lĩnh vực chính được nêu trên (Hộp 1) là khung khái niệm sẽ giúp các quốc gia duy trì trọng tâm vào các bổn phận của họ theo Khuyến nghị về Khoa học. Nếu tất cả là tốt, đánh giá đầu tiên bao trùm tất cả 10 lĩnh vực đó sẽ đặt ra đường cơ sở theo đó dữ liệu của điều sau có thể so sánh được mỗi 4 năm.

Các báo cáo sẽ lấp đi các khoảng trống từ các khảo sát khác của các hệ thống khoa học. Việc xây dựng dựa vào những gì đã được thu thập và được tiêu chuẩn hóa rồi sẽ là ưu điểm phân biệt được vì việc có dữ liệu qua một loạt thời gian dài sẽ giúp định vị được các xu thế. Từng báo cáo quốc gia có thể, vì thế, thắp sáng các vấn đề nhất định để mở ra đối thoại.

Hơn nữa, các quốc gia ít phát triển nhất sẽ có cơ hội tỏa sáng bằng việc thực hiện tốt các chỉ số mới không dựa vào các con số, nếu như họ có một ủy ban quốc gia về đạo đức khoa học hay viện khoa học đang hoạt động.

Chia sẻ thông tin thúc đẩy hiệu quả của hệ thống

Vào ngày 03/01/2020, một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã chia sẻ mã gen của virus COVID-19 trên trực tuyến. Điều này đã xúc tác cho các nhóm khắp trên thế giới tìm kiếm các vắc xin và phương pháp chữa trị cùng một lúc, không đúp bản đầu tư ban đầu. Nỗ lực nghiên cứu toàn cầu để xử lý đại dịch hé lộ sự thật nằm bên dưới, ấy là, việc chia sẻ thông tin đó thúc đẩy hiệu quả của hệ thống. Là dễ dàng để suy luận rằng, đối với bất kỳ nguyên nhân thành công toàn cầu nào - nhanh - cộng tác nghiên cứu giúp được. Chỉ qua một đêm, cuộc khủng hoảng này đã chế ngự được sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Vì sao không nắm lấy tiếp cận y hệt để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững như một thách thức lớn tiếp sau?

Việc đạt được hiệu quả của hệ thống rộng, có giá trị là lý lẽ trung tâm cho việc thiết lập vài tiêu chuẩn tin cậy ở phạm vi toàn cầu, thậm chí nếu tất cả đầu vào là không ngang bằng nhau. Việc đi tới được đồng thuận về các tiêu chuẩn toàn cầu cho khoa học cần tạo thuận lợi cho cộng tác nghiên cứu, một sân chơi bình đẳng cho vài cơ hội, giúp phát hiện nhân tài và đưa ra lợi ích rộng khắp hệ thống. Nó cần dẫn tới một doanh nghiệp khoa học được số hóa và toàn cầu hóa hiệu quả hơn, làm cho khoa học có thể ở nhiều nơi hơn và đổi mới sáng tạo có khả năng nhiều hơn.

Rõ ràng, sẽ vẫn còn có tại chỗ sự bảo vệ, như các bằng sáng chế và các giấy phép và các quy định bảo vệ dữ liệu. Sự chuyển đổi hướng tới cộng tác nghiên cứu lan rộng hơn giữa các quốc gia sẽ đòi hỏi làm rõ mục đích và việc chia sẻ thông tin với các nhà nghiên cứu và các cơ sở của họ để đảm bảo rằng họ làm quen một cách thuận tiện với các chuẩn mực và tiêu chuẩn có liên quan. Từng nhà nghiên cứu cần có lòng tin vào hệ thống, bất kể họ tìm thấy bản thân họ ở đâu trên thế giới này. Phải có khả năng dự báo trước. Thậm chí trong khủng hoảng, khi các ưu đãi mới là có, tất cả các tay chơi trong hệ thống khoa học phải biết kỳ vọng cái gì.

Vượt qua sự nghèo nàn về dữ liệu trong một thế hệ

Vào năm 2021, ở chu kỳ đầu trong nhiều chu kỳ báo cáo, thông tin và dữ liệu cơ sở sẽ được thu thập. Vài khía cạnh của sự chuyển đổi này sẽ là khóa đo lường và đánh giá. Để làm cho báo cáo này làm việc được, sẽ là cần thiết để phát triển các khảo sát và các chỉ số mới, quan tâm nhiều tới tối đa hóa hiệu quả bằng việc dựa vào các nguồn thông tin hiện có (Mejlgaard et al., 2019; Bordt et al., 2007; Hein et al., 2020). Để đánh giá các yếu tố như mức tự do và trách nhiệm khoa học, của sự cộng tác, của khoa học mở, hoặc các điều kiện làm việc cho các nhà nghiên cứu ở tất cả các cơ sở, phương pháp luận phải không được đơn giản hóa. Có thể là sai lầm, ví dụ, để đo lường tự do khoa học bằng tần suất vi phạm tự do như vậy.

Các quốc gia sẽ cộng tác qua các dịch vụ thống kê quốc tế, ấy là Viện Thống kê của UNESCO. Thông thường, các quốc gia sẽ phải thiết lập các ưu tiên khi giới thiệu bất kỳ thước đo mới nào vì chi phí thu thập và đối chiếu dữ liệu. Hiện hành, tất cả các quốc gia đang được khuyến khích sử dụng bảng điều khiển với chỉ 10 lĩnh vực chính như là kim chỉ nam của họ (Hộp 1). Các nhà khoa học xã hội sẽ giúp các chính phủ thiết kế, kiểm thử và triển khai các thước đo tiếp sau.

Do đó, 4 năm sẽ có cơ hội xây dựng dựa vào dữ liệu hiện có và làm cho chúng cường tráng hơn. Do đó, các bài tập theo thời gian sẽ không chỉ theo dõi sự cải thiện hệ thống mà còn cải thiện chất lượng của các phương pháp đánh giá. Sẽ là có khả năng cho các cộng đồng khoa học đánh tín hiệu hỗ trợ của họ bằng việc đóng góp để làm lại các phương pháp đánh giá và giúp công khai sự chuyển đổi sang các thước đo mới, vì thế nhắc nhở sự tuân thủ tốt hơn.

Hướng tới khả năng dự đoán, tính hấp dẫn và tính toàn diện

Có các điều kiện tiên quyết cho một hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo lành mạnh, có khả năng phục hồi. Những điều thường được trích dẫn là tài trợ công, cơ sở hạ tầng được chia sẻ và sự ổn định. Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, đã viết trên một tờ báo chính (2020a) rằng ‘các cộng đồng nghiên cứu không sinh ra sau một đêm; họ phải được phát triển qua thời gian và việc cấp vốn phải được đảm bảo.’ Thỏa thuận năm 2017, ở đó các quốc gia đã đưa ra sự đồng thuận của họ về một loạt các điều kiện tiên quyết, bây giờ đang được triển khai; bản thân các nhà khoa học đáng được làm quen với nó.

Khuyến nghị về Khoa học là dải rộng lớn: nó nhấn mạnh sự tự chủ và tự do, sự nghiệp, các ưu đãi, hòa nhập và truy cập, lưu thông kiến thức, trách nhiệm, đạo đức và liêm chính và tầm nhìn dài hạn cho hỗ trợ cấu trúc, hạ tầng, tính liên tục, thế hệ và phát triển tài năng. Các cá nhân và cơ sở - cả công và tư - sản xuất, cấp vốn và xuất bản khoa học cần gắn kết tới các tiêu chuẩn y hệt nhau, sao cho mỗi người đều có thể dựa vào chúng. Cùng nhau, nhiều sắc lệnh đó giải quyết cùng một lúc toàn bộ hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Bản thân các nhà khoa học đã khuyến cáo làm cho hệ sinh thái có thể dự đoán được, hấp dẫn và bao trùm dọc theo những con đường này. Bây giờ, có sự hỗ trợ mạnh của chính phủ cho vị thế của họ. Đồng thuận đã dẫn tới các tiêu chuẩn mới và lộ trình kiểm tra để đảm bảo tuân thủ với các tiêu chuẩn đó, bắt đầu trong năm 2021.
 

  • April Philippa Tash (b. 1967: USA) là Chuyên gia Chương trình ở UNESCO. Bà có bằng Tiến sỹ Luật từ Đại học Columbia (Mỹ). Được nhận vào New York Bar, bà là một luật sư quốc tế giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực bao gồm luật nhân quyền và đầu tư trực tiếp nước ngoài. TS. Tash đã dẫn dắt phát triển Khuyến nghị về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học.

CÁC THAM CHIẾU

  • Azoulay, Audrey (2020a) How to safeguard science funding after the crisis. Financial Times, 13 April.

  • — (2020b) The first report on the implementation of the Recommendation on Science and Scientific Researchers, 2017. Circular letter, CL/4331, 13 October. See: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000374538.

  • Bordt, Michael; Rosa, Julio Miguel and Johanne Boivin (2007) Science, technology and innovation for sustainable development: towards a conceptual statistical framework. In: Science, Technology and Innovation Indicators in a Changing World: Responding to Policy Needs. Organisation for Economic Co-operation and Development: Paris.

  • ECOSOC (2020) General Comment No. 25 on Science and Economic, Social and Cultural Rights. Committee on Economic, Social and Cultural Rights. United Nations Economic and Social Council: New York.

  • Hein, Lars; Bagstad, Kenneth J.; Obst, Carl; Eden, Brian et al. (2020) Progress in natural capital accounting for ecosystems: global statistical standards are being developed. Science, 367(6477): 514–515. DOI: 10.1126/science.aaz8901

  • Mair D.; Smilie, L.; La Placa, G.; Schwendinger F. et al. (2019) Understanding our Political Nature: How to Put Knowledge and Reason at the Heart of Political Decision-making. Publications Office of the European Union: Luxembourg.

  • Mejlgaard, Niels; Bloch, Carter and Bargmann Madsen, Emil (2019) Responsible research and innovation in Europe: A cross-country comparative analysis. Science and Public Policy, 46(2): 198–209. DOI: https://doi.org/10.1093/scipol/scy048

  • UN (2012) Science, Technology and Innovation for Sustainable Development in the Global Partnership for Development Beyond 2015. Thematic think piece. UN System Task Team on the Post-2015 UN Development Agenda. See: https://tinyurl.com/UNsystemtaskteam-STI

CÁC CHÚ GIẢI

1 Read the Recommendation on Science and Scientific Researchers online; see: https://tinyurl.com/UNESCO-recommendationonscience

2 The Recommendation on Science references many of these statements in an annex.


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay25,828
  • Tháng hiện tại229,790
  • Tổng lượt truy cập37,756,614
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây