Thời điểm cho khoa học mở là bây giờ

Thứ tư - 13/10/2021 06:16
Thời điểm cho khoa học mở là bây giờ

UNESCO đang phát triển Khuyến nghị Khoa học Mở sẽ được đệ trình tới các quốc gia thành viên để phê chuẩn vào tháng 11/2021.

Ana Persic, Fernanda Beigel, Simon Hodson và Peggy Oti-Boateng

Nhu cầu cấp bách về khoa học mở

Nhiều vấn đề cơ bản con người và trái đất đang đối mặt ngày nay là nhiều mặt và không biết đến biên giới địa lý cũng như chính trị. Từ biến đổi khí hậu cho tới mất đa dạng sinh thái, đại dịch toàn cầu và thảm họa tự nhiên, những thách thức đó là phức tạp và có liên quan lẫn nhau.

Để đáp lại các thách thức đó, chúng ta cần kiến thức tổng hợp, liên ngành và thông tin tin cậy truy cập được tới tất cả mọi người. Chúng ta cần kịp thời, truy cập tự do không mất tiền tới dữ liệu tốt nhất, các xuất bản phẩm, thông tin và đổi mới sáng tạo. Chúng ta cần cộng đồng khoa học mạnh mẽ hiện đại mở rộng vượt ra khỏi các bức tường của các tổ chức khoa học, vượt ra khỏi các ngành và các cách thức truyền thống để làm khoa học. Chúng ta cần một xã hội có đầy đủ thông tin được trang bị tốt để đấu tranh với thông tin sai lệch và hỗ trợ việc ra quyết định dựa vào bằng chứng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta cần hạ tầng và các nền tảng để đảm bảo sự phong phú này về thông tin và dữ liệu đến được tất cả chúng ta.

Thế giới số ngày càng gia tăng của chúng ta trao cho cộng đồng khoa học một cơ hội chưa từng thấy để khai thác tiềm năng mênh mông của khoa học vì lợi ích của xã hội. Internet đã làm cho có khả năng đối với các nhà khoa học ở phía đối diện của Trái đất cộng tác được mà không cần gặp mặt đối mặt. Xu thế hướng tới đồng tác giả quốc tế đang tăng tốc, thậm chí ở các quốc gia giàu có, theo nghiên cứu được tiến hành cho Báo cáo Khoa học của UNESCO (Hình 1; xem chương 1). Hơn nữa, các nhà khoa học ở các quốc gia đang phát triển ngày càng coi các đồng nghiệp của họ từ cùng một khu vực là những người cộng tác gần gũi nhất của họ.

Hình 1: Tỷ lệ các xuất bản phẩm liên quan tới các đồng tác giả từ 2 hoặc nhiều hơn các quốc gia, năm 2015 và 2019 (%)


Các nhà khoa học bây giờ có cơ hội chia sẻ các dữ liệu nghiên cứu của họ, các phương pháp, giao thức và mã, các ghi chép phòng thí nghiệm và các tư liệu khác bằng việc làm cho chúng sẵn sàng tự do không mất tiền trên trực tuyến, theo các điều khoản xúc tác cho nghiên cứu này để sử dụng lại được, tái tạo lại được, phân phối lại được và được thừa nhận ghi công. Tiếp cận này là nằm trong chính tâm của khoa học mở. Để phá vỡ các hệ thống khoa học đóng truyền thống của chúng ta, phong trào khoa học mở đã tuyên bố làm cho quy trình khoa học minh bạch hơn, hòa nhập hơn và dân chủ hơn. Văn hóa chia sẻ, nằm trong cốt lõi của khoa học mở, nuôi dưỡng sự đồng vận và tránh đúp bản nỗ lực khoa học, đang dẫn tới nghiên cứu được tiến hành nhanh hơn và hiệu quả hơn, dễ dàng hơn để soi xét và, vì thế, chất lượng cao hơn.

Nguồn gốc của khoa học mở

Tất nhiên, các trao đổi mở giữa các nhà khoa học đã không được sinh ra với World Wide Web vào năm 1993. Kể từ khi xuất bản các tạp chí khoa học đầu tiên vào thế kỷ 17, việc đảm bảo truy cập rộng rãi tới kiến thức khoa học đã từng là vấn đề quan tâm của xã hội. Các hiệp hội khoa học đã được thành lập, để xúc tác cho các nhà khoa học giao tiếp và cộng tác với nhau, cũng như để chia sẻ các kết quả thí nghiệm của họ. Lấy một trong số không thể đếm nổi các ví dụ, vào năm 1800, nhà vật lý người Ý Alessandro Volta đã viết cho Joseph Banks của Xã hội Hoàng gia ở Vương quốc Anh để chia sẻ các chi tiết phát minh của ông, một ‘đống điện’ (cục pin) có thể đi tiếp để trở thành nguồn điện mạnh đầu tiên.

Qua thời gian, các nhà xuất bản các tạp chí khoa học có lẽ trở thành các ông chủ chính của kiến thức khoa học. Kết quả là, phần lớn nghiên cứu được cấp vốn công khai đã kết thúc bằng việc bị khóa trói đằng sau các bức tường thanh toán của các nhà xuất bản khoa học thương mại, không sẵn sàng cho tất cả mọi người mà cho những ai có thể kham được việc thuê bao tạp chí, như các trường đại học và viện nghiên cứu giàu có.

Để đáp lại xu thế này, phong trào truy cập mở toàn cầu đã tận dụng tiềm lực của World Wide Web để làm cho tư liệu nghiên cứu học thuật tự do không mất tiền truy cập được trên trực tuyến (Hộp 1).

Một trung tâm cho phong trào này đã có ở Mỹ Latin, nơi các nỗ lực để tạo ra các kho công khai, không bị hạn chế từ những ngày thành lập Thư viện Y học Khu vực - Regional Library of Medicine (BIREME, từ đồng nghĩa tiếng Tây Ban Nha) vào năm 1967. Nỗ lực này đã được theo đuổi với sự tạo ra các cơ sở dữ liệu đánh chỉ mục (Clase, est. 1975; Periódica, est. 1978) và các kho Latindex của khu vực (1997), SciELO (1998) và Redalyc (2005) được các cơ sở công lập thành lập.

Tác nhân chính trong phong trào truy cập mở từng là Mạng Quốc tế về Tính sẵn sàng của các Xuất bản phẩm Khoa học, được Hội đồng Quốc tế Liên đoàn Khoa học - ICSU (International Council for Scientific Unions) thành lập năm 1992, như nó sau này được biết tới1.

Ngày nay, UNESCO có Cổng Truy cập Mở Toàn cầu, nó giám sát tình trạng truy cập mở tới thông tin khoa học ở 158 quốc gia2. Cổng đó cũng đặt chỗ cho một kho các tài nguyên học thuật sẵn sàng theo truy cập mở.

Truy cập mở đã tạo ra một số hậu quả không mong muốn

Trong việc mở rộng truy cập tới các phát hiện khoa học, các thực hành truy cập mở đã tạo ra vài hậu quả không mong muốn. Ví dụ, các tạp chí học thuật hiện lấy tiền xử lý bài báo (hoặc các khoản phí xuất bản) để trang trải cho chi phí của quy trình rà soát lại ngang hàng, biên tập, sắp chữ, thiết kế đồ họa, đánh chỉ mục, quản lý các quyền, bán và phổ biến các bài báo khoa học. Khoản phí xuất bản này do tác giả gánh chịu, là một gánh nặng đối với các nhà khoa học có phương tiện khiêm tốn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Cái gọi là xuất bản săn mồi (Predatory Publishing) khai thác mô hình xuất bản truy cập mở bằng việc khai thác sức ép lên các nhà khoa học để xuất bản, không cung cấp các dịch vụ sống còn như vậy như kiểm soát chất lượng, cấp phép, đánh chỉ mục và lưu trữ nội dung, để tối đa hóa lợi nhuận. Các tạp chí săn mồi, vì thế, làm xói mòn đáng kể chất lượng các bài báo được xuất bản. Có nhu cầu về sự minh bạch lớn hơn của các quy trình rà soát lại ngang hàng và xuất bản tạp chí để đấu tranh với các thực hành săn mồi như vậy.

Nhu cầu các dàn xếp cấp vốn mới

Điều này kêu gọi các dạng mới dàn xếp cấp vốn giữa các trường đại học và các nhà xuất bản hoặc các cơ quan cấp vốn và các nhà xuất bản đang ở vị thế chào các lựa chọn thay thế bền vững cho các mô hình hoặc ‘tác giả trả tiền’ hoặc ‘độc giả trả tiền’.

Nhiều nhà cấp vốn hiện trang trải các chi phí xuất bản như một phần của các trợ cấp nghiên cứu, với vài nhà cấp vốn bây giờ ra điều kiện cấp vốn với một đề xuất cam kết đối với bên hưởng lợi xuất bản truy cập mở và/hoặc truyền đạt về các kết quả nghiên cứu của họ.

Kể từ tháng 1/2021, xuất bản truy cập mở đã là bắt buộc cho bất kỳ người nhận trợ cấp nào được Liên minh S cấp vốn, một nhóm gồm 22 tổ chức quốc tế, các cơ quan và các quỹ nghiên cứu quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới lạm phát các khoản phí xuất bản trên các tạp chí truy cập mở. Nhóm này bây giờ đang thúc đẩy minh bạch giá thành. Từ tháng 7/2022 trở đi, các tạp chí khoa học sẽ phải công khai các chi phí xuất bản của họ để đủ điều kiện được thanh toán đổi lại việc xuất bản bất kỳ nghiên cứu nào được liên minh S cấp vốn (Wallace, 2020).

Ủy ban châu Âu đang khởi xướng một mô hình khác trong năm 2021. Thông qua Châu Âu Nghiên cứu Mở (Open Research Europe), một nền tảng xuất bản truy cập mở có rà soát lại ngang hàng cho các dự án được cấp vốn qua các chương trình nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của Horizon 2020 (2014-2020) và Horizon Europe (2021-2027), Ủy ban châu Âu sẽ thanh toán một khoản phí cố định 780 € cho mỗi xuất bản phẩm3.

Có số lượng đang gia tăng các lựa chọn thay thế khả thi cho hệ thống tác giả trả tiền. Chúng trải từ các hợp đồng cấp vốn quốc gia hoặc khu vực tới các hệ thống dựa vào cơ chế thành viên hoặc hợp tác lập nhóm nhiều cơ sở. Trong số những điều sau là SciELO. Mạng này bây giờ xoay quanh 16 quốc gia ở Mỹ Latin và châu Âu, cùng với Nam Phi. Tương tự, AmeliCA và Latindex đã được thiết kế như là các mạng khu vực gồm các cơ sở công lập và các cơ quan nghiên cứu từ các quốc gia khác.

Ngoài các tài nguyên được yêu cầu để xuất bản một bài báo, tầm với của khoa học trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự phân phối và lưu trữ lâu dài của nó. Trách nhiệm này có thể nằm lại với tác giả (phổ biến ở các mô hình truy cập mở xanh) hoặc với một nhà xuất bản, được coi là tiêu chuẩn vàng.

Đi vượt ra khỏi truy cập mở

Phong trào truy cập mở đã dần tiến hóa thành một phong trào khoa học mở tìm cách làm cho toàn bộ quy trình khoa học truy cập được và minh bạch hơn bằng việc chia sẻ dữ liệu, các giao thức, phần mềm và hạ tầng. Khi chuyển dịch vượt khỏi cộng đồng khoa học truyền thống, phong trào khoa học mở cũng đã ôm lấy việc cam kết với khoa học công dân và các nhận thức luận khác, như các hệ thống kiến thức bản địa và địa phương. Tính mở này tăng cường cho các đường liên kết giữa lý thuyết và thực hành, khoa học và xã hội. Khoa học mở cũng cung cấp cơ hội để cải thiện sự đồng vận giữa nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo.

Từ đầu những năm 2000, các nhà khoa học và các bên liên quan khác, như các nhà cấp vốn, các hiệp hội kiến thức, các nhà xuất bản và các thư viện, đã cùng nhau biện hộ cho ứng dụng có hệ thống hơn các nguyên tắc của khoa học mở xuyên khắp quy trình khoa học. Các sáng kiến bao gồm Sáng kiến Truy cập Mở Budapest (Hungary), Kêu gọi Hành động về Khoa học Mở Amsterdam 2016 (Hà Lan) và Tuyên bố Jussieu 2017 về Khoa học Mở và ‘đa dạng thư mục’ - bibliodiversity (Pháp).

Ngoài ra, các nguyên tắc chính cho khoa học mở đã được phát triển để đảm bảo các thực hành tốt trong chia sẻ dữ liệu và thông tin. Các ví dụ bao gồm, các Nguyên tắc và Hướng dẫn của OECD cho Truy cập tới Dữ liệu Nghiên cứu từ Vốn cấp Nhà nước (2007) và Báo cáo của Xã hội Hoàng gia, Khoa học như một Doanh nghiệp Mở (2012).

Trong năm 2016, Ủy ban châu Âu đã áp dụng nguyên tắc hướng dẫn ‘càng mở càng tốt và (chỉ) đóng khi cần’ và, cùng năm đó, các Nguyên tắc Hướng dẫn FAIR cho quản lý và quản trị dữ liệu khoa học6. Điều sau phác họa cách sử dụng dữ liệu như thế nào để có thể tối đa hóa được và liệu chúng có cần được bảo vệ hay có thể được làm thành truy cập mở hay không. Để tuân thủ với các Nguyên tắc CARE bổ sung cho Quản trị Dữ liệu Bản địa (2019)7, bất kỳ nghiên cứu nào tạo ra dữ liệu phải kết hợp các nguyên tắc lợi ích tập thể, kiểm soát, tôn trọng và có đạo đức trước khi bất kỳ dữ liệu nào như vậy có thể được làm thành truy cập mở.

Hộp 1: Sự kiện và số liệu về truy cập mở

Kể từ 2020, 5 nhà xuất bản có trách nhiệm cho hơn 50% tất cả các bài báo được xuất bản và khoảng 70% các xuất bản phẩm khoa học vẫn không sẵn sàng là truy cập mở.

Ở châu Âu, ước tính 475 tỷ € được chi tiêu mỗi năm cho các hợp đồng lớn của các tạp chí với 5 nhà xuất bản chính. Con số này đang gia tăng tới 3,6% mỗi năm, trung bình, và được trả tiền hoàn toàn từ túi của công chúng. Lượng lớn các chi phí đó (72%) tới từ các ngân sách của đại học.

Khoảng 75% các tạp chí săn mồi nhằm vào các nhà nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, theo Callaghan and Nicholson (2020).

Khủng hoảng COVID-19 đã chỉ ra mọi điều có thể thay đổi nhanh như thế nào: theo nền tảng Digital Science Dimensions (Các chiều Khoa học Số)5, chỉ 14% các bài báo được xuất bản có liên quan tới đại dịch đã không phải là truy cập mở trong năm 2020.

Nguồn: các tác giả biên soạn


Khoa học mở: phong trào toàn cầu

Phong trào khoa học mở lan rộng khắp toàn cầu. Mỹ Latin được xem như là một hình mẫu, với các động lực chính cho truy cập mở đang được các trường đại học công lập và các tổ chức chính phủ, không thuê ngoài làm cho các nhà xuất bản thương mại. Các sáng kiến được nhà nước cấp vốn, do các học giả dẫn dắt (Latindex, SciELO, Redalyc) đã giúp các tạp chí trong khu vực cải thiện chất lượng, tiến hành chuyển đổi sang truy cập mở mà không trông cậy vào các khoản phí xử lý bài báo và cung cấp các chỉ số truy cập mở ban đầu.

Ở Liên minh châu Âu (EU), mục tiêu của khoa học mở đang hiện thực hóa trong bối cảnh Nền tảng Chính sách Khoa học Mở châu Âu được thiết lập vào năm 2016 và thông qua sự phát triển của Đám mây Khoa học Mở châu Âu được khởi xướng năm 2016, các yêu cầu mới đối với nghiên cứu được Liên minh châu Âu cấp vốn với khía cạnh truy cập mở tới dữ liệu khoa học được sinh ra từ các dự án được EU và Kế hoạch S cấp vốn về truy cập mở tới tư liệu khoa học, được khởi xướng vào năm 2018(xem chương 11).

Nền tảng Khoa học Mở châu Phi đã được khởi xướng năm 2017 sau đó được mở rộng vào năm 2020. Nó là dựa vào các nguyên tắc của việc chia sẻ và cộng tác được thể hiện trong khái niệm của ubuntu.

Các sáng kiến nền tảng dữ liệu nghiên cứu và khoa học mở chính cũng đang diễn ra ở Trung Quốc, Malaysia, Canada, Đức và những nơi khác nữa.

Cùng lúc, số lượng ngày càng gia tăng các quốc gia đã phát triển các chính sách khoa học mở quốc gia, bao gồm Canada, Pháp và Serbia.

Các bài học học được từ đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu quan trọng truy cập nhanh chóng, phổ cập tới khoa học. Nó cũng đã chỉ ra tiềm năng không thể tin nổi của cộng tác khoa học. Chính đã nhờ vào cộng tác khoa học quốc tế mà coronavirus có thể được giải trình tự trong thời gian kỷ lục.

Tốc độ theo đó các nhà khoa học, các tập đoàn và các chính phủ đã huy động để tìm kiếm vắc xin cho COVID-19 là đáng khen ngợi. Các công ty dược đang xuất bản dữ liệu của họ về phát triển vắc xin trên các tạp chí chuyên ngành, nơi các chuyên gia khác như các nhà virus học và nhiễm trung học có thể thấy chúng, chào sự minh bạch bổ sung có thể phục vụ để trấn an công chúng. Điều này chỉ ra giá trị của việc liên kết khoa học mở với đổi mới sáng tạo mở để đảm bảo phát triển các giải pháp kịp thời vì lợi ích của tất cả mọi người.

Từ đầu, các bên ký kết tuyến bố của Wellcome Trust (2020) cam kết làm cho tất cả nghiên cứu và dữ liệu về bùng phát COVID-19 sẵn sàng tức thì, hoặc qua các nền tảng tạp chí hoặc các kho preprint cho các hạng mục còn chưa được rà soát lại ngang hàng. Các bên ký kết đó bao gồm các nhà xuất bản khoa học chính, các cơ sở học thuật và các nhà cấp vốn nghiên cứu.

Tuy nhiên, như được Larivière et al. (2020) lập luận, các tài liệu và các chương sách mà đã đi vào phạm vi công cộng qua biện pháp này chỉ đại diện một phần nhỏ tư liệu sẵn sàng về coronavirus này.

Sự bùng phát cũng đã nhấn mạnh 2 điều kém hiệu quả trong hệ thống nghiên cứu: xu hướng mặc định khoa học đóng và nhấn mạnh thái quá về các ưu tiên dòng chủ lưu và xuất bản ngôn ngữ tiếng Anh, bất chấp bối cảnh và các hệ lụy của nghiên cứu có liên quan. Như được Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, lưu ý vào tháng 10/2020, ưu tiên chính ngày nay là ‘đảm bảo rằng khoa học mở không nhân bản các thất bại của các hệ thống khoa học đóng truyền thống. Chính những thất bại đó đã dẫn tới các mức cao không tin cậy vào khoa học, ngắt kết nối giữa khoa học và xã hội, và làm rộng thêm các khoảng cách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa và trong các quốc gia’ (Azoulay, 2020).

Các điều kiện cho chuyển đổi suôn sẻ sang khoa học mở

Để khoa học mở trở thành hiện thực toàn cầu, tất cả các nhà khoa học và tất cả các quốc gia sẽ cần tham gia. Điều này sẽ đòi hỏi các tài nguyên đúng thích đáng, xây dựng năng lực và đầu tư vào hạ tầng khoa học mở. Các cơ hội của công nghệ và khoa học mở thế kỷ 21 là khổng lồ nhưng chúng đòi hỏi đầu tư của nhà nước: vào các kho dữ liệu, vào duy trì tài liệu, siêu dữ liệu và ngữ nghĩa để cho phép dữ liệu, mà và các tài nguyên khác truy cập được, kết hợp được và sử dụng lại được. Tuy nhiên, câu hỏi thường xuyên hơn được đặt ra không phải là cần được các nhà cấp vốn nghiên cứu đầu từ vào bao nhiêu, mà thay vào đó, là có thể bị mất bao nhiêu bằng việc không đầu tư vào khoa học mở? Ví dụ, báo cáo được Ủy ban châu Âu ủy thác (PWC, 2019) đã thiết lập ước tính thận trọng 10.2 tỷ € cho chi phí cơ hội không có dữ liệu FAIR.

Ngoài ra, các hệ thống đánh giá, định giá và thưởng hiện hành cho các nhà khoa học, dựa vào đếm các trích dẫn và yếu tố tác động của các nhà xuất bản, khuyến khích cạnh tranh để xuất bản trên các tạp chí uy tín bằng sự trả giá của cộng tác khoa học được cải thiện, chia sẻ kiến thức và tương tác với xã hội. Sự đóng góp tiêu chuẩn cho khoa học đang thay đổi nhanh chóng; sự thay đổi này cần được tạo thuận lợi.

Bài báo theo truyền thống con người đọc dược không còn là đủ trong hầu hết các lĩnh vực. Ngày càng gia tăng, đầu ra cũng cần tạo thành tóm tắt máy đọc được các phát hiện chính, dữ liệu hỗ trợ, mã, các công cụ phân tích và các thuật toán như các phát hiện có thể được tổng hợp, được soi xét, được tái tạo lại và được sử dụng lại.

Có nhu cầu cấp bách cho sự thay đổi toàn cầu về hệ thống đánh giá và thưởng khoa học, để khuyến khích chuyển đổi sang khoa học mở, đặc biệt cho các nhà khoa học trẻ bắt tay vào sự nghiệp của họ.

Trong khi thiếu khung chính sách toàn cầu về khoa học mở, các thực hành không khớp và thiếu các khung pháp lý và kỹ thuật hài hòa cho việc chia sẻ thông tin và dữ liệu đang đặt ra rồi các thách thức cho hợp tác khoa học quốc tế. Các chuẩn mực và các tiêu chuẩn đúng thích hợp cũng cần phải được thiết lập để giải quyết các vấn đề về đạo đức và pháp lý có liên quan tới thu thập dữ liệu và truy cập tới dữ liệu .

Khuyến nghị thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho khoa học mở

Với UNESCO đang là cơ quan Liên hiệp quốc duy nhất với nhiệm vụ cho khoa học, là logic nó cần nắm lấy câu hỏi của khoa học mở. Vào năm 2019, 193 quốc gia thành viên của UNESCO đã giao nhiệm vụ cho Ban thư ký với việc phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế ở dạng một Khuyến nghị Khoa học Mở, sẽ được phê chuẩn vào tháng 11/2021. Các hướng dẫn này được ban hành từ cơ quan quản lý tối cao của Tổ chức, Đại hội đồng, họp hai năm một lần.

Thông qua các khuyến nghị, các chính phủ xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực toàn cầu cho quy định quốc tế của một câu hỏi nhất định, với mục đích tác động đến sự phát triển của luật pháp và thông lệ quốc gia phù hợp với các chuẩn mực này.

Quy trình phát triển khuyến nghị toàn cầu cũng quan trọng như bản thân khuyến nghị, vì nó trải qua một loạt các cuộc tư vấn nhiều bên liên quan trong 3 năm qua để một định nghĩa chung về khoa học mở sẽ được kết tinh.

Các tư vấn đó làm cho có khả năng để chọn lọc ra các lợi ích và các rào cản chính của khoa học mở, để xác định các ưu tiên của khu vực và các thách thức đặc thù các nhà khoa học và các tác nhân mở khác đối mặt, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Điều đó là sống còn cho công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên này về khoa học mở để thừa nhận và giải quyết các hệ lụy có thể không mong đợi của khoa học mở trong các cơ sở khoa học và khu vực khác nhau, như được nêu ở trên.

Ghi tạc điều này, UNESCO đã tổ chức một loạt các tư vấn mặt đối mặt và trên trực tuyến từ tháng 12/2019 để khuyến khích tranh luận mở. Các tư vấn đó đã tập hợp các quốc gia thành viên; những người làm chính sách; cộng đồng khoa học, bao gồm các nhà khoa học trẻ; các cơ sở khoa học và các thực thể khác cả ở các mức quốc tế và quốc gia; các cơ quan Liên hiệp quốc có liên quan; các thường dân; và những người nắm giữ kiến thức truyền thống.

Tiềm năng của khoa học mở được công nhận rộng rãi

Tất cả các khu vực đã công nhận tiềm năng của khoa học mở nhưng các ưu tiên khu vực là khác nhau. Ví dụ, ở Tây Âu và Bắc Mỹ, nhu cầu điều chỉnh các ưu đãi cho khoa học mở đã được xác định như là ưu tiên chính. Quy trình này sẽ ngụ ý việc rà soát lại các hệ thống hiện hành về đánh giá và thưởng khoa học dựa vào các nguyên tắc của khoa học mở. Các ưu tiên khác bao gồm: thúc đẩy thế hệ mới các dạng cộng tác đổi mới sáng tạo, bao gồm với các tác nhân xã hội vượt ra khỏi cộng đồng khoa học; tôn trọng đa dạng sinh thái; hài hòa các chính sách bảo vệ dữ liệu; và đầu tư vào hạ tầng được chia sẻ và phối hợp để tạo thuận lợi cho khoa học mở, tính tới các đặc thù khu vực và ngành.

Các tác nhân ở Mỹ Latin và vùng Caribe đã lập luận về tiếp cận toàn diện và được điều phối toàn cầu về khoa học mở mà giải quyết các nhu cầu cấu trúc của các nền kinh tế đang nổi lên và đang phát triển và đảm bảo rằng những lợi ích của khoa học mở được chia sẻ công bằng giữa tất cả các quốc gia. Họ ưu tiên đảm bảo truy cập bền vững tới hạ tầng và tính tương thích với các ưu tiên quốc gia, điều chỉnh sự thương mại hóa dữ liệu mở, tương tác đa ngôn ngữ và hòa nhập công bằng và bình đẳng của những người nắm giữ kiến thức bị gạt ra ngoài lề lịch sử. Các thực hành đánh giá khoa học mở đã được xác định như là các ưu tiên cho Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO giải quyết.

châu Á và Thái bình dương, các tác nhân đã chỉ ra nhu cầu có tầm nhìn chung về khoa học mở, một khung chính sách khu vực mạch lạc và các hướng dẫn thực hành về các yếu tố khác nhau, các thực hành và các chính sách có liên quan tới khoa học mở. Họ cũng đã nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác khu vực, bao gồm qua việc thiết lập một nền tảng khu vực cho khoa học mở được các chương trình xây dựng năng lực khu vực đi kèm.

Đối với các tác nhân từ châu Phi, là quan trọng để đầu tư vào khả năng kết nối và hạ tầng như phần cứng và phần mềm máy tính, để loại bỏ các rào cản tới khoa học mở. Sự chuyển đổi sang khoa học mở cũng sẽ cần đi với sự phát triển năng lực tổ chức cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và một môi trường chính sách xúc tác. Nhiều cộng tác và kết nối khoa học hiệu quả hơn, bao gồm việc chia sẻ và mở rộng phạm vi các thực hành tốt trong cộng tác khu vực, sẽ là quan trọng để đáp lại ảnh hưởng tiêu cực của sự phụ thuộc cao vào cộng tác quốc tế và giữ lại dữ liệu và thông tin nhiều hơn ở châu Phi, để sinh ra kiến thức mới và thu hút các quỹ nghiên cứu đáng kể hơn ở mức khu vực.

các quốc gia Ả rập, chuyển đổi sang khoa học mở sẽ chủ yếu đòi hỏi sự dịch chuyển văn hóa từ chế độ cạnh tranh sang cộng tác về thực hành khoa học. Sự dịch chuyển này sẽ cần được các chính sách đi kèm và năng lực kỹ thuật để quản lý các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tới khoa học mở. Hạ tầng sẽ cần được xây dựng và các kho của khu vực cần được thiết lập. Các tác nhân nhấn mạnh nhu cầu nhận thức lớn hơn về khoa học mở như là bộ xúc tác chính của đổi mới sáng tạo và sự thịnh vượng. Cũng sẽ là mệnh lệnh phải đảm bảo rằng kết quả đầu ra nghiên cứu là truy cập được, có chất lượng và tuân thủ với đánh giá công bằng. Để khoa học mở thịnh vượng, sẽ cần sự minh bạch lớn hơn và các kết nối mạnh hơn giữa nghiên cứu và tác động xã hội.

Nói chung, có các rào cản sẽ cần nhấc bỏ, nếu chúng ta định vận hành khái niệm khoa học mở với tiềm năng đầy đủ của nó. Một điều, vẫn chưa có sự hiểu biết chung về khoa học mở ngụ ý gì. Cũng có câu hỏi về chi phí của khoa học mở, khả năng sử dụng sai thông tin và dữ liệu mở, chất lượng của vài kết quả đầu ra khoa học thấp và hành vi săn mồi của các tạp chí truy cập mở nhất định.

Cũng có sự chưa khớp giữa các nguyên tắc của khoa học mở và các hệ thống đánh giá sự nghiệp hiện hành. Ngoài ra, sẽ là sống còn để làm việc với những khác biệt khổng lồ về tính kết nối, khả năng và nguồn lực có thể làm sâu sắc thêm phân cách số và khoa học Nam - Bắc.

Vì chúng ta dịch chuyển hướng tới sự đồng thuận toàn cầu về vấn đề đó, văn bản phác thảo đầu tiên của Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã định nghĩa khoa học mở dưới khái niệm bao trùm kết hợp vài phong trào và thực hành nhằm để:

  • làm cho kiến thức, các phương pháp, dữ liệu và bằng chứng khoa học sẵn sàng tự do không mất tiền và truy cập được tới tất cả mọi người;

  • gia tăng cộng tác khoa học và chia sẻ thông tin vì lợi ích của cả khoa học và xã hội; và

  • mở ra quy trình tạo lập và lưu thông kiến thức khoa học tới các tác nhân xã hội đi vượt ra khỏi cộng đồng khoa học được thể chế hóa.

Bản thảo đầu tiên của Khuyến nghị này lập luận rằng kết quả đầu ra khoa học cần phải là càng mở càng tốt và chỉ đóng khi cần, lưu ý tới các vấn đề liên quan tới bảo mật, quyền riêng tư và tôn trọng các đối tượng nghiên cứu khoa học.

Thực hiện quyền con người đối với khoa học

Khoa học mở ngày càng được thừa nhận như là bộ tăng tốc chính cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc tới năm 2030 và là công cụ mạnh để lấp đi phân cách khoa học giữa và trong các quốc gia.

Nó cũng được coi như là người thay đổi cuộc chơi tiềm năng trong thực hiện quyền con người về khoa học, như được nêu ở Điều 27 Tuyên ngôn Quyền Con người của Liên hiệp quốc (1948) và được tái khẳng định trong Khuyến nghị về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học của UNESCO (2017). Cái sau thúc đẩy khoa học như là hàng hóa công cộng. Nó nêu rằng ‘khoa học mở, bao gồm việc chia sẻ dữ liệu, các phương pháp, các kết quả và kiến thức bắt nguồn từ đó, tăng cường vai trò công cộng của khoa học và cần được tạo điều kiện và khuyến khích.

Điều 21 của Khuyến nghị về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học nêu rằng, ‘để đảm bảo quyền con người được chia sẻ tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó, các quốc gia thành viên cần thiết lập và tạo thuận lợi cho các cơ chế cho khoa học mở cộng tác và tạo thuận lợi cho việc chia sẻ kiến thức khoa học trong khi đảm bảo các quyền khác được tôn trọng.

Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO sẽ làm thỏa mãn tham vọng này.

  • Ana Persic (b. 1977: Croatia) là lãnh đạo bộ phận về chính sách khoa học và xây dựng năng lực tại UNESCO ở Paris. Bà có bằng Tiến sỹ khoa học về sinh thái học từ Đại học Paris VI (Pháp).

  • Fernanda Beigel (b. 1970: Argentina) là Giáo sư hàng đầu về xã hội học Mỹ Latin ở Đại học Quốc gia Cuyo ở Argentina, nơi bà giành được bằng Tiến sỹ khoa học về khoa học xã hội và chính trị. GS. Beigel cũng là nhà nghiên cứu chính ở Viện Khoa học về con người, xã hội và môi trường của Hội đồng Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa học Quốc gia Argentina (CONICET). Bà hiện là Chủ tịch của Ủy ban Cố vấn về Khoa học Mở của UNESCO có nhiệm vụ phác thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO.

  • Simon Hodson (b. 1971: Kenya) từng là Giám đốc điều hành Ủy ban về Dữ liệu của Hội đồng Khoa học Quốc tế (CODATA) từ tháng 8/2013. Ông hiện là Phó chủ tịch của Ban Cố vấn về Khoa học Mở của UNESCO có nhiệm vụ phác thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO. Ông có bằng Tiến sĩ khoa học về Lịch sử Hiện đại từ Đại học Oxford (Vương quốc Anh).

  • Peggy Oti-Boateng (b.1959: Ghana) là Giám đốc Bộ phận Chính sách Khoa học và xây dựng năng lực của UNESCO ở Paris. Bà có bằng Tiến sĩ khoa học về Khoa học Thực phẩm và Công nghệ từ Đại học Adelaide (Úc).

CÁC THAM CHIẾU

  • Azoulay, Audrey (2020) Intervention on the occasion of the launch of the Joint Appeal for Open Science by UNESCO, the World Health Organization and United Nations High Commission for Human Rights. Press release, 27 October. See: https://tinyurl.com/unesco-call-for-open-science

  • Callaghan, Chris and Denise Nicholson (2020) Predatory publishing and predatory journals: a critical review and proposed research agenda for higher education. Journal of Further and Higher Education, 44(10): 1433–1449. DOI: 10.1080/0309877X.2019.1695762

  • Larivière, Vincent; Shu, Fei and Cassidy Sugimoto (2020) The coronavirus (Covid-19) outbreak highlights serious deficiencies in scholarly communication. Blogpost. London School of Economics, 5 March. See: https://tinyurl.com/deficiencies-scholarly-comm

  • PWC (2019) Cost–benefit Analysis for FAIR Research Data. Study by Price Waterhouse Coopers for the European Commission: Brussels. See: https://tinyurl.com/cost-benefit-FAIR-data

  • Wallace, Nicholas (2020) Open-access science funders announce price transparency rules for publishers. Science, 18 May. DOI: 10.1126/science.abc8302

  • Wellcome Trust (2020) Sharing research data and findings relevant to the novel coronavirus (Covid-19) outbreak. Press release, 31 January. See: https://wellcome.org/coronavirus-covid-19/open-data


CÁC CHÚ GIẢI

1 Sau này được đổi tên thành Hội đồng Khoa học Quốc tế nhưng vẫn giữ nguyên từ viết tắt, ICSU đã hợp nhất với Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế vào năm 2017 để tạo thành Hội đồng Khoa học Quốc tế.

2 Xem: www.unesco.org/new/en/communication-and-information/portals-and-platforms/goap/

3 Xem: https://open-research-europe.ec.europa.eu/

4 Xem: www.doaj.org

5 Xem: https://www.dimensions.ai/

6 FAIR là Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được và Sử dụng lại được (Findable, Accessible, Interoperable and Reusable).

7 CARE là Lợi ích tập thể, Quyền kiểm soát, Trách nhiệm và Đạo đức (Collective benefit, Authority to control, Responsibility and Ethics)


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay40,831
  • Tháng hiện tại197,433
  • Tổng lượt truy cập34,760,573
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây