COVID-19: từ quản lý khủng hoảng tới các giải pháp bền vững

Thứ ba - 12/10/2021 06:36

Eric D’Ortenzio, Evelyne Jouvin Marche, Oriane Puéchal, Inmaculada Ortega Pérez và Yazdan Yazdanpanah

Các quan sát được chia sẻ từng là chìa khóa để hiểu một vấn đề mới

Tại nước Pháp cuối tháng 1/2020, 5 bệnh nhân đã được chuẩn đoán với bệnh truyền nhiễm do một virus mới gây ra. Hai trong số họ hầu như không có triệu chứng và hồi phục nhanh chóng. Tình trạng của hai người khác ban đầu là yên tâm trước khi xấu đi sau mười ngày và bệnh nhân thứ năm ngay lập tức phát triển một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan. Cả 5 bệnh nhân đó từng là các ca đầu tiên được biết đến ở Pháp về căn bệnh coronavirus mới lạ (COVID-19) do hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng - SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) gây ra. Vì đại dịch đầu tiên được biết tới về dạng coronavirus này vào năm 2003, coronavirus mới đã được đặt tên là SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2 đã không được biết như một tác nhân truyền nhiễm sang người cho tới tháng 1/2020, khi nó đã được xác định như là tác nhân gây bệnh COVID-19, chống lại nó loài người đã không có miễn dịch tự nhiên. Dù 6 coronavirus khác lây nhiễm cho người đã được nghiên cứu, bao gồm coronavirus gây ra cảm lạnh thông thường, đã không có phương pháp điều trị hoặc vắc-xin nào được biết đến chống lại SARS-CoV-2.

Kể từ khi các ca đầu tiên đã được mô tả, hơn 4.000 bệnh nhân đã nhập viện khắp nước Pháp vì COVID-19 đã được ghi lại trong một nghiên cứu quan sát thấy (Covid Pháp), với sự tham gia có thiện chí của họ, để cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh, các triệu chứng của nó và các bệnh nhân đáp lại việc chữa trị như thế nào. Dữ liệu và thông tin thu thập được từng là quan trọng để giúp các nhân viên y tế chống lại COVID-19.

Ngoài ra, các mẫu sinh học thu thập được từ các quan sát này đã được sử dụng trong nghiên cứu cơ bản và lâm sàng. Chúng đã được sử dụng để nghiên cứu gen của virus, ví dụ thế, và tương tác của nó với hệ thống miễn dịch. Các mẫu như vậy là có giá trị vì cách thức ở đó hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các biến thể của virus một cách rộng rãi từ cá nhân này tới cá nhân khác. Đa số những người bị lây nhiễm SARS-CoV-2 nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, khoảng 20% số người lây nhiễm phải nhập viện và 1/4 số bệnh nhân ở trong tình trạng mắc bệnh nghiêm trọng. Các trường hợp đó thường liên quan tới suy hô hấp cấp tính và, đôi khi, huyết khối: các cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch, làm giảm lưu thông máu và làm gia tăng các vấn đề về hô hấp.

Các giải pháp nhanh chóng dựa trên các thử nghiệm thích ứng đa quốc gia

Không có bất kỳ liệu pháp chữa trị nào nhằm trực tiếp vào virus này, các nhân viên chăm sóc và sức khỏe ban đầu thấy bất lực chống lại căn bệnh.

Ở dạng khẩn cấp về sức khỏe này, hầu hết chiến lược hiệu quả trong thời kỳ đầu là tái sử dụng các loại thuốc hiện có. Sự lây lan nhanh của căn bệnh này từ quốc gia này sang quốc gia khác hối thúc sự thúc đẩy thực hành các giải pháp được chia sẻ. Một thử nghiệm lâm sàng ở châu Âu được biết như là Discovery Trial (Thử nghiệm Khám phá) đã được thiết lập trong thời gian kỷ lục.

Được Viện Sức khỏe và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp - INSERM (French National Institute of Health and Medical Research) điều phối, nó đã bắt đầu đánh giá hiệu quả của các thuốc tiềm năng chống lại SARS-CoV-2 vào ngày 22/03/2020.

Discovery Trial là một phần không thể thiếu của Solidarity (Đoàn kết), một tổ chức tập hợp các thử nghiệm lâm sàng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào ngày 18/03/2020. Kể từ ngày 02/10/2020, nhóm này đã tập hợp gần 12.000 bệnh nhân từ hơn 30 quốc gia. Ưu điểm của việc có một nhóm như vậy là các nhà nghiên cứu y tế tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng sử dụng các phương pháp được tiêu chuẩn hóa để đánh giá các phân tử giống nhau, cho phép so sánh quốc tế.

Solidarity và Discovery đã được thiết kế như là các thử nghiệm có tính thích nghi. Mức thích nghi cao của các nghiên cứu đó làm cho có khả năng điều chỉnh các giao thức nghiên cứu liên tục, để kết hợp các phát hiện quốc tế mạnh mẽ nhất và gần đây nhất. Vào tháng 04/2021, các thảo luận đang diễn ra với khía cạnh kiểm thử các phương pháp điều trị mới.

Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh lây nhiễm, vắc xin là phương pháp điều trị ngăn chặn thích hợp nhất vì nó cung cấp khả năng miễn dịch đối với virus đó. Dù phát triển vắc xin là quá trình từng chút một có thể kéo dài một thập kỷ, lộ trình đó đã được rút ngắn đối với COVID-19. Nhờ sự tập hợp đầu tư nhanh chóng và kiến thức trước đây về cơ chế lây nhiễm của các loại coronavirus tương tự như MERS-CoV và SARS-CoV-1 và các phản ứng miễn dịch với chúng, nhiều dự án phát triển vắc xin có thể được khởi động trong vòng vài tháng sau khi xuất bản trình tự gen của SARS-CoV-2 vào tháng 01/2020. Trong một năm, các vắc xin đầu tiên đã được Cục Thực phẩm và Dược của Mỹ (US Food and Drug Administration), Cục Y học châu Âu (European Medicines Agency) và các cơ quan quản lý khác phê chuẩn và đã có sẵn trên thị trường.

Nhịp độ phát triển vắc xin và tính bền lâu về hiệu quả của vắc xin cũng phụ thuộc vào sinh học của virus. SARS-CoV-2 có tỷ lệ đột biến thấp hơn nhiều so với vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc vi rút cúm, chẳng hạn. Tuy nhiên, vì SARS-CoV-2 tiếp tục nhân bản tự do giữa cộng đồng dân cư rộng lớn còn chưa được tiêm vắc xin, nó đang đột biến. Vài biến thể đã nổi lên, vài trong số đó dường như có độc lực mạnh hơn so với dạng ban đầu của virus đó.

Các vắc xin đang được phát triển để kích thích phản ứng miễn dịch đối với phân tử được thấy trong virus được gọi là một kháng nguyên. Trong trường hợp của Covid-19, kháng nguyên này là protein tăng đột biến đặc trưng được tìm thấy trên bề mặt của virus, giúp nó xâm nhập vào tế bào người. Chính protein này có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Không ngạc nhiên khi chính loại protein virus này đã trở thành mục tiêu của hầu hết 182 loại vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào cuối năm 2020.

Bốn loại vắc xin Covid-19 đang được phát triển trong các thử nghiệm lâm sàng: toàn bộ virus, vectơ virus, tiểu đơn vị protein và axit nucleic [axit ribonucleic (RNA) và axit deoxyribonucleic (DNA)]. Trong khi vài vắc xin cố gắng đưa kháng nguyên vào cơ thể, các vắc xin khác sử dụng chính tế bào của cơ thể để tạo ra kháng nguyên virus. Các vắc xin axit nucleic có tiếp cận sau; chúng sử dụng vât liệu gen - hoặc RNA hoặc DNA - để ra lệnh cho các tế bào tạo ra kháng nguyên. Sự phát triển nhanh chóng của loại vắc xin truyền tin (mRNA) này chống lại Covid-19 đã được thực hiện nhờ nghiên cứu vắc xin đột phá vào đầu những năm 1990 nhằm vào liệu pháp miễn dịch ung thư. Một thách thức cho các vắc xin RNA là chúng cần được giữ ở nhiệt độ khoảng -20oC, điều nhất thiết cần các phương tiện bảo quản lạnh chuyên dụng.

Vắc xin cần ống tiêm - và người nhận

Việc chuẩn bị các lựa chọn vắc xin và thậm chí sản xuất quy mô lớn đủ liều vắc xin để phục vụ người dân là không đủ để tự mình chiến thắng đại dịch. Trong bất kỳ cơn bùng phát nào, chiến dịch ngăn chặn hiệu quả cũng dựa vào tính sẵn sàng của các vật tư, nhân lực được đào tạo và thiện chí của người dân để tiêm vắc xin.

Nhiều quốc gia đang vật lộn với tình trạng dễ bị tổn thương trong chuỗi giá trị toàn cầu. Họ đã bối rối phát hiện ra rằng sự gia tăng nhu cầu ở bên kia thế giới có thể làm trì hoãn việc mua sắm các thành phần quan trọng cần thiết của chính họ để đảm cho bảo nỗ lực tiêm chủng và đáp ứng y tế bền vững theo thời gian. Sự nổi lên về nhu cầu thuốc y dược và trang thiết bị bảo vệ cá nhân trong những ngày đầu của đại dịch, ví dụ, đã dẫn tới sự thiếu hụt không chỉ đối với các nhân viên y tế mà còn đối với cả các nhánh nghiên cứu khác đang dựa vào chính các vật tư đó, như các găng tay phòng thí nghiệm.

Vài quốc gia đã có khả năng kêu gọi khu vực tư nhân giải quyết sự thiếu hụt đó bằng việc tiếp cận các nhà cung cấp khác hoặc bằng việc cải thiện năng lực sản xuất của riêng họ bằng việc sử dụng các biện pháp tương tự như các biện pháp được tạo ra trong thời kỳ chiến tranh như việc tái mục đích không gian nhà máy. Ví dụ, Kế hoạch Huy động Giới công nghiệp của Canada để đấu tranh chống COVID-19, đã ban hành vào tháng 3/2020, đã yêu cầu 5 Siêu cụm Đổi mới sáng tạo liên quan tới các đối tác công – tư, cũng như Quỹ Đổi mới sáng tạo Chiến lược và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, ưu tiên cấp vốn và hỗ trợ cho các hàng hóa và dịch vụ nhằm vào đại dịch COVID-19 (xem chương 4).

Huy động được sự phối hợp cải thiện

Khủng hoảng COVID-19 đã đòi hỏi huy động chưa từng thấy về phía cộng đồng khoa học quốc tế. Các nhà khoa học đã vươn ra với thách thức, huy động khắp các lĩnh vực bao gồm dịch tễ học, mô hình học, thống kê, khoa học cơ bản và nghiên cứu lâm sàng, cũng như khoa học xã hội và con người. Tiếp cận đa ngành này để giải quyết vấn đề đã làm cho có khả năng hướng dẫn cho những người làm chính sách đi qua khủng hoảng. Mục đích của huy động này từng có nhiều khía cạnh: để hiểu căn bệnh, để cải thiện biến pháp điều trị nó, để phát triển vắc xin nhanh chóng và để dự đoán sự bùng phát đại dịch trong tương lai, nhằm bảo vệ dân cư.

Khắp trên thế giới, các cơ quan và tổ chức nghiên cứu đã thiết lập hàng loạt các sáng kiến nghiên cứu được cấp vốn mới để xử lý khủng hoảng. Ngoài các nỗ lực của quốc gia, một số sáng kiến quốc tế đã được khởi xướng trong các lĩnh vực chính, như phát triển vắc xin. Đầu năm 2020, Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Pháp đã bắt đầu cấp tài chính cho nỗ lực đó đối với 3 đơn vị của INSERM để phát triển các vắc xin thế hệ 2 để chống SARS-CoV-2. Theo hướng này, các nhóm INSERM đã thiết lập liên hệ với Sanofi và vài công ty y sinh học tư nhân khác.

Sự tranh giành các giải pháp có thể dẫn tới các kết quả nhanh nhưng cũng cả việc đúp bản và lãng phí nguồn lực. Để giảm nhẹ các lo ngại đó, các cơ sở nghiên cứu của Pháp đã quyết định hình thành nhóm gọi là REACTing vào năm 2013 từng được INSERM điều phối. REACTing đã tạo thuận lợi cho cung cấp vốn hạt giống khẩn cấp để nghiên cứu từ Bộ Đoàn kết và Y tế và Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo. Nó cũng đã tạo thuận lợi cho việc lần vết nhanh các ủy quyền quy định cho các thí nghiệm lâm sàng. Nó từng là công cụ thu thập dữ liệu bệnh nhân và thông tin dịch tễ học trong khi phối hợp với các nỗ lực nghiên cứu của quốc gia với các quốc gia châu Âu khác.

REACTing đã cung cấp đường liên kết tới các cơ chế cấp vốn của Ủy ban châu Âu, nơi đã cung cấp hỗ trợ cho các mạng các đối tác quốc gia. Mạng của REACTing đã giúp xác định một tập hợp các ưu tiên nghiên cứu quốc gia dựa vào những người ban đầu đã được WHO đề xuất. Điều này đã dẫn tới lời kêu gọi từ các nguồn cấp vốn nghiên cứu khác nhau của Pháp cho các dự án được kỳ vọng đưa ra các kết quả trong vòng 18 tháng. Vào năm 2020, 32 dự án đề cập tới COVID-19 đã được cấp vốn thông qua mạng của REACTing với tổng cộng 1.775.000 €.

Cơ quan mới để xử lý các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên

Quản lý khủng hoảng là tạm thời, theo định nghĩa. Để đảm bảo các cộng đồng nghiên cứu và y học Pháp được chuẩn bị tốt hơn để xử lý bệnh truyền nhiễm nổi lên tiếp sau, chính phủ đã tạo ra một cơ quan nghiên cứu mới vào ngày 01/01/2021 bằng việc sát nhập nhóm Inserm-REACTing với Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Pháp về AIDS và viêm gan siêu vi (ANRS). Đi với cái tên ANS|Các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên, cơ quan mới này có trách niệm tạo thuận lợi, điều phối và cấp vốn cho nghiên cứu của Pháp về các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên. Nó thụ hưởng sự tự quản lớn về việc ra chính sách, thiết lập ưu tiên và quản lý ngân sách. Từng năm, cơ quan này sẽ đưa ra các lời kêu gọi về các đề xuất nghiên cứu mà, cùng với các đơn xin trợ cấp, sẽ được các ban tư vấn và các ủy ban khoa học quốc tế rà soát lại.

Quy mô nghiên cứu của cơ quan mới này xoay quanh phạm vi của 2 cấu trúc trước đó, giải quyết HIV/AIDS, viêm gan siêu vi, các bệnh truyền nhiễm truyền qua đường tình dục, lao phổi và các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp đang nổi lên, sốt xuất huyết do vi rút và bệnh arbovirosis. Cơ quan này là tích cực khắp một dải rộng lớn các lĩnh vực nghiên cứu: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu sức khỏe công cộng, dịch tễ học và các khoa học xã hội. Cơ quan mới tích hợp cách tiếp cận ‘Một sức khỏe’ (One Health), giải quyết vấn đề sức khỏe con người và động vật, cũng như tác động của các hoạt động của con người lên môi trường.

ANRS trước đó đã tài trợ cho hàng trăm thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các chiến lược điều trị. Các hiệp hội bệnh nhân và các đại diện xã hội dân sự sẽ tiếp tục đóng vai trò chính trong cơ quan mới này, với các mối quan hệ đó đang được tăng cường qua phát triển nghiên cứu dựa vào cộng đồng.

Cộng tác quốc tế là quan trọng trong khủng hoảng

Một ưu tiên của cơ quan mới này sẽ là tăng cường cộng tác với các nền tảng nghiên cứu hiện có ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt các quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên. Nghiên cứu được cơ quan tạo thuận lợi có ý định để hỗ trợ cho các chính sách sức khỏe công cộng của quốc gia ở các quốc gia qua sản xuất các kết quả đầu ra nghiên cứu được tiêu chuẩn hóa. Cũng có các kế hoạch phát triển các quan hệ đối tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các bệnh viện quốc gia và quốc tế.

Cơ quan mới này cũng đang tăng cường các mối liên hệ với các tổ chức y tế công quốc tế như WHO, Ủy ban châu Âu, UNAIDS, Quỹ Toàn cầu Chống AIDS, Lao và Sốt rét, Unitaid, Đối tác Thử nghiệm Lâm sàng các Quốc gia đang Phát triển và châu Âu, và Cộng tác Nghiên cứu Toàn cầu về Tính chuẩn bị sẵn sàng với Bệnh Truyền nhiễm. Mục tiêu của các quan hệ đối tác như vậy là để đảm bảo trao đổi thông tin tối ưu và tạo thuận lợi và tăng tốc triển khai các chính sách công dựa vào các phát hiện khoa học vì lợi ích của dân số toàn cầu như một tổng thể.

Virus như SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lây lan rộng - và đột biến thành các biến thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn - cho đến khi đạt được khả năng miễn dịch toàn cầu. Mệnh lệnh này đã hối thúc dẫn dắt để đảm bảo càng nhiều người có thể càng tốt khắp trên thế giới có truy cập tới miễn dịch, được Tiện ích Truy cập Toàn cầu Vắc xin COVID-19 – COVAX (Covid-19 Vaccines Global Access Facility) của WHO hỗ trợ. Cộng tác toàn cầu có thể phục vụ cho các lợi ích sức khỏe quốc gia: vượt ra khỏi nhu cầu cấp bách về miễn dịch chống COVID-19, ngăn ngừa đại dịch trong tương lai hoặc, nếu không, một câu trả lời hiệu quả, có thể được năng lực nghiên cứu và giám sát địa phương dẫn dắt toàn cầu.

Cộng tác quốc tế là quan trọng trong khủng hoảng nhưng đối mặt nhiều khó khăn, bao gồm các khó khăn về địa chính trị và kinh tế và thiếu các tiêu chuẩn được hài hòa cho việc chia sẻ dữ liệu và các thử nghiệm lâm sàng. Có nhu cầu về các cơ chế mới hiệu quả để tạo thuận lợi cho cộng tác quốc tế và xây dựng lòng tin giữa các cơ sở quốc gia có liên quan.

Nghiên cứu khoa học và các chính sách công tăng cường lẫn cho nhau

Cuộc khủng hoảng hiện hành đã thể hiện tầm quan trọng của khoa học, bao gồm nghiên cứu, trong dẫn dắt phản ứng toàn cầu đối với các khủng hoảng (Akhvlediani et al., 2020). Để xây dựng các tổ chức phản ứng đúng thích đáng, nghiên cứu phải được xem trong giá trị thực của nó và được cấp tài chính phù hợp với các tham vọng của nó. Nghiên cứu là yếu tố cơ bản trước, trong và sau khủng hoảng. Nghiên cứu khoa học và các chính sách công đang tăng cường cho nhau.

Nghiên cứu khoa học cung cấp bằng chứng để thông tin và hỗ trợ cho việc ra quyết định và triển khai các chính sách công. Đổi lại, các chính sách mà thông báo và hỗ trợ cho các cơ sở khoa học xây dựng khả năng phục hồi đối với các khủng hoảng tương lai.
 

  • Eric D’Ortenzio (b. 1972: Luxembourg) hiện đang là Lãnh đạo Phòng Chiến lược và Đối tác ở ANRS các Bệnh Truyền nhiễm đang Nổi lên. Ông trước đó đã phục vụ ở Bác sĩ Không Biên giới, Sức khỏe Cộng đồng Pháp, Viện Pasteur của New Caledonia và INSERM. Là bác sỹ y học, ông chuyên về y học phổ thông và sức khỏe công cộng. Các mối quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên và các bệnh nhiệt đới.

  • Evelyne Jouvin Marche (b. 1955: France) đã ra nhập INSERM như là giám đốc nghiên cứu 3 năm sau khi hoàn thành đào tạo sau tiến sỹ ở Viện Y học Quốc gia (Mỹ). Là cựu phó giám đốc Trung tâm Quốc gia Pháp về Nghiên cứu Khoa học (CNRS), bà hiện là phó giám đốc khoa học ở INSERM và giám đốc của Quỹ Finovi. Bà đã thiết lập các chương trình quốc gia có phối hợp về hệ vi sinh vật và kháng sinh và đã tham gia điều phối một số dự án của Châu Âu.

  • Oriane Puéchal (b. 1994: Pháp) có bằng Thạc sỹ về Quan hệ Quốc tế từ Sciences Po Lille. Bà hiện là Phó Giám đốc Phòng Chiến lược Đối tác ở ANRS|Bệnh Truyền nhiễm đang Nổi lên. Bà trước đó từng làm việc cho mạng REACTing và là Giám đốc các Vấn đề Quốc tế ở Viện Pasteur.

  • Inmaculada Ortega Pérez (b. 1975: Tây Ban Nha) có bằng Tiến sỹ về Miễn dịch học từ Đại học Autónoma Madrid. Bà hiện là quản lý dự án ở Phòng Đổi mới sáng tạo ở ANRS|Bệnh Truyền nhiễm đang Nổi lên. Bà trước đó đã phục vụ ở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Phòng chống Y tế Pháp (AMP) và Giám đốc Công việc Quốc tế của Viện Pasteur.

  • Yazdan Yazdanpanah (b. 1965: Iran) là giám đốc ANRS|Bệnh Truyền nhiễm đang Nổi lên, Giám đốc Viện AVIESAN/INSERM I3M và Lãnh đạo của Phòng các Bệnh Truyền nhiễm ở Bệnh viện Bichat. Ông có bằng Tiến sỹ về Sức khỏe Công cộng từ Trường Y tế Công Bordeaux (Pháp). Các quan tâm nghiên cứu của ông gồm dịch tễ học lâm sàng của HIV, virus viêm gan, các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tính kinh tế dược của các chất kháng khuẩn.

CÁC THAM CHIẾU

  • Akhvlediani, T et al. (2020) Global outbreak research: harmony not hegemony. The Lancet Infectious Diseases 20(7): 770–772.

  • Delfraissy, J. F; Yazdanpanah, Y; and Y. Levy (2016) REACTing: the French response to infectious disease crises. The Lancet 387(10034): 2183–2185.


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập195
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm189
  • Hôm nay27,856
  • Tháng hiện tại207,575
  • Tổng lượt truy cập31,363,047
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây