Lời nói đầu của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, António Guterres, cho tài liệu ‘Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn’

Thứ năm - 07/10/2021 06:12
Lời nói đầu của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, António Guterres, cho tài liệu ‘Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn’

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh 3 bài học quan trọng.

Bài học thứ nhất là chúng ta tất cả được kết nối lẫn nhâu sâu sắc. Không ai sẽ an toàn với virus cho tới khi từng người là an toàn.

Bài học thứ hai là các hoạt động y hệt như nhau của con người dẫn đến biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh thái cũng làm gia tăng rủi ro các đại dịch qua tác động lên môi trường.

Bài học thứ ba là quan trọng sống còn của khoa học.

Năm nay, Báo cáo Khoa học của UNESCO - Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn - tập trung vào sự dịch chuyển toàn cầu hướng tới các nền kinh tế xanh hơn, dựa vào tri thức và tận dụng tốt nhất các công nghệ số. Chúng ta phải làm việc để đảm bảo rằng theo đuổi công nghệ tiên tiến và phát triển bền vững đi song hành với nhau.

Báo cáo này thấy số lượng các nhà nghiên cứu toàn cầu tiếp tục gia tăng, và có sự mất cân bằng lớn khắp trên thế giới. Ví dụ, vào năm 2018, vùng hạ Saharan châu Phi từng có 14% dân số toàn cầu nhưng chỉ có 0,7% các nhà nghiên cứu của thế giới.

Cộng tác quốc tế giữa các nhà khoa học cũng đang gia tăng, điều này giúp tăng cường nghiên cứu về các thách thức như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và các bệnh truyền nhiễm, vốn dĩ không tôn trọng các đường biên giới.

Tuy nhiên, các cộng đồng nghiên cứu đó phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ và cấp vốn và 4/5 các quốc gia dành ít hơn 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển.

Nhiều quốc gia đang điều chỉnh các chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

UNESCO đã thấy các quốc gia đang phát triển tập trung nhiều hơn các nỗ lực nghiên cứu của họ vào các chủ đề sống còn cho phát triển của họ như sinh thái nông nghiệp, cây trồng thích ứng với khí hậu và quản lý chất thải bền vững - nhưng các xuất bản phẩm về các vấn đề đó vẫn hiếm trong tổng thể hệ sinh thái nghiên cứu.

Trong khi đó, đã có gần 150.000 xuất bản phẩm về trí tuệ nhân tạo và người máy trong năm 2019. Lĩnh vực này áp đảo kết quả đầu ra khoa học về các công nghệ xuyên suốt khác mà có những lợi ích tiềm tàng cho phát triển các quốc gia, như năng lượng, khoa học vật liệu, công nghệ nano và công nghệ sinh học.

Như báo cáo này làm rõ, chúng ta cần tiến tới cam kết của chúng ta về phát triển bền vững, cả trong các khái niệm về kinh tế và con người.

Bằng việc điều chỉnh các chính sách và tài nguyên cho phù hợp, chúng ta có thể tạo ra sự tiến bộ lớn hơn hướng tới việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Chúng bao gồm các kế hoạch đầy tham vọng để khử cacbon hóa nền kinh tế và giảm thiểu chất thải. Nhưng, bất chấp sự ưu tiên phát triển bền vững đó, khoa học bền vững còn chưa phải là chủ đạo.


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay24,916
  • Tháng hiện tại110,501
  • Tổng lượt truy cập35,292,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây