NỀN TẢNG CỦA LUẬT CÔNG BỐ GIÁ THÀNH SÁCH GIÁO KHOA Ở NƯỚC MỸ

Thứ hai - 12/10/2020 06:17

Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.


Lịch sử của các đánh dấu khóa học mở và kham được đã có từ thời pháp luật bang và liên bang giữa những năm 2000 có liên quan tới công bố giá thành sách giáo khoa trong thời khóa biểu các lớp học của một cơ sở. Vấn đề về khả năng kham được sách giáo khoa trước hết đã giành được sự chú ý của quốc gia vào năm 2004, với cuộc triển lãm được các Nhóm Nghiên cứu Lợi ích Công của Sinh viên đưa ra, nó đã cho thấy giá thành sách giáo khoa đã gia tăng hơn 4 lần so với tỷ lệ lạm phát (Student PIRGs 2004). Các phát hiện đó đã gây chấn động mạnh đối với các sinh viên, phụ huynh, và tương tự đối với các chính trị gia, và trong vài năm các bang đã bắt đầu giới thiệu pháp luật được thiết kế để làm gia tăng minh bạch giá thành của sách giáo khoa.

Vào năm 2007, Quốc hội đã ủy quyền lại Luật Giáo dục Đại học năm 1965, luật điều chỉnh các chính sách các trường cao đẳng và đại học của quốc gia, điều rốt cuộc đã đạt được với sự thông qua Luật Cơ hội Giáo dục Đại học (HEOA) vào năm 2008. Thượng nghị sỹ Dick Durbin của bang Illinois đi đầu trong vấn đề về khả năng kham được của sách giáo khoa trong quá trình đó, phác thảo một tập hợp các điều khoản rốt cuộc đã được thể chế hóa thành luật theo Phần 133 (20 USC 1015b). Trong số các điều khoảng đã có yêu cầu các trường cao đẳng và các trường đại học hợp pháp hóa với Tiêu đề IV việc cấp vốn phải, ở mức độ tối đa có thể theo thực tế, công bố ISBN và giá bán lẻ các cuốn sách giáo khoa đại học trong thời khóa biểu các khóa học trên trực tuyến mà các sinh viên sử dụng để đăng ký. Các điều khoản thông tin sách giáo khoa đã có hiệu lực vào ngày 01/07/2010, và đã được Văn phòng Kiểm toán Chính phủ - GAO (Government Accountability Office) đánh giá vào năm 2013. Đoạn thích hợp của Phần 133 nêu:

Với mức độ tối đa có thể theo thực tế, từng cơ sở giáo dục đại học nhận được hỗ trợ tài chính của Liên bang sẽ -

(1) công bố, trong thời khóa biểu khóa học trên Internet của cơ sở và theo cách lựa chọn của cơ sở, Số Sách Tiêu chuẩn Quốc tế (ISBN) và thông tin giá thành bán lẻ của các sách giáo khoa đại học được yêu cầu và được khuyến cáo và các tư liệu bổ sung cho từng khóa học được liệt kê trong thời khóa biểu khóa học của cơ sở được sử dụng để đăng ký trước và các mục đích đăng ký, ngoại trừ là -

(A) nếu Số Sách Tiêu chuẩn Quốc tế (ISBN) là không sẵn sàng cho các sách giáo khoa và các tư liệu bổ sung của các đại học như vậy, sau đó cơ sở đó sẽ đưa vào thời khóa biểu khóa học trên Internet tác giả, tiêu đề, nhà xuất bản, và ngày tháng bản quyền cho sách giáo khoa hoặc tư liệu bổ sung cho đại học như vậy; và

(B) nếu cơ sở xác định rằng công bố thông tin được mô tả trong phần con này là không thực tế đối với sách giáo khoa và tư liệu bổ sung của đại học, thì cơ sở sẽ chỉ ra điều đó bằng việc đặt ra chỉ thị “Sẽ được Xác định” (To Be Determined) giữa các thông tin được yêu cầu theo phần con này; và

(2) nếu áp dụng được, hãy đưa vào thời khóa biểu khóa học bằng văn bản của cơ sở một lưu ý rằng thông tin sách giáo khoa là sẵn sàng trong thời khóa biểu khóa học trên Internet của cơ sở, và địa chỉ Internet cho thời khóa biểu như vậy. (Bộ Giáo dục Mỹ 2008)

Điều khoản này đã thúc đẩy sự dịch chuyển trong trách nhiệm của các cơ sở để cung cấp thông tin sách giáo khoa cho các sinh viên. Về lịch sử, thông tin sách giáo khoa thường không sẵn sàng ở thời điểm các sinh viên đăng ký các khóa học (thường trước đó vài tháng). Việc đi tới các cửa hàng sách đại học trước khi bắt đầu kỳ hạn thường là cách tin cậy nhất để có được thông tin về áp dụng sách. Tuân theo phê chuẩn HEOA, các cơ sở đã chỉ có ít hơn 2 năm để cập nhật các hệ thống của họ để đảm bảo các sinh viên có truy cập tới thông tin sách giáo khoa vào thời điểm đăng ký.

Dù HEOA rõ ràng không đề cập tới nội dung mở, Luật đó áp dụng cho tất cả OER đáp ứng định nghĩa “sách giáo khoa đại học” hoặc “tư liệu bổ sung”. Nếu tài nguyên đó không có ISBN, công bố tiêu đề, tác giả, .v.v. được yêu cầu trừ phi công bố được coi là “không thực hành được”. Trong báo cáo năm 2013, GAO đã rà soát lại mẫu đại diện quốc gia của các website trường học và đã thấy khoảng 4/5 các cơ sở đã cung cấp cho các sinh viên thông tin sách giáo khoa đặc thù theo các điều khoản của HEOA (Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ 2013). Hầu hết các cơ sở đó cũng đã làm cho thông tin công khai, cùng với cả các sinh viên hiện hành và trong tương lai để truy cập nó. GAO đã kết luận rằng các sinh viên đã hưởng lợi từ việc có truy cập tới thông tin về các sách giáo khoa được chỉ định, cả vì các sinh viên đã có khả năng so sánh giá thành trong và ngoài khu trường và cả vì các sinh viên đã có khả năng cân nhắc chi phí khi ghi danh trong các khóa học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay12,693
  • Tháng hiện tại461,472
  • Tổng lượt truy cập36,520,065
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây