Vài gợi ý để cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia tiệm cận với yêu cầu của CMCN4

Thứ bảy - 09/06/2018 07:25
Vài gợi ý để cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia tiệm cận với yêu cầu của CMCN4
(Bài được đăng trên tờ Khoa học & Phát triển, ấn bản trên trực tuyến, ngày 25/05/2018 tại địa chỉ: http://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/vai-goi-y-de-co-so-du-lieu-khcn-quoc-gia-tiem-can-voi-yeu-cau-cua-cmcn4/2018052303400200p1c785.htm)
Ngày 28/06/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Chắc chắn, các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia này sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý tốt hơn các thông tin - dữ liệu có liên quan tới khoa học và công nghệ và góp phần vào việc cải thiện năng lực chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Để cơ sở dữ liệu quốc gia này không chỉ góp phần cải thiện chính phủ điện tử ở Việt Nam, mà còn góp phần và có khả năng tiệm cận tới những yêu cầu mới của CMCN4, bài viết này mong muốn được đưa ra vài gợi ý.
A. Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ có khả năng và nên là MỞ
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ có những điều kiện cơ bản để trở thành một cơ sở dữ liệu cung cấp các dữ liệu của nó như là các dữ liệu mở thông qua các điều khoản, hạng mục sau đây được nêu trong thông tư:
  • Dữ liệu không là các dữ liệu bí mật quốc gia. ‘Thông tư này không áp dụng với các tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước’ và ‘Thông tư này không áp dụng với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an’.
  • Cơ sở dữ liệu được xây dựng bằng tiền ngân sách do nhà nước cấp. ‘Kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được bảo đảm bng ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) và huy động từ các nguồn kinh phí khác’.
  • Mọi thành phần trong xã hội có khả năng truy cập tới cơ sở dữ liệu. Bảo đảm quyền của các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ phù hợp với quy định của pháp luật.’
B. Làm thế nào để cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ hướng tới đáp ứng các yêu cầu của CMCN4
Để cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ trở thành MỞ và có khả năng tiệm cận được tới các yêu cầu mới của CMCN4, ngoài những điều đã được nêu trong thông tư, có lẽ những điều sau đây là những ưu tiên hàng đầu rất cần thiết được triển khai thực hiện càng sớm có thể càng tốt để dữ liệu không chỉ dành cho con người đọc/hiểu, mà còn cho máy đọc/hiểu được. Vì lý do này, cần thiết:
  1. Đưa ra/Xây dựng và/hoặc thừa nhận các nguyên tắc dữ liệu tìm kiếm được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được – FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Re-usable). Đây là các nguyên tắc đã được các bộ trưởng khoa học các quốc gia G7 thống nhất và đã và đang được triển khai tại châu Âu dưới cái ô của Khoa học Mở và Dữ liệu Mở.
Hình 1. Các nguyên tắc dữ liệu FAIR [1]
  1. Đưa ra/Xây dựng chính sách chung cho nội dung, nhấn mạnh tới việc tuân thủ các tiêu chuẩn mở quốc tế và mã nhận diện vĩnh viễn được thừa nhận cho việc truy cập và sử dụng lại dữ liệu; việc loại bỏ bản ghi khỏi cơ sở dữ liệu; và sự trường tồn của dữ liệu.
Cả 2 nội dung được nêu ở đây đều là các yêu cầu cơ bản được áp dụng cho các dữ liệu của các dự án được nhà nước cấp vốn ở châu Âu hiện nay, ví dụ như trên trang Zenodo, một trang quản lý các dữ liệu, với hơn 90% là các dữ liệu mở, của Ủy ban châu Âu mà Việt Nam rất nên học tập.
Cả 2 nội dung được nêu ở đây, nếu được thực hiện, thì không chỉ có khả năng áp dụng cho cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học mở, mà còn cho tất cả các cơ sở dữ liệu nào muốn tiệm cận tới việc đáp ứng các yêu cầu của CMCN4. Còn với những gì được nêu như trong thông tư ở trên, cho dù được làm hoàn chỉnh và hoàn hảo, cũng chỉ thuần túy là nhập dữ liệu vào và truy xuất dữ liệu ra từ các cơ sở dữ liệu thành phần để phục vụ cho mục đích quản lý và sử dụng thông thường của con người, còn máy không có khả năng để đọc/hiểu được.
Trong khuôn khổ của một bài báo, là không thể nêu chi tiết nội dung 2 mục được nêu này. Hy vọng chúng sẽ được nêu cụ thể trong một bài báo khác.
------------------------------------------------------------
Giấy phép nội dung bài viết: CC BY 4.0 Quốc tế
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay21,259
  • Tháng hiện tại339,022
  • Tổng lượt truy cập36,397,615
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây