Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết năm 2021

Thứ tư - 29/12/2021 06:42
Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết năm 2021

A. Tài liệu về các khung năng lực số, khoa học mở - truy cập mở - dữ liệu mở - tài nguyên giáo dục mở, học tập suốt đời

  1. Hướng dẫn học tập mở và từ xa để xóa mù chữ cho thanh niên người trưởng thành’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Viện Học tập Suốt đời của UNESCO - UIL (UNESCO’s Institute for Lifelong Learning) và Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) xuất bản năm 2021. “Vô số các vấn đề và cân nhắc tiềm ẩn xung quanh việc lập kế hoạch và triển khai việc Học tập Mở và Từ xa – ODL (Open and Distance Learning) cho thanh niên người trưởng thành các nhà cung cấp còn chưa giải quyết được tới nay. UIL và COL vì thế đã đối tác để kết hợp kinh nghiệm và sự tinh thông của họ nhằm phát triển một tập hợp các hướng dẫn cho các nhà cung cấp để lên kế hoạch, thiết kế, triển khai và đánh giá các chương trình xóa mù chữ dựa vào Học tập Mở và Từ xa (ODL) cho thanh niên người trưởng thành.” Bản dịch sang tiếng Việt có 170 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/xr5bxxr5mew88dh/379397eng_Vi-26122021.pdf?dl=0

  1. Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO’ - bản chính thức có hình minh họa - bản dịch sang tiếng Việt. Bản dịch sang tiếng Việt có 38 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0

  1. 'Bản thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO', phiên bản ngày 08/09/2021 - Bản dịch sang tiếng Việt. Bản dịch sang tiếng Việt có 35 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/v03l0vwm8il8kwr/378841eng_Vi-24112021.pdf?dl=0

  1. Khai phá các khả năng của Tài nguyên Giáo dục Mở nhằm cải thiện tính hiệu quả của giáo dục đại học và thúc đẩy việc học tập suốt đời’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do nhóm của Ms. Annapurna Madhuri et al. nghiên cứu và được trình bày tại Hội nghị Toàn cầu Giáo dục Mở 2020, tháng 11/2020. Tài liệu nghiên cứu với các mục tiêu: (1) Nghiên cứu tác động của việc thay đổi vai trò của các nhà giáo dục từ người cung cấp thông tin sang người hỗ trợ kiến thức; (2) Đánh giá sự tham gia của các giảng viên trong giám tuyển và tạo lập nội dung điện tử; (3) Phân tích các thách thức đối mặt khi triển khai và phân phối các MOOC; (4) Đánh giá các môi trường học tập của những người tham gia để tiếp cận họ tốt hơn; và (5) Đánh giá chất lượng và sự tùy biến thích nghi của Tài nguyên Giáo dục Mở theo quan điểm của người học. bản dịch tiếng Việt có 8 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/ifeka1e3hkrddxs/OE%20Global%20-%20Background%20of%20the%20study_Vi-10102021.pdf?dl=0

  1. Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở hỗ trợ học tập suốt đời’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do nhóm của Mohammadreza Tavakoli (TIB) et al. nghiên cứu và được trình bày tại Hội nghị Toàn cầu Giáo dục Mở 2021 được tổ chức trên trực tuyến trong các ngày 27/09/2021-01/10/2021. Tài liệu đưa ra bộ công cụ giúp cá nhân hóa việc học tập suốt đời của người học bằng việc thu thập nhiều Tài nguyên Giáo dục Mở và phân loại chúng theo chủ đề rồi đưa ra khuyến nghị cho người học để họ tìm kiếm và lựa chọn. Bản dịch tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/io8fkijlv3man4o/OE_Global_2021_paper_27_Vi-09102021.pdf?dl=0

  1. Đề cương Chương trình Đào tạo Sáng Nghiên cứu Số cho các Thủ thư của EIFL’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Thông tin Điện tử cho Thư viện - EIFL (Electronic Information for Libraries) xuất bản tháng 10/2020, để xúc tác cho các thư viện nghiên cứu và các trường đại học nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu và sinh viên sản xuất ra các kết quả đầu ra nghiên cứu chất lượng qua việc trang bị cho họ kiến thức, các kỹ năng về sáng nghiên cứu số, được tổ chức theo vòng đời nghiên cứu. Bản dịch sang tiếng Việt có 40 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/et65336yd8h983l/digital_research_literacy_training_outline_revnov2020_0_Vi-18102021.pdf?dl=0

  1. Khảo sát tác động của COVID’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu khảo sát tác động của COVID-19 lên các thư viện ở nước Mỹ, Canada và Úc, do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) xuất bản tháng 9/2021. Một trong các kết luận của tài liệu: “Ngay cả dù bức tranh vốn cấp là không chắc chắn, các thư viện sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến truy cập mở, dù là hạ tầng mở, nội dung mở, các hợp đồng truy cập mở, hay các tổ chức hỗ trợ cho công việc của cộng đồng mở theo các cách thức khác nhau, ở các mức độ so sánh được hoặc cao hơn so với những gì họ làm hôm nay.” Bản dịch sang tiếng Việt có 54 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/mfk3sdsnu3ul5n0/2SPARC-COVID-Impact-Survey-092021_Vi-24092021.pdf?dl=0

  1. Ôm lấy văn hóa học tập suốt đời - Đóng góp cho sáng kiến Tương lai của Giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu báo cáo do Viện Học tập Suốt đời của UNESCO xuất bản năm 2020. “Báo cáo này trình bày tầm nhìn nhằm tới tương lai của giáo dục, nó đòi hỏi sự dịch chuyển mạnh hướng tới văn hóa học tập suốt đời đến năm 2050.” Khái niệm ‘học tập suốt đời’ này là rất khác với những gì chúng ta đang tưởng tượng, và dự kiến học tập suốt đời sẽ trở thành một quyền con người và rất nhiều điều trong giáo dục hiện hành sẽ thay đổi triệt để nhằm hiện thực hóa việc học tập suốt đời tới năm 2050. bản dịch sang tiếng Việt có 75 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/afrm7x9cdf5map2/374112eng_Vi-14092021.pdf?dl=0

  1. Đầu tư vào hạ tầng sách Truy cập Mở - Lời kêu gọi hành động’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu được những người tham gia hội thảo 1 ngày trên trực tuyến vào tháng 02/2021 với các bên liên quan từ một số quốc gia châu Âu về chính sách truy cập mở tới các sách học thuật. Tài liệu xác định 3 chân trụ chính sách cùng nhau sẽ hỗ trợ chuyển đổi đầy đủ sang truy cập mở cho sách học thuật. Nó tập hợp con người, công nghệ và kiến thức: (1) Thu hút mọi người vào địa điểm chung để thảo luận về các vấn đề và chia sẻ kiến thức có liên quan tới phát triển sách truy cập mở; (2) Duy trì bền vững công nghệ cần thiết để đặt chỗ, phổ biến, đánh chỉ mục, lưu trữ, đảm bảo truy cập và chất lượng cho các sách truy cập mở; (3) Tập hợp kiến thức để giám sát sự chuyển đổi của sách học thuật hướng tới truy cập mở theo vài triển vọng và triển khai các chính sách về sách truy cập mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/rwzz055oicn8s85/Position%20Paper_%20Open%20Access%20Books%20infrastructure%20_Vi-15092021.pdf?dl=0

  1. Hiến chương Phạm vi Công cộng của Europeana’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Europeana, một tổ chức thư viện, viện bảo tàng và kho lưu trữ số của châu Âu, xuất bản tháng 04/2010, mang giấy phép mở CC BY-SA. Tài liệu đưa ra các nguyên tắc cơ bản cho việc chuyển đổi số ở các cơ sở văn hóa như Europeana, đó là các thư viện, viện bảo tàng và các kho lưu trữ. Nguyên tắc cơ bản nhất là: “Số hóa nội dung thuộc Phạm vi Công cộng không tạo ra các quyền mới đối với nó: các tác phẩm nằm trong Phạm vi Công cộng ở dạng tuần tự (analogue form) tiếp tục nằm trong Phạm vi Công cộng một khi chúng được số hóa.” Nó cũng nhấn mạnh rằng: “Phạm vi Công cộng là nguyên liệu thô từ đó chúng ta tạo ra kiến thức mới và tạo ra các tác phẩm văn hóa mới. Việc có Phạm vi Công cộng lành mạnh và thịnh vượng là cơ bản cho phúc lợi xã hội và kinh tế của các xã hội của chúng ta.” Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/njloqh0azutp12m/ENGLISH%20Public%20Domain%20Charter_Vi-05092021.pdf?dl=0

  1. Biến Truy cập Mở đầy đủ & tức thì thành hiện thực’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Liên minh S xuất bản vào tháng 3/2021 giới thiệu bản thân Liên minh S, 27 thành viên là các nhà cấp vốn nghiên cứu của nó cho tới thời điểm xuất bản tài liệu này, và quan trọng hơn, 10 nguyên tắc của Kế hoạch S đã có hiệu lực từ 01/01/2021 mà các bên hưởng lợi / các bên nhận tiền từ các thành viên của nó để nghiên cứu phải tuân thủ. Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/33et1lde5qxegb3/Plan-S_profile_March2021_Vi-30082021.pdf?dl=0

  1. Đầu tư vào hướng nghiệp - Ẩn bản được làm lại 2021’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do 6 tổ chức cùng xây dựng, gồm: EC, ETF, CEDEFOP, OECD, ILO, UNESCO. Tài liệu nêu: “Hướng nghiệp hiệu quả giúp cho các cá nhân đạt được tiềm năng của họ, các nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn và các xã hội trở nên công bằng hơn… Thị trường lao động ngày nay là hỗn loạn hơn. COVID-19 đã phá hủy sâu nhu cầu đối với các nhân công và đã tăng tốc các nguyên mẫu của tự động hóa và chuyển đổi số đang làm thay đổi triệt để đặc tính công việc và làm gia tăng rủi ro mất việc làm và việc làm bấp bênh hơn... Hướng nghiệp đóng vai trò cơ bản trong các kế hoạch phục hồi và giúp mọi người ở mọi độ tuổi và nền tảng điều hướng sự phá hủy như vậy.” Bản dịch sang tiếng Việt có 33 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/71r71ypf4h8r0zt/Investing%20in%20CG_booklet_EN_Vi-26082021.pdf?dl=0

  1. Mất việc làm và COVID-19: vấn đề làm việc từ xa, tự động hóa và các nhiệm vụ trong công việc?’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Livanos, I. and Ravanos, P. (2021) do Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu ở Luxembourg xuất bản. Đây là tài liệu làm việc của Cedefop; No 4. http://data.europa.eu/doi/10.2801/00455; có giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế. Tài liệu dự báo 3 giai đoạn phục hồi sau COVID-19. bản dịch sang tiếng Việt có 48 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/iy8b3pkpikk795h/6204_en_Vi-22082021.pdf?dl=0

  1. Khoảng cách số trong COVID-19 đối với những người học VET có nguy cơ ở châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Nhóm xử lý việc bỏ học sớm trong giáo dục và đào tạo nghề – VET (Vocational Education and Training) của Trung tâm Phát triển Đào tạo Nghề châu Âu - Cedefop (European Centre for the Development of Vocational Training) xuất bản ngày 04/06/2020, đề cập tới tác động của việc đóng cửa trường học VET và đóng cửa các công ty cung cấp chỗ học việc cho người học VET ảnh hưởng như thế nào tới việc bỏ học VET sớm và các biện pháp đối phó với tình trạng này ở 7 quốc gia của châu Âu. bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/d5q54u6et9b2xau/digital_gap_during_covid-19_Vi-18082021.pdf?dl=0

  1. Xác định nền tảng mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là là tài liệu do Quỹ Appreta xuất bản năm 2017, giấy phép mở CC BY, với mục đích: “Tài liệu này đề xuất định nghĩa nền tảng mở và các nguyên tắc cần phải được đáp ứng từ những người muốn nói họ có một nền tảng mở.” Bản dịch sang tiếng Việt có 53 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/u0he9euah9asfsi/Apperta_Defining_an_Open_Platform_Vi-14082021.pdf?dl=0

  1. Khuyến cáo của Hội đồng ngày 15/03/2018 về Khung Học việc Chất lượng và Hiệu quả của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Hội đồng châu Âu xuất bản ngày 15/03/2018; đây là Khung Học việc Chất lượng và Hiệu quả của châu Âu với các khuyến cáo để các cơ sở giáo dục và các công ty có liên quan có thể tùy chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương, quốc gia và cơ sở của mình nhằm thúc đẩy học việc có chất lượng và hiệu quả. Bản dịch sang tiếng Việt có 12 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/kbuhz2uiztj6sij/CELEX%2032018H0502%2801%29%20EN%20TXT_Vi-01082021.pdf?dl=0

  1. Cuộc họp trên trực tuyến của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ’ - tài liệu báo cáo, bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO xuất bản ngày 23/04/2021. Tài liệu đưa ra các ý kiến đóng góp của 6 chuyên gia khách mời cùng với cuộc thảo luận mở với hơn 500 người tham gia khắp trên thế giới về các mối quan hệ giữa Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ. Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hdgqqg4bru0rbgu/report_expert_meeting_ipr_os_23apr_Vi-14072021.pdf?dl=0

  1. Cuộc họp trên trực tuyến của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ’ - tài liệu khái niệm, bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO xuất bản ngày 23/04/2021. Tài liệu đưa ra các khái niệm cơ bản và các mục tiêu cần đạt được sau cuộc họp của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ. Bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/f5clwfg1qk61vn6/concept_note_expert_meeting_open_science_and_intellectual_property_rights_23_april_Vi-13072021.pdf?dl=0

  1. THIẾT KẾ | CHẾ TẠO | BẢO VỆ - Báo cáo về đối phó của các nhà chế tạo và sản xuất nguồn mở với khủng hoảng COVID-19 về các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).’ - bản dịch sang tiếng Việt, tài liệu của các tác giả Cavalcanti et al., do Open Source Medical Supplies (OSMS) & Nation of Makers (NoM) xuất bản năm 2021, CC BY-SA 4.0 Quốc tế. Tài liệu mô tả mọi khía cạnh của việc THIẾT KẾ | CHẾ TẠO | BẢO VỆ của các cộng đồng Phần cứng Nguồn Mở toàn thế giới và chủ yếu ở nước Mỹ đã đối phó với với sự thiếu hụt và đổ vỡ hoàn toàn dây chuyền cung ứng các thiết bị bảo vệ cá nhân - PPE (Personal Protective Equipment) và vật tư y tế toàn cầu trong đại dịch COVID-19, khi mà ở đầu đại dịch cả các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp lớn đã không đáp ứng nhanh được sự đổ vỡ và thiếu hụt toàn cầu đó. Bản dịch sang tiếng Việt 131 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/yvqtlzfevrx0qzf/Design-Make-Protect_21.01.27_Vi-06072021.pdf?dl=0

  1. Kết hợp lại thành một giải pháp: Những bài học từ phần cứng nguồn mở đối phó với COVID-19’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả: Anne Bowser, Alex Long, Alexandra Novak, Alison Parker, Michael Weinberg, do Trung tâm Wilson xuất bản tháng 2/2021 với giấy phép mở CC BY-SA 4.0 Quốc tế. Tài liệu nêu những đóng góp to lớn của các cộng đồng phần cứng nguồn mở trên thế giới và ở nước Mỹ trong đáp trả đại dịch COVID-19 và đưa ra các khuyến cáo ở 3 khía cạnh nhằm thể chế hóa và tạo thuận lợi cho ứng dụng và phát triển các cộng đồng phần cứng nguồn mở, đặc biệt ở nước Mỹ, chúng gồm: (1) Các cộng đồng và sự phối hợp; (2) Xây dựng quy mô và năng lực; (3) Các tiêu chuẩn và quy định. Bản dịch sang tiếng Việt 39 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/7vnlqayb0l153us/stitching-together-a-solution-202102_Vi-24062021.pdf?dl=0

  1. Các mô hình Tài nguyên Giáo dục Mở bền vững’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Stephen Downes, do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada xuất bản ngày 29/1/2006, nêu các mô hình bền vững cho Tài nguyên Giáo dục Mở, bao gồm việc tranh luận thế nào là bền vững, các mô hình bền vững cho OER như: (1) các mô hình cấp vốn; (2) các mô hình kỹ thuật; (3) các mô hình nội dung; (4) mô hình nhân sự. Bản dịch sang tiếng Việt 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/682ipsajv4mp6yg/Models_for_Sustainable_Open_Educational_Resources_Vi-20062021.pdf?dl=0

  1. Tùy chỉnh công cụ SELFIE cho các hệ thống học tập dựa vào công việc trong giáo dục và đào tạo nghề, 2020’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu nghiên cứu khả thi của Trung tâm Nghiên cứu Chung (JRC) của Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020, nhằm tinh chỉnh công cụ tự đánh giá SELFIE, được xây dựng dựa vào Khung Năng lực Số cho các Cơ sở Giáo dục (DigCompOrg) và được khởi xướng tháng 10/2018, nhằm để giúp làm thế nào các cơ sở giáo dục sử dụng các công nghệ số để dạy và học và để lên kế hoạch cải thiện họ. Bản dịch sang tiếng Việt 93 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hy1w6i9hcs1oq1i/200211_selfie_wbl_jrc_tech_report_Vi-21052021.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch Hành động Giáo dục Số 2021-2017’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu, xuất bản năm 2020. Nó đưa ra tầm nhìn về giáo dục số chất lượng cao, hòa nhập và truy cập được ở châu Âu. Đây là lời kêu gọi hành động vì sự hợp tác mạnh mẽ hơn ở mức châu Âu để: (1) học hỏi từ khủng hoảng COVID-19, nơi công nghệ đang được sử dụng ở phạm vi chưa từng thấy trong giáo dục và đào tạo; (2) làm cho các hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp cho kỷ nguyên số. Bản dịch sang tiếng Việt 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/sfx269lihar7nbq/deap-communication-sept2020_en_Vi-23052021.pdf?dl=0

  1. Khuyến cáo của Hội đồng châu Âu ngày 22/05/2018 về các năng lực chính cho việc học tập suốt đời’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hội đồng châu Âu, xuất bản ngày 22/05/2018, khuyến cáo 8 năng lực chính cho việc học tập suốt đời; từng năng lực chính đều được hình thành từ kiến thức, các kỹ năng và thái độ. Tài liệu này, được xuất bản trước khi có đại dịch COVID-19, sau đó nó đã được sửa đổi bổ sung để hình thành một tài liệu khác vào cuối năm 2020 với tiêu đề: ‘LifeComp: Khung năng lực chính cho các Cá nhân, Xã hội và Học để Học của châu Âu’, đã được đăng trên trang này cách đây không lâu. Bản dịch sang tiếng Việt 26 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/7beig93ftx2ibvn/CELEX%2032018H0604%2801%29%20EN%20TXT_Vi-25052021.pdf?dl=0

  1. LifeComp: Khung năng lực chính cho các Cá nhân, Xã hội và Học để Học của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu báo cáo khoa học về chính sách của Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020. Đây là khung năng lực dựa vào việc học tập suốt đời và có tính tới tác động của đại dịch COVID-19 lên việc học tập của mọi cá nhân và xã hội nói chung trong kỷ nguyên số. Bản dịch sang tiếng Việt 118 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tfg2kkhkm54lx98/D_LCreport_070720-pdf_Vi-10052021.pdf?dl=0

  1. Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là phiên bản mới nhất, ra đời sau cuộc họp của ủy ban đặc biệt liên các chính phủ của UNESCO trong các ngày 6-7/05/2021 và 10-12/05/2021 có liên quan tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO. Phiên bản này, theo lộ trình, sẽ được chuyển tới các quốc gia thành viên UNESCO vào tháng 8/2021 để hướng tới việc được phê chuẩn vào tháng 11/2021 tại Hội nghị Toàn thể phiên thứ 41 của UNESCO. Bản dịch sang tiếng Việt 27 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hh9havem2m15dka/376893eng_Vi-13052021.pdf?dl=0

  1. Lời kêu gọi đóng góp cho DigComp 2.2’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu, kêu gọi tất cả những ai quan tâm tới Khung năng lực số cho các công dân - DigComp (Digital Copetencies for Citizens) hãy đóng góp cho DigComp phiên bản 2.2, dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 1/2022. Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tli9b0lw6q5nskp/message_stakeholders_digcomp_2_2_cop_Vi-05042021.pdf?dl=0

  1. Báo cáo cùng toàn văn bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO, phát hành ngày 30/03/2021, gồm 2 phần: (1) Các bình luận của các quốc gia, các đối tác và các bên tham gia đóng góp khác cho ý kiến phản hồi cho bản thảo đầu tiên Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO cho tới hết năm 2020; và (2) Bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO sau khi đã tiếp thu các phản hồi. Bản dịch sang tiếng Việt 40 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2pemsbjscajjeej/376130eng_Vi-03042021.pdf?dl=0

  1. Khoa học Mở cho thế kỷ 21 - Tài liệu làm việc phác thảo của ISC(Hội đồng Khoa học Quốc tế – International Science Council) - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hội đồng Khoa học Quốc tế – ISC (International Science Council) trả lời cho tư vấn toàn cầu của UNESCO về Khoa học Mở, được xuất bản vào ngày 04/06/2020. Tài liệu đưa ra hàng loạt các khuyến cáo cho hàng loạt các khía cạnh của Khoa học Mở. Nhiều khuyến cáo là dành cho các quốc gia đang phát triển ở bán cầu Nam, như Việt Nam. Bản dịch sang tiếng Việt có 57 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/e5xbxklwb3k0u1f/International-Science-Council_Open-Science-for-the-21st-Century_Working-Paper-2020_compressed_Vi-27032021.pdf?dl=0

  1. Nghiên cứu các tạp chí Truy cập Mở kim cương - Khai phá các mô hình xuất bản cộng tác do cộng đồng dẫn dắt cho Truy cập Mở. Phần 2: Các khuyến cáo’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Arianna Becerril và các tác giả khác, xuất bản tháng 03/2021. Tài liệu trình bày các khuyến cáo dựa vào các kết quả nghiên cứu mở rộng trong bức tranh Truy cập Mở kim cương. Các khuyến cáo được nhóm thành 5 chủ đề: (1) Hỗ trợ kỹ thuật; (2) Tuân thủ với Kế hoạch S; (3) Xây dựng năng lực; (4) Tính hiệu quả; và (5) Bền vững. Bản dịch sang tiếng Việt có 48 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/gi4b1ratqn1fu3e/OADJS-Recommendations_Vi-20032021.pdf?dl=0

  1. Thúc đẩy học tập hiệu quả trong kỷ nguyên số - Khung Năng lực Số cho các Tổ chức Giáo dục của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Trung tâm Nghiên cứu Chung thuộc Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2015. Đây là khung năng lực số dành cho các tổ chức giáo dục (DigCompOrg) của châu Âu mọi cấp độ, từ giáo dục tiểu học, trung học, dạy nghề, đại học, cả chính quy, phi chính quy và không chính quy. Khung DigCompOrg gồm 7 yếu tố chủ đề, 15 yếu tố phụ và 74 trình mô tả, mục đích để: (a) “khuyến khích tự suy ngẫm và tự đánh giá trong các tổ chức giáo dục khi họ chủ động tích cực nhúng sâu sự tham gia của họ với việc học tập và các sư phạm số; và (b) xúc tác cho những người làm chính sách để thiết kế, triển khai và đánh giá các can thiệp chính sách để tích hợp và sử dụng hiệu quả các công nghệ học tập số”. Bản dịch sang tiếng Việt có 101 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/6o09lzdmcqomo4q/jrc98209_r_digcomporg_final_Vi-18032021.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch hành động Giáo dục Số 2021-2027 Thiết lập lại giáo dục và đào tạo cho kỷ nguyên số’ của Liên minh châu Âu - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu làm việc cho các nhân viên của Ủy ban châu Âu, đi kèm theo thông tư gửi cho Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ủy ban Kinh tế và Xã hội và Ủy ban về các Vùng của châu Âu, nói về kế hoạch hành động giáo dục số của châu Âu giai đoạn 2021-2027, do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2020. Bản dịch sang tiếng Việt có 176 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/0fnk9kc0qt57m4w/deap-swd-sept2020_en_Vi-01032021.pdf?dl=0

  1. Các khuyến cáo chính sách của Hệ thống Phát triển Năng lực Số (DCDS)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hệ thống Phát triển Năng lực Số - DCDS (Digital Competences Development System) xuất bản năm 2019. Nó đưa ra các khuyến cáo cho các đối tượng làm chính sách để phát triển các năng lực số cho mọi người, gồm: (1) Những người làm chính sách của châu Âu; (2) Những người làm chính sách quốc gia và khu vực; và (3) Các nhà chức trách địa phương. Bản dịch sang tiếng Việt có 20 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/djjkrpx2qqa2ftx/DCDS-Policy-Recommendations_Vi-18022021.pdf?dl=0

  1. Tuyên ngôn về việc cải thiện năng lực số khắp châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của ALL DIGITAL xuất bản năm 2019. Tài liệu khẳng định: “Tuyên ngôn này gồm một loạt các nguyên tắc và khuyến cáo chính về cách để tối đa hóa tác động của giáo dục và đào tạo, như là các công cụ mạnh hướng tới sự phát triển liên tục các năng lực số cho các công dân châu Âu”. Bản dịch sang tiếng Việt có 8 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/c31r806tjq5bdmb/Manifesto_online-viewing_Vi-17022021.pdf?dl=0

  1. Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuật và tài nguyên giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Pascal Braak, Hans de Jonge, Giulia Trentacosti, Irene Verhagen, & Saskia Woutersen-Windhouwer. (Xuất bản ngày 28/10/2020). Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuận và tài nguyên giáo dục (Phiên bản cuối cùng). Zenodo. http://doi.org/10.5281/zenodo.4090923. Bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/xwyj8cy62w9f2ls/Creative%20Commons%20guide_final_Vi-11022021.pdf?dl=0

  1. Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương - Thấu hiểu về quyền công dân số của trẻ em’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Tae Seob Shin, Hyeyoung Hwang, Jonghwi Park, Jian Xi Teng và Toan Dang, do UNESCO xuất bản năm 2019. Còn nhớ, tài liệu ‘Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo xây dựng Khung năng lực số cho trẻ em dựa vào 2 tài liệu, ‘Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương’ (DKAP) - tài liệu này - chính là 1 trong 2 tài liệu đó; còn tài liệu thứ 2 là: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp) của Ủy ban châu Âu. Bản dịch sang tiếng Việt có 191 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/ev727yg9wlhnadx/367985eng_Vi-09022021.pdf?dl=0

  1. Việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản 2019. Tài liệu liệt kê danh sách các vấn đề liên quan tới việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số và các xuất bản phẩm là kết quả các nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Ủy ban châu Âu những năm gần đây về các vấn đề đó. Bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2it35e3pep6y0na/eu_science_hub_-_learning_and_skills_for_the_digital_era_-_2019-01-09_Vi-26012021.pdf?dl=0

  1. Khung năng lực số cho người tiêu dùng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2016. Khung năng lực số cho người tiêu dùng, DigCompConsumer, “đưa ra 14 năng lực được nhóm trong 3 pha chính: trước mua sắm, mua sắm và sau mua sắm. Khung minh họa từng năng lực với các ví dụ cụ thể về kiến thức, các kỹ năng và thái độ”. Bản dịch sang tiếng Việt có 46 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/kjb2r3gy47oxzlv/lfna28133enn_Vi-29012021.pdf?dl=0

  1. EntreComp: Khung năng lực khởi nghiệp’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2018. “Nó bắt đầu bằng định nghĩa khởi nghiệp là gì, ấy là khả năng hành động dựa vào các cơ hội và các ý tưởng, và biến đổi chúng thành giá trị tài chính, văn hóa, hoặc xã hội cho những người khác. Sau đó nó chia định nghĩa này thành 3 lĩnh vực và - đối với mỗi lĩnh vực - xác định các năng lực mà một người cần có để trở thành doanh nhân. Cuối cùng, đối với từng năng lực, nó cung cấp một số lượng các tuyên bố kết quả đầu ra học tập minh họa cho các mức thông thạo khác nhau, từ cơ bản tới mức chuyên gia”. Bản dịch sang tiếng Việt có 15 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/1h4qizb9q4ttc5q/KE0417328ENN.en_Vi-25012021.pdf?dl=0

  1. DigComp 2.1. Khung năng lực số cho các công dân với 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chung - JRC (Joint Research Center) của Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2017. “DigComp 2.1 là phát triển tiếp theo của Khung Năng lực Số cho các Công dân. Dựa vào mô hình khái niệm tham chiếu được xuất bản trong DigComp 2.0, chúng tôi bây giờ trình bày 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng được áp dụng cho lĩnh vực học tập và việc làm”. Bản dịch sang tiếng Việt có 83 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/hql0bps72g491f3/web-digcomp2.1pdf_%28online%29_Vi-24012021.pdf?dl=0

  1. Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu xác định phạm vi do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) xuất bản tháng 8/2019. Tài liệu đưa ra các định nghĩa, các Khung Năng lực Sáng Số (Digital Literacy Competence Frameworks) và các khuyến cáo cho UNICEF để xây dựng khung năng lực sáng số cho trẻ em. Đặc biệt trong các khuyến cáo có đề xuất 2 khung dựa vào chúng để xây dựng khung năng lực sáng số cho trẻ em các quốc gia trên toàn cầu: (1) DigComp của Ủy ban châu Âu; và (2) Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương (Digital Kids Asia-Pacific). Bản dịch sang tiếng Việt có 67 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/wo9t9zniiefcabs/UNICEF-Global-Insight-digital-literacy-scoping-paper-2020_Vi-15012021.pdf?dl=0

  1. Mở giáo dục ra: Khung trợ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Inamorato dos Santos, A., Punie, Y., Castaño-Muñoz, J. (2016); Khung Giáo dục Mở (OpenEdu ) gồm 10 chiều: 6 chiều cốt lõi: (1) Truy cập; (2) Nội dung; (3) Sư phạm; (4) Thừa nhận; (5) Cộng tác; (6) Nghiên cứu; và 4 chiều xuyên suốt: (7) Chiến lược; (8) Công nghệ; (9) Chất lượng; (10) Lãnh đạo. Bản dịch sang tiếng Việt có 107 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/nefgjk67tn285n4/jrc101436_Vi-10012021.pdf?dl=0

B. Khoảng 380 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2020 trở về trước ở các đường liên kết:


 

TP. Hồ Chí Minh, thứ tư, ngày 29/12/2021

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay6,564
  • Tháng hiện tại108,276
  • Tổng lượt truy cập31,263,748
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây