Định nghĩa Hạ tầng Khoa học Mở của UNESCO

Thứ sáu - 07/10/2022 05:56
Định nghĩa Hạ tầng Khoa học Mở của UNESCO

Các hạ tầng khoa học mở tham chiếu tới các hạ tầng nghiên cứu được chia sẻ (ảo hoặc vật lý, bao gồm trang thiết bị khoa học chủ chốt hoặc các tập hợp các công cụ, các tài nguyên dựa vào kiến thức như các bộ sưu tập, các tạp chí và các nền tảng, các kho, nhà lưu trữ và dữ liệu khoa học truy cập mở, các hệ thống thông tin nghiên cứu hiện hành, các hệ thống đo lường biên mục và đo lường khoa học mở nhằm đánh giá và phân tích các ngành khoa học, các hạ tầng dịch vụ thao tác dữ liệu và tính toán mở xúc tác cho các hạ tầng số và phân tích dữ liệu cộng tác và đa ngành) là cần thiết để hỗ trợ cho khoa học mở và phục vụ cho các nhu cầu của các cộng đồng khác nhau. Các phòng thí nghiệm mở, các nền tảng khoa học mở và các kho cho các xuất bản phẩm, dữ liệu và mã nguồn của nghiên cứu, các xưởng phần mềm và các môi trường nghiên cứu ảo, và các dịch vụ nghiên cứu số, đặc biệt các tiện ích cho phép nhận diện các đối tượng khoa học một cách rõ ràng bằng các mã nhận diện độc nhất thường trực, nằm trong số các thành phần quan trọng của các hạ tầng khoa học mở, chúng cung cấp các dịch vụ mở cơ bản và được tiêu chuẩn hóa để quản lý và cung cấp sự truy cập, tính khả chuyển, sự phân tích và liên đoàn dữ liệu, tư liệu khoa học, các ưu tiên khoa học theo chủ đề hoặc sự tham gia của cộng đồng. Các kho khác nhau được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của các đối tượng mà chúng chứa (xuất bản phẩm, dữ liệu hoặc mã), phù hợp với hoàn cảnh địa phương, nhu cầu của người dùng và yêu cầu của cộng đồng nghiên cứu, tuy nhiên nên áp dụng các tiêu chuẩn tương hợp và thực hành tốt nhất để đảm bảo nội dung trong các kho được kiểm tra một cách thích hợp, để con người và máy móc có thể khám phá và tái sử dụng được. Các cơ sở thử nghiệm đổi mới sáng tạo mở bao gồm vườn ươm, cơ sở tiện ích nghiên cứu có thể tiếp cận, cơ quan quản lý giấy phép mở, cũng như cửa hàng khoa học, các viện bảo tàng khoa học, công viên khoa học và phòng khám phá, là những ví dụ bổ sung về các hạ tầng khoa học mở cung cấp sự truy cập chung tới các cơ sở vật chất, các khả năng và dịch vụ. Các hạ tầng khoa học mở thường là kết quả của các nỗ lực xây dựng của cộng đồng, là quan trọng sống còn cho tính bền vững dài hạn của chúng và vì thế cần phải là không vì lợi nhuận và đảm bảo truy cập được thường xuyên và không có hạn chế cho tất cả công chúng ở mức độ lớn nhất có thể.


Xem thêm: Định nghĩa các khái niệm liên quan tới Khoa học Mở

Theo: Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO. Phần II. Định nghĩa Khoa học Mở, mục 9; bản gốc tiếng Anh; bản dịch sang tiếng Việt.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay17,669
  • Tháng hiện tại149,860
  • Tổng lượt truy cập37,676,684
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây