Khoa học Mở là gì

Thứ ba - 31/03/2020 05:38
Khoa học Mở là gì
What is Open Science? Introduction
By Gema Bueno de la Fuente
Usage rights: Attribution - CC-BY
Bài báo
Khoa học Mở đại diện cho tiếp cận mới về quy trình khoa học dựa vào công việc tập thể và các cách thức mới khuếch tán tri thức bằng việc sử dụng các công nghệ số và các công cụ cộng tác mới (Ủy ban châu Âu, 2016b:33). OECD định nghĩa Khoa học Mở như là: “làm cho các kết quả đầu ra chính của các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp vốn - các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu - truy cập được công khai ở định dạng số không có hạn chế hoặc có hạn chế giới hạn” (OECD, 2015:7), nhưng điều đó là nhiều hơn thế. Khoa học Mở là về việc mở rộng các nguyên tắc của tính mở tới toàn bộ vòng đời nghiên cứu (xem hình 1), thúc đẩy việc chia sẻ và cộng tác càng sớm có thể càng tốt vì thế kéo theo sự thay đổi một cách có hệ thống tới cách thức khoa học và nghiên cứu được làm. 
  ** Hình 1. Thúc đẩy tính mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình nghiên cứu (Open Science and Research Initiative, 2014)**
Khoa học Mở thường được định nghĩa như là khái niệm bao trùm có liên quan tới các phong trào khác nhau nhằm loại bỏ các rào cản đối với việc chia sẻ bất kỳ dạng kết quả đầu ra nào, các tài nguyên, các phương pháp hay các công cụ, ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình nghiên cứu. Bằng cách đó, truy cập mở tới các xuất bản phẩm, dữ liệu nghiên cứu mở, phần mềm nguồn mở, cộng tác mở, rà soát lại ngang hàng mở, các sổ ghi chép mở, tài nguyên giáo dục mở, các sách chuyên khảo mở, khoa học công dân, hay việc cấp vốn nguồn đám đông cho nghiên cứu, nằm trong các đường biên của Khoa học Mở. vậy, đặc biệt đối với lĩnh vực thư viện thông tin, trọng tâm thường được đặt vào 2 trong số các phong trào đó: Dữ liệu Nghiên cứu Mở (Open Research Data)Truy cập Mở (Open Access) tới các xuất bản phẩm khoa học.
 
 **Hình 2. Các khía cạnh của Khoa học Mở như là tổ ong**
Khoa học Mởbản thân nó không là khái niệm mới, dù sự đồng thuận về khái niệm này và sử dụng rộng khắp của nó là khá gần đây. Nhiều khái niệm khác đã được sử dụng, và vẫn còn được sử dụng, để tham chiếu tới sự biến đổi thực hành khoa học (Science 2.0, e-Science, .v.v.). Nhưng khái niệm ‘Khoa học Mở’ đã được các bên tham gia đóng góp ưu tiên, như nó đã được nêu trong báo cáo tư vấn công khai năm 2014 của Ủy ban châu Âu về ‘Khoa học 2.0: Khoa học trong sự Biến đổi’ (European Commission, 2015).
Lý lẽ đằng sau Khoa học Mở là phức tạp nhưng một trong những lý lẽ chính là xã hội học: tri thức khoa học là sản phẩm của sự cộng tác xã hội và mối quan hệ của nó thuộc về cộng đồng đó. Từ quan điểm kinh tế, các kết quả đầu ra khoa học được nghiên cứu nhà nước sinh ra là hàng hóa công cộng mà bất kỳ ai cũng nên có khả năng sử dụng không mất chi phí. Trong thực tế có nhiều tiếp cận đối với khái niệm và định nghĩa Khoa học Mở, điều Fecher Friesike (2014) đã tổng hợp và xây dựng bằng việc đề xuất 5 trường phái tư duy Khoa học Mở (xem hình 3).
 
 
**Hình 3. Năm trường phái tư duy Khoa học Mở (Fecher and Friesike, 2014)**
Hầu hết những giả thuyết đó là không mới, vì truyền thống của bản thân tính mở nằm trong gốc rễ của khoa học, nhưng các phát triển của các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) hiện nay đã biến đổi các thực hành khoa học tới mức độ yêu cầu một tiếp cận khác cho nghiên cứu mà phải được tất cả các tác nhân có liên quan hiểu được: các nhà nghiên cứu, các cơ sở, những người làm chính sách, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp và xã hội nói chung.
Còn tranh cãi về lâu dài, tính từ Mở nên là không nhất thiết, vì khoa học sẽ là mở mặc định, và nó có thể đơn giản được gọi là Khoa học.
Article
Open Science represents a new approach to the scientific process based on cooperative work and new ways of diffusing knowledge by using digital technologies and new collaborative tools (European Commission, 2016b:33). The OECD defines Open Science as: “to make the primary outputs of publicly funded research results – publications and the research data – publicly accessible in digital format with no or minimal restriction” (OECD, 2015:7), but it is more than that. Open Science is about extending the principles of openness to the whole research cycle (see figure 1), fostering sharing and collaboration as early as possible thus entailing a systemic change to the way science and research is done.
**Figure 1. Promoting openness at different stages of the research process (Open Science and Research Initiative, 2014)**
Open Science is frequently defined as an umbrella term that involves various movements aiming to remove the barriers for sharing any kind of output, resources, methods or tools, at any stage of the research process. As such, open access to publications, open research data, open source software, open collaboration, open peer review, open notebooks, open educational resources, open monographs, citizen science, or research crowdfunding, fall into the boundaries of Open Science. Even though, especially for the library and information domain, the focus is usually placed on two of these movements: Open Research Data and Open Access to scientific publications .
**Figure 2. Open Science facets as a beehive**
Open Science’ is not a new concept itself, although the agreement on this term and its widespread use is relatively recent. Many other terms have been used, and are still used, to refer to the transformation of scientific practice (Science 2.0, e-Science, etc.). But the term ‘Open Science’ has been preferred by the stakeholders, as it has been stated in the report of the European Commission’s 2014 public consultation on ‘Science 2.0: Science in Transition’ (European Commission, 2015).
The rationale behind Open Science is complex but one of its main arguments is sociological: scientific knowledge is a product of social collaboration and its ownership belongs to the community. From an economic point of view, scientific outputs generated by public research are a public good that everyone should be able to use at no cost. There are in fact multiple approaches to the term and definition of Open Science, that Fecher and Friesike (2014) have synthesized and structured by proposing five Open Science schools of thought (see figure 3).
**Figure 3. Five Open Science schools of thought (Fecher and Friesike, 2014)**
Most of these assumptions are not new, as the tradition of openness itself is at the roots of science, but the current developments of information and communication technologies have transformed the scientific practices to a level that requires a different approach to research that must be understood by all the agents involved: researchers, institutions, policy makers, publishers, businesses and society in general.
It is argued that in the long term, the adjective Open should not be necessary, as science will be open by default, and it would be simply named Science.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm248
  • Hôm nay30,590
  • Tháng hiện tại244,687
  • Tổng lượt truy cập31,400,159
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây