Kế hoạch về Mạng Sách Truy cập Mở mới đang định hình
Lê Trung Nghĩa
2019-07-18T06:20:07+07:00
2019-07-18T06:20:07+07:00
https://letrungnghia.mangvn.org/Education/ke-hoach-ve-mang-sach-truy-cap-mo-moi-dang-dinh-hinh-6223.html
/themes/default/images/no_image.gif
Blog FOSS by Lê Trung Nghĩa
https://letrungnghia.mangvn.org/uploads/letrungnghia/le-trung-nghia.png
Thứ năm - 18/07/2019 06:19
Plans for a new Open Access Book Network take shape
Featured Open Access by Admin
2019, 01 Jul
Theo: http://www.stm-publishing.com/plans-for-a-new-open-access-book-network-take-shape/
Bài được đưa lên Internet ngày: 01/07/2019
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
Kế hoạch thành lập hiện đang được triển khai để thành lập Mạng Sách Truy cập Mở - OABN (Open Access Book Network). Phát triển mạng này từng là chủ để của một phiên của Hội nghị ELPUB 2019 do Eelco Ferwerda từ OAPEN dẫn dắt, với Rupert Gatti của Đại học Cambridge, Pierre Mounier của OPERAS, Andrea Bertino của SUB Goettingen, và Giám đốc SPARC châu Âu Vannessa Proudman.
Ý tưởng ban đầu về mạng này đã nảy sinh vào mùa thu 2018 trong quá trình diễn ra sự kiện cách Truy cập Mở do Knowledge Exchange tổ chức ở Brussels theo sau một nghiên cứu toàn cảnh được xuất bản trước đó. Proudman đã khởi xướng khái niệm thiết lập mạng tri thức bền vững ở châu Âu để tăng tốc cách tân nền công nghiệp xuất bản sách Truy cập Mở, một mạng có sự tham gia của tất cả châu Âu và chia sẻ các bài học học được từ tất cả các phần của châu lục này.
“Chúng tôi đã tưởng tượng mạng châu Âu có thể phục vụ cho cộng đồng sách Truy cập Mở, cung cấp các phương tiện phối hợp các sáng kiến giữa các quốc gia và xúc tác cho cách tân và tiến bộ nhanh hơn với các cuốn sách Truy cập Mở,” Proudman nói. “Ví dụ, tri thức về các vấn đề như các chính sách về sách Truy cập Mở của các nhà cấp vốn, tri thức về sử dụng sách Truy cập Mở hoặc các mô hình kinh doanh và các thực hành không tuân theo mô hình các khoản phí xử lý sách – BPC (Book Processing Charges). Với một mạng như vậy, chúng ta có thể nuôi dưỡng bền vững hơn việc theo dõi chính sách Truy cập Mở hoặc theo dõi sách Truy cập Mở để giám sát các phát triển trong các lĩnh vực đặc thù và đưa ra các khuyến cáo phát triển xa hơn cho cộng đồng Truy cập Mở và các nhà cấp vốn của nó”.
Ý tưởng ban đầu này đã đi theo sau một cuộc họp vào tháng 12/2018 ở Amsterdam, nơi các nhu cầu và mục tiêu của một mạng như vậy đã được đề cập tới. Mục đích của phiên làm việc của ELBPUB trong tháng này từng là đưa khái niệm đó ra với cộng đồng sách Truy cập Mở rộng lớn hơn - và đo đếm phản ứng của họ.
Nhóm và khán thính phòng của Hội nghị ELPUB đã đi sâu vào các vấn đề gồm các thách thức tiềm tàng, đặc biệt, mạng đó có thể phục vụ ai; các tiếp cận để khởi xướng một mạng như vậy và việc cấp vốn.
Trong số các thách thức được thảo luận từng có sự việc là vô số các mạng Khoa học Mở, bao gồm cả Hiệp hội các nhà xuất bản học thuật mở – OASPA (Open Scholarly Publishers Association), Hiệp hội các Nhà in Đại học - AUP (Association of University Presses), OPERAS, Liên minh Dữ liệu Nghiên cứu – RDA (Research Data Alliance), hoặc OpenAIRE, đang tồn tại rồi; và tầm quan trọng của việc không đúp bản các nỗ lực đã được nhấn mạnh. Điểm đó cũng đã được nêu lên và các nhà tổ chức có thể học được từ đó về cách để quản lý Mạng Sách Truy cập Mở mới này.
Những người khởi xướng giai đoạn sớm của mạng này vẫn còn đang vật lộn với câu hỏi về việc, chính xác, mạng này sẽ phục vụ ai. Các tổ chức tham gia trong xuất bản sách hàn lâm - các trường đại học, các thư viện, các nhà cấp vốn và những người làm chính sách - đã được xác định, cùng với các nhà xuất bản thương mại, hoặc các hiệp hội đại diện, với các thực hành ủng hộ Mở. Và đó là các khán thính phòng rất khác nhau: các cá nhân và các tổ chức.
Ngoài các mục tiêu được nêu trên, về sứ mệnh của mạng châu Âu này, nó có thể xúc tác cho việc xây dựng năng lực về sách Truy cập Mở khắp tất cả các quốc gia châu Âu trong khi cũng giúp gây ảnh hưởng tới những người làm chính sách, và phục vụ như là diễn đàn chia sẻ các thực hành tốt cũng như các thách thức. Cũng được thảo luận: liệu mạng đó nên phục vụ các dự án và các sáng kiến khác hay không, và các cá nhân với các ý tưởng mới, cho các dịch vụ mới, ví dụ, để kiểm thử các khái niệm trong hệ sinh thái sách Truy cập Mở.
Cũng có vấn đề phạm vi địa lý để cân nhắc: được khuyến cáo hạn chế phạm vi cho châu Âu vì các lý do văn hóa, cấp vốn, các chính sách và thực hành khoa học mở, trong khi cùng lúc vẫn là mở để chia sẻ tri thức từ bên ngoài châu Âu. Những người tham gia phiên đó từ bên ngoài châu Âu cũng đã bày tỏ sự quan tâm của họ trong một mạng như vậy. Một đường hướng được đề xuất từng là làm cho sự hình thành khái niệm mạng đó thành công việc quốc tế và sau đó phát triển các mạng khu vực mà tới lượt chúng, được kết nối, nghĩa là, ở châu Âu, Canada, Úc, Mỹ.
Nhiều con đường đã được xác định như là biện pháp tiềm năng để thiết lập công việc nền tảng cho Mạng đó: sử dụng phương pháp luận Bài tập Học Lẫn nhau - MLE (Mutual Learning Exercise) của EC; tiến hành một tổng quan bức tranh tình trạng các cuốn sách Truy cập Mở khắp châu Âu để xác định các khoảng trống và xu thế và sau đó, chọn ra các chủ đề chính; bắt đầu với liên minh nhẹ và trước hết phát triển một cách tập thể các nguyên tắc và các tiêu chuẩn; hoặc hình thành mạng dựa vào thách thức chung, hoặc nhiều thách thức các nhà xuất bản sách Truy cập Mở phải đối mặt với Kế hoạch S và cOAlition S (cùng lúc với lo ngại trong khán thính phòng mà hầu hết các cuốn sách hiện còn chưa được cOAlition S cấp vốn).
Đối với việc cấp vốn cho mạng châu Âu, có thể bắt nguồn từ Ủy ban châu Âu, ví dụ, qua một CSA; hoặc nó có thể được xây dựng trong các dự án khác của EU. Phí thành viên mạng là một lựa chọn khác, với nhiều mô hình kinh doanh hơn của một mạng như vậy đúng ngay từ đầu, Proudman nói.
Khán thính phòng ở phiên của ELPUB đã được hỏi để chia sẻ với nhóm các dự án thích hợp của họ, các dự án đã dẫn tới việc nhân bản các ý tưởng mới đang được giới thiệu để cân nhắc trong các thảo luận liên tục xung quanh việc lên kế hoạch của Mạng: tạo ra ban lãnh đạo trong mạng để tạo thuận lợi cho việc khớp nối giữa các chuyên gia/các sáng kiến và các chính sách, một sự theo dõi sách Truy cập Mở, cách để mạng đó có thể giúp hạ giá thành các cuốn sách Truy cập Mở và tạo thuận lợi cho các mô hình kinh doanh lựa chọn thay thế cho BPC, giám sát chính sách phát triển sách; tạo ra nơi thí nghiệm cho các công cụ và các dịch vụ mới, và phát triển dịch vụ có thể thu thập các rà soát lại sách để giúp đo đếm sự cộng hưởng và chất lượng sách.
Bước tiếp sau
Các đối thoại liên tục đang được Proudman, Mounier, Gatti và Ferwerda dẫn dắt để khai thác cách đưa điều này tiến lên. Phản hồi này từ cộng đồng sẽ được đưa vào các cân nhắc khi lập kế hoạch cuộc gặp để làm tươi mới lại nhiều hơn những điều ở trên trước khi thiết lập nó.
Trong khi chờ đợi, các thành viên cộng đồng có quan tâm ra nhập đối thoại trên trực tuyến được mời ra nhập kênh chuyên giành cho Slack. Vui lòng gửi thư điện tử về mối quan tâm của bạn cho info@sparceurope.org và chúng tôi sẽ vui mùng đưa bạn vào đối thoại đó.
Foundational planning is currently underway for the formation of an Open Access Book Network. Development of this network was the topic of a recent ELPUB 2019 Conference panel session led by Eelco Ferwerda from OAPEN, with the University of Cambridge’s Rupert Gatti, Pierre Mounier of OPERAS, Andrea Bertino of SUB Goettingen, and SPARC Europe Director Vanessa Proudman.
The original idea for the network was born in Autumn 2018 during an OA books event hosted by Knowledge Exchange in Brussels as a follow-up of the landscape study published earlier. Proudman initiated the concept to establish a sustainable knowledge network in Europe to accelerate the innovation of the OA book publishing industry, a network that is inclusive of all of Europe and that shares lessons learnt from all parts of the continent.
“We were imagining a European network that would serve the OA books community, providing a means to coordinate initiatives among countries and enabling innovation and more rapid progress with OA books,” said Proudman. “For instance, intelligence on issues such funder OA book policies, knowledge on OA book usage or business modefls and practices that don’t follow the BPC model. With such a network, we could more sustainably feed an OA book watch or OA policy watch that monitors developments in specific areas and provides recommendations for further development to the OA community and its funders.”
This initial ideation was followed by a December 2018 meeting in Amsterdam where the needs and goals of such a network were addressed. The purpose of this month’s ELPUB session was to float the concept with the broader OA book community – and to gauge their reaction.
The ELPUB Conference panel and audience dove into issues including potential challenges, who, specifically, the network would serve; approaches for launching such a network and funding.
Among the challenges discussed was the fact that numerous Open Science networks, including the Open Scholarly Publishers Association (OASPA), Association of University Presses (AUP), OPERAS, Research Data Alliance (RDA), or OpenAIRE, already exist; and the importance of not duplicating efforts was emphasised. The point was also raised that organisers could learn from these on how to manage this new OA Book Network.
Early stage initiators of the network are still grappling with the question of who, exactly, the network will serve. Organisations involved in academic book publishing — universities, libraries, funders and policy-maker — have been identified, along with commercial publishers, or representative associations, with pro-Open practices. And these are very different audiences: individuals vs organisations.
Aside from the afore-mentioned goals, in terms of the mission of the European network, it could enable capacity building of OA books across all European countries while also helping influence policy-makers, and serve as a forum for sharing good practices as well as challenges. Also discussed: if the network should serve other new projects and initiatives, and individuals with new ideas, for new services, for instance, to test concepts in the OA book ecosystem.
There is also the issue of geographical scope to consider: is it advisable to limit scope to Europe for reasons of culture, funding, open science policies and practise, while at the same time remaining open to knowledge sharing from outside of Europe. Participants of the session from outside Europe also expressed their interest in such a network. One proposed path was to make the formulation of the network concept an international affair and later develop regional networks that are, in turn, networked, e.g. in Europe, Canada, Australia, US.
Multiple paths have been identified as potential means to establish the groundwork for the Network: using the EC’s Mutual Learning Exercise (MLE) methodology; conducting a landscape overview of the status of OA books across Europe to identify gaps and trends and then, pinpointing key topics; beginning with a lightweight coalition and first collectively developing principles and standards; or forming the network based on a common challenge, or multiple challenges faced by OA book publishers with Plan S and cOAlition S (at the same time with concerns in the audience that most books are not currently funded by cOAlition S).
As for funding a European network, it could be derived from the European Commission, for instance, through a CSA; or, it could be built into other EU projects. A network membership fee is yet another option, with more business models still to be explored since it is important to think about the financial sustainability of such a network right from the start said Proudman.
The audience at the ELPUB session was asked to share with the group their relevant projects which led to multiple new ideas being introduced for consideration in ongoing discussions around Network planning: the creation of a board within the network to facilitate matchmaking between experts / initiatives and policies, an OA book watch, how the network might help drive down the cost of OA books and facilitate alternative business models to BPCs, a policy development book watch; the creation of a test bed for new tools and services, and the development of a service that would collect book reviews to help gauge the resonance and quality of a book.
Next Steps
Continuing conversations are being led by Proudman, Mounier, Gatti and Ferwerda to explore how to take this forward. This feedback from the community will feed into considerations on planning a meeting to flesh more of the above out before establishing it.
In the meantime, the community members interested in joining the conversation online are invited to join our devoted Slack channel. Please email your interest in being added to info@sparceurope.org and we will gladly bring you into the conversation.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com