Khoa học Mở: các bên liên quan hoan nghênh các nỗ lực của châu Âu hướng tới truyền thông học thuật thuộc sở hữu công cộng và phi lợi nhuận

Thứ năm - 13/07/2023 06:40

Open Science: stakeholders welcome European efforts towards publicly owned and not-for-profit scholarly communication

23/05/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/open-science-stakeholders-welcome-european-efforts-towards-publicly-owned-and-not-for-profit-scholarly-communication/

Bài được đưa lên Internet ngày: 23/05/2023

Đối với các tác nhân nghiên cứu và đổi mới công của châu Âu, kiến thức hàn lâm là hàng hóa công cộng. Nghiên cứu được nhà nước cấp vốn và các kết quả của nó nên sẵn sàng tức thì và mở cho tất cả mọi người mà không có các rào cản như các khoản phí thuê bao hay các bức tường thanh toán. Điều này là cơ bản trong việc dẫn dắt tri thức tiến lên, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xử lý các vấn đề xã hội.

Các tổ chức đại diện chính của khu vực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo công đã hoan nghênh việc thông qua ngày hôm nay ‘Các kết luận của Hội đồng về xuất bản học thuật chất lượng cao, minh bạch, mở, tin cậy, và công bằng’.

Trong một trả lời chung, các bên ký kết thúc giục các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và các cơ sở tiếp tục các nỗ lực của họ hướng tới một hệ sinh thái truyền thông học thuật chất lượng cao, minh bạch, mở, tin cậy và công bằng, thông qua sự tham gia của các bên liên quan, đối thoại có tính xây dựng với khu vực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo công, và với các cải cách dựa vào bằng chứng được các nguyên tắc của khoa học mở chống trụ.

Các bên ký kết bao gồm Hiệp hội Đại học châu Âu (EUA), Science Europe, Hiệp hộ Thư viện Nghiên cứu châu Âu (LIBER), Liên đoàn các Viện Khoa học và Nhân văn châu Âu (ALLEA), Hiệp hội những người nhận trợ cấp ERC (AERG), Hiệp hội Cựu sinh viên Marie Curie (MCAA), Hội đồng các Ứng viên Tiến sĩ châu Âu và các Nhà nghiên cứu Trẻ (Eurodoc), Liên minh S, OPERAS, và Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Pháp (ANR).

Khu vực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo công đang tích cực theo đuổi một hệ sinh thái truyền thông học thuật phi lợi nhuận. Các ví dụ nổi bật, trong số các sáng kiến khác, bao gồm: ủng hộ các mô hình xuất bản truy cập mở phi lợi nhuận (như Kế hoạch Hành động về Truy cập Mở Kim cương); yêu cầu dữ liệu đáng tin cậy hơn và có thể so sánh được về tình trạng của truyền thông học thuật (ví dụ, Dịch vụ So sánh Tạp chí); và nhấn mạnh về phát triển hạ tầng (ví dụ như OPERAS).

Do đó, tuyên bố hoan nghênh việc Hội đồng EU khuyến khích các sáng kiến phù hợp với mục tiêu phát triển hệ sinh thái truyền thông học thuật phi lợi nhuận và nhắc lại cam kết của các bên ký kết triển khai các hoạt động sẽ thu hút nhiều hơn nữa các thành viên của họ trong việc định hình tương lai của truyền thông học thuật.

Đọc câu trả lời chung (pdf): Thúc đẩy một hệ sinh thái truyền thông học thuật thuộc sở hữu công cộng và phi lợi nhuận dựa trên các nguyên tắc của khoa học mở.

For European public research and innovation actors, scholarly knowledge is a public good. Publicly funded research and its results should be immediately and openly available to all without barriers such as subscription fees or paywalls. This is essential in driving knowledge forward, promoting innovation and tackling social issues.

Key representative organisations of the public research and innovation sector have welcomed today’s adoption of the ‘Council conclusions on high-quality, transparent, open, trustworthy, and equitable scholarly publishing’.

In a joint response, the signatories urge EU member states and institutions to continue their efforts towards a high-quality, transparent, open, trustworthy and equitable scholarly communication ecosystem, through stakeholder engagement, constructive dialogue with the public research and innovation sector, and with evidence-based reforms underpinned by the principles of open science.

Signatories include the European University Association (EUA), Science Europe, the Association of European Research Libraries (LIBER), the European Federation of Academies of Sciences and Humanities (ALLEA), the Association of ERC Grantees (AERG), the Marie Curie Alumni Association (MCAA), the European Council of Doctoral Candidates and Junior Researchers (Eurodoc), cOAlition S, OPERAS, and the French National Research Agency (ANR).

The public research and innovation sector is actively pursuing a not-for-profit scholarly communication ecosystem. Notable examples, among other initiatives, include: backing for not-for-profit open access publishing models (e.g. the Action Plan for Diamond Open Access); demand for more dependable and comparable data on the state of scholarly communication (e.g. the Journal Comparison Service); and emphasis on infrastructure development (e.g. OPERAS).

As such, the statement welcomes the Council of the EU’s encouragement of initiatives that align with the objective of developing a not-for-profit scholarly communication ecosystem and reiterates the signatories’ commitment to launch activities that will further engage their members in shaping the future of scholarly communication.

Read the joint response (pdf) : Advancing a publicly owned and not-for-profit scholarly communication ecosystem based on the principles of open science

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay13,060
  • Tháng hiện tại585,922
  • Tổng lượt truy cập37,387,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây