Dịch chuyển khỏi các APC: nhóm làm việc nhiều bên liên quan được Liên minh S, JISC và PLOS triệu tập

Thứ năm - 20/07/2023 06:22

Moving away from APCs: a multi-stakeholder working group convened by cOAlition S, Jisc and PLOS

27/06/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/moving-away-from-apcs/

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/06/2023

Liên minh S, đối tác với JiscPLOS, đang tìm cách thiết lập một nhóm làm việc nhiều bên liên quan để xác định các mô hình kinh doanh và các dàn xếp xúc tác cho sự tham gia công bằng trong việc chia sẻ kiến thức. Mục tiêu của nhóm làm việc và các tiêu chí đủ tiêu chuẩn các bên quan tâm phải đáp ứng để nộp đơn được nêu bên dưới.

Chúng tôi dự báo trước rằng nhóm này sẽ gồm tối đa 12 cá nhân và sẽ đại diện cho 3 bên liên quan chính - các nhà cấp vốn, các cơ sở/hội đoàn thư viện và các nhà xuất bản - theo tỷ lệ gần bằng nhau.

Một khi được thiết lập, nhóm làm việc này được kỳ vộng sẽ triệu tập tới 6 lần. Kết quả chính từ nỗ lực cộng tác này sẽ là sự phát triển mô hình (hoặc nhiều mô hình) mà, nếu được triển khai, sẽ xúc tác cho sự tham gia công bằng trong chia sẻ kiến thức.

Các bên quan tâm sẽ gửi đề xuất bằng việc sử dụng mẫu biểu sẵn sàng tại https://coalitions.typeform.com/MultiGroup

Các đơn đề xuất phải gửi trước ngày 25/08/2023.

Ban tổ chức sẽ xem xét lại các đơn và cố gắng đảm bảo sự đại diện cân đối tốt các bên liên quan khác nhau trong nhóm làm việc đó. Các nỗ lực cũng sẽ được thực hiện để đạt được một cơ chế thành viên rộng rãi và đa dạng. Cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc sẽ được tổ chức bằng hội nghị qua video vào ngày thứ năm, 14/09, từ 14.00 BST đến 15.30 BST.

Mục tiêu tổng thể của nhóm làm việc nhiều bên liên quan

1. Xác định các mô hình kinh doanh và các dàn xếp xúc tác cho sự tham gia công bằng trong chia sẻ kiến thức

2. Xem xét cách để mô hình thanh toán ‘theo đơn vị’ (ví dụ, các khoản phí xử lý bài báo - APC) có thể được thay thế bằng các mô hình thanh toán công bằng hơn

3. Khám phá cách để các vốn cấp được các nhà cấp vốn nghiên cứu làm cho sẵn sàng để hỗ trợ Truy cập Mở có thể được sử dụng để hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái xuất bản không có APC

4. Đề cập tới các hệ quả không mong đợi có thể của các dòng vốn cấp xuất bản đang bị khóa trong các trợ cấp cá nhân

5. Khuyến khích các thực hành Khoa học Mở

Nền tảng: từ Truy cập Mở tới Tham gia Công bằng

Phong trào Truy cập Mở (OA) nhằm cung cấp quyền truy cập công bằng tới các kết quả đầu ra nghiên cứu. Việc thúc đẩy nhằm đưa chi phí xuất bản vào ngân sách nghiên cứu nhằm mục đích giảm chi phí chung cho việc truy cập tới nghiên cứu đã xuất bản.[1]

20 năm sau, những gì chúng tôi thấy là:

  • Các APC được thiết lập như là mô hình kinh doanh Truy cập Mở áp đảo ở các quốc gia/khu vực/ngành nơi lập luận kinh tế này phát huy tác dụng nhưng cũng là nơi chúng tạo ra rào cản đối với sự tham gia của những người có quỹ hạn chế.

  • Tỷ lệ tăng trưởng các bài báo đang dẫn tới các chi phí gia tăng chưa từng thấy cho các nhà cấp vốn và các cơ sở tăng cường nghiên cứu.

  • Bài báo được nhúng dưới dạng đầu ra của nghiên cứu về giá trị, cản trở tiến trình hướng tới một hệ sinh thái Khoa học Mở.

Nhìn qua lăng kính kinh tế, việc tách trách nhiệm lựa chọn (nhà nghiên cứu) khỏi trách nhiệm thanh toán (thủ thư hoặc nhà tài trợ) tạo ra một hệ thống rối loạn chức năng, như đã được nêu ra bởi các nhà tài trợ, bao gồm cả Research England. Thoạt nhìn, việc giao cho các nhà nghiên cứu trách nhiệm về ngân sách để trang trải chi phí cho các ấn phẩm của họ trên cơ sở 'từng ấn phẩm' dường như giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, cách tiếp cận này bỏ qua hệ thống ưu đãi sâu hơn đang hoạt động đồng thời phủ nhận khả năng của các thư viện hoặc nhà cấp vốn tham gia vào đàm phán tập thể thay mặt cho các nhà nghiên cứu.

Vấn đề ưu đãi

Chúng ta tiếp tục hoạt động trong một thế giới nơi mà:

  • Đa số các kết quả đầu ra nghiên cứu không truy cập được, hoặc vì chúng nằm sau một bức tường thanh toán (trong trường hợp các bài báo) hoặc vì chúng không được chia sẻ (các kết quả không phải là các bài báo).

  • Các hệ thống đánh giá và ưu đãi nghiên cứu dựa vào một số: một số bài báo được xuất bản và các Yếu tố Tác động của Tạp chí - JIF (Journal Impact Factor) (hoặc tên/’uy tín’ của tạp chí) trong một môi trường siêu cạnh tranh khen thưởng cho số lượng và uy tín (hoặc sai lầm đánh đồng nó với chất lượng).

Những yếu tố này củng cố lẫn nhau, dẫn đến tình trạng tự tồn tại trong đó cộng đồng nghiên cứu cảm thấy bị xiềng xích và không muốn thay đổi. Mô hình hiện tại, tập trung chắc chắn vào sự kiện xuất bản Phiên bản Bản ghi (VoR) của một bài báo như là kết quả mong muốn của nghiên cứu và đánh dấu thành tựu khoa học, làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Trong hệ thống hiện tại này, phần lớn các nhà xuất bản học thuật hoạt động, theo cách nói của Uli Dirnagl,[2] như là 'một ngành khai thác tiền tệ của nền kinh tế danh tiếng học thuật' và, như vậy, là 'phao cứu sinh cho những ai muốn giữ hiện trạng.' Các nhà xuất bản tự bảo vệ mình khỏi sự chỉ trích này bằng cách định vị mình là người phục vụ cộng đồng nghiên cứu, không thể di chuyển cho đến khi các nhà nghiên cứu thay đổi.

Tất nhiên, không ai trong chúng ta thoát khỏi những ràng buộc và ưu đãi: các nhà cấp vốn cần chứng tỏ rằng họ đã đầu tư vào nghiên cứu đáng giá; các cơ sở cần tạo ra thu nhập cấp vốn và cần uy tín của các nhà nghiên cứu và kết quả nghiên cứu để thu hút sinh viên; các nhà nghiên cứu cần tiền, hạ tầng và mạng lưới hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu; tất cả các nhà xuất bản cần có nguồn doanh thu, nội dung gửi và quan hệ đối tác với các bên liên quan để đảm bảo tính bền vững và quản lý niềm tin của cộng đồng. Và mọi người trong hệ thống đều mong đợi một mức lương và sự công nhận dưới một hình thức nào đó cho công việc đã hoàn thành.

Chúng ta đang hướng tới điều gì?

Các APC đã có chúng ta đến nay. Chúng đã chỉ ra một cách hữu ích rằng Truy cập Mở (OA) là có thể. Nhưng chúng tạo ra những ưu đãi tệ hại, chi phí hành chính và gánh nặng cho các nhà nghiên cứu, và chúng nhúng bài báo như một chế tác nghiên cứu chính. Miễn trừ không phải là một giải pháp bền vững: các nhà nghiên cứu không muốn bị coi là “trường hợp từ thiện” cần cấp vốn.

Đồng thời, các thư viện vô tình kéo dài tình trạng này, với ngân sách (đang giảm) hiện tại chủ yếu dành cho các nhà xuất bản lớn nhất thông qua “các thỏa thuận chuyển đổi quá độ”, một mô hình khóa trói vào các khoản thanh toán cho đơn vị xuất bản/APC và khóa các nhà xuất bản đang cố gắng tiến bộ khác (công bằng hơn) các mô hình kinh doanh truy cập mở.

Vì vậy, nếu chúng ta không 'bắt đầu từ đây', làm thế nào chúng ta có thể thiết kế một mô hình, hoặc các mô hình, để hỗ trợ Khoa học Mở kỹ thuật số bẩm sinh?

Các nhà cấp vốn, nhà xuất bản và thư viện/hội đoàn có thể làm gì để dẫn dắt sự thay đổi?

Trong phần này, chúng tôi phác thảo ba bên liên quan chính trong truyền thông học thuật – nhà cấp vốn, nhà xuất bản và cơ sở – có thể làm gì để thúc đẩy sự thay đổi và phát triển các mô hình và thỏa thuận xuất bản mới không dựa trên các hệ thống thanh toán theo đơn vị như APC.

Các nhà cấp vốn nghiên cứu và các tổ chức thực thi nghiên cứu

Dù nhiều nhà cấp vốn nghiên cứu đang cung cấp hỗ trợ tài chính để trang trải các chi phí xuất bản cho các bài báo phát sinh từ vốn cấp của họ, trong nhiều trường hợp, vốn cấp này được giữ lại trong ngân sách nghiên cứu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta sẽ chuyển khỏi mô hình kinh doanh theo đơn vị - và trao quyền cho các cơ sở thương thảo các hợp đồng không có APC dựa vào và có sự công bằng trong cốt lõi của chúng - các nhà cấp vốn sẽ cần khám phá cách để các vốn cấp của họ có thể được làm thành truy cập được tới các cơ sở (và không bị ràng buộc trong các khoản trợ cấp cá nhân).

Các nhà cấp vốn nghiên cứu có quan tâm trong việc áp dụng ra nhập nhóm làm việc này phải cam kết tiến hành 2 bước được nêu ở dưới đây và có thể chứng minh các sáng kiến mà họ đang thực hiện rồi để hỗ trợ tất cả những điều này:

1. Đảm bảo rằng các nguồn vốn là sẵn sàng để trang trải cho các khoản phí xuất bản KHÔNG được phân bổ cho các trợ cấp nghiên cứu cá nhân mà thay vào đó được tổng hợp và hướng tới những ai mua sắm các dịch vụ xuất bản, thường là thư viện đại học.

2. Các hành vi Khoa học Mở được khuyến khích trong phổ biến nghiên cứu phù hợp với các thực hành tốt nhất của Khoa học Mở và cải cách đánh giá nghiên cứu bằng việc nhấn mạnh vào quy trình đề xuất trợ cấp mà tất cả các kết quả đầu ra nghiên cứu - các preprint, các bài báo, dữ liệu, báo cáo bình duyệt, các phương pháp .v.v. - là có giá trị và sẽ được công nhận thông qua một quy trình đánh giá nghiên cứu.

Các nhà xuất bản

Các nhà xuất bản là các bên liên quan chính khác, rốt cuộc, họ có năng khiếu phát triển và triển khai các mô hình kinh doanh mới không dựa trên APC.

Các nhà xuất bản có quan tâm trong việc áp dụng sẽ tham gia nhóm làm việc này phải cảm kết hỗ trợ tất cả các hành động bên dưới và có thể chứng minh các sáng kiến họ đã triển khai rồi để hỗ trợ tất cả chúng:

1. Phát triển các mô hình kinh doanh minh bạch về tài chính không dựa vào các thanh toán ‘theo đơn vị được xuất bản’ (như các APC) và đặt công bằng vào cốt lõi của chúng.

2. Hỗ trợ các thực hành Khoa học Mở, ví dụ, bằng việc xúc tác cho xuất bản với sự đa dạng rộng rãi các kết quả đầu ra nghiên cứu, bao gồm dữ liệu, các phát hiện tiêu cực…

3. Hình dung lại các quy trình đánh giá chất lượng và bình duyệt, ví dụ, bằng việc hỗ trợ bình duyệt độc lập của tạp chí.

Các thư viện/hội đoàn

Bên liên quan thứ 3 đối với nhóm làm việc này là các thư viện và các hội đoàn thư viện. Họ là các tay chơi chính trong thương thảo các hợp đồng xuất bản Truy cập Mở đầy đủ và vì thế có thể đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ chuyển sang các mô hình kinh doanh không dựa vào APC. Các thư viện/hội đoàn có quan tâm trong việc áp dụng ra nhập nhóm làm việc này phải cam kết tiến hành 2 bước được nêu ở dưới đây và có thể chứng minh các cách thức ở đó họ đang làm việc rồi hướng tới triển khai chúng:

1. Phân bổ phần ngân sách (tổng hợp) đang gia tăng trang trải cho các mô hình kinh doanh Truy cập Mở, chúng không dựa vào các thanh toán theo đơn vị được xuất bản và đặt sự công bằng toàn cầu vào cốt lõi của chúng.

2. Hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các thực hành Khoa học Mở, ví dụ, bằng việc khuyến khích chia sẻ/ký gửi của một dải rộng lớn các kết quả đầu ra nghiên cứu.

Các câu hỏi tiềm tàng cho nhóm để cân nhắc

  • Các nhóm các bên liên quan khác có thể cần tham gia vào thảo luận?

  • Mô hình kinh doanh công bằng trong giống cái gì?

  • Nhóm từng bên liên quan có thể tạo thuận lợi như thế nào cho các mô hình kinh doanh đi “vượt ra khỏi bài báo” và “vượt ra khỏi các APC”?

  • Các chi phí nào cho từng nhóm các bên liên quan bởi ngược lại thủy triều hiện hành của nền kinh tế dựa vào APC/bài báo? Các ưu đãi nào là các rào cản để thay đổi?

  • Dòng tài chính hiện hành là gì? Điều gì cần thiết để thay đổi về khía cạnh các quy trình để xúc tác cho các thỏa thuận mới làm việc được?

Tải về tuyên bố (pdf)

cOAlition S, in partnership with Jisc and PLOS, are seeking to establish a multi-stakeholder working group to identify business models and arrangements that enable equitable participation in knowledge-sharing. The aims of this working group and the eligibility criteria that interested parties must meet in order to apply are outlined below.

We anticipate that the group will consist of a maximum of twelve individuals and will represent the three key stakeholders – funders, institutions/library consortia and publishers – in roughly equal proportions.

Once established, the working group is expected to convene up to six times. The key outcome from this collaborative effort will be the development of a model (or multiple models) that, if implemented, would enable equitable participation in knowledge sharing.

Interested parties should apply using the form available at https://coalitions.typeform.com/MultiGroup

Applications must be submitted by 25th August 2023.

The organising committee will review the applications and strive to ensure a well-balanced representation of different stakeholders within the working group. Efforts will also be made to achieve a broad and diverse membership. The first meeting of the working group will be held by videoconference on Thursday, 14th September, from 14.00 BST to 15.30 BST.

Multi-stakeholder working group overarching aims

1. To identify business models and arrangements that enable equitable participation in knowledge-sharing

2. To consider how the ‘per unit’ payment model (i.e. APCs) can be replaced by more equitable payment models

3. To explore how funds made available by research funders to support Open Access can be used to best support a non-APC publishing ecosystem

4. To address the possible unintended consequences of publishing funding streams being locked up in individual grants

5. To encourage Open Science practices

Background: from Open Access to Equitable Participation

The OA movement aimed to provide equitable access to research outputs. The push to include the cost of publication in research budgets was intended to reduce the overall cost of access to published research.[1]

Twenty years on, what we see is that:

  • APCs are established as the predominant OA business model in those countries/regions/disciplines where this economic argument worked but also where they create barriers to participation for those with limited funds.

  • The rate of article growth is leading to ever-increasing costs for funders and research-intensive institutions.

  • The article embedded as the research output of value, blocking progress towards an Open Science ecosystem.

Viewed through an economic lens, separating responsibility for choice (the researcher) from responsibility for payment (the librarian or funder) creates a dysfunctional system, as has been raised by funders, including Research England. Giving researchers responsibility for the budget to cover the cost of their publications on a ‘publication-by-publication’ basis, at first sight, appears to address this problem. However, this approach overlooks the deeper incentive system at work while simultaneously negating the ability of libraries or funders to engage in collective negotiation on researchers’ behalf.

The incentives problem

We continue to operate in a world where:

  • The majority of research outputs are not accessible, either because they are behind a paywall (in the case of articles) or because they are not shared (non-article outputs).

  • The research assessment and incentive systems rely on numbers: number of articles published and Journal Impact Factors (or journal names/’prestige’) in a hypercompetitive environment that rewards quantity and prestige (or falsely equates it with quality).

These factors reinforce each other, leading to a self-perpetuating state in which the research community feels shackled and is resistant to change. The current model, firmly centred on the event of publication of an article’s Version of Record (VoR) as the desired outcome of research and marker of scientific achievement, exacerbates this problem.

In this current system, the majority of scholarly publishers operate, in the words of Uli Dirnagl,[2] as ‘an industry mining the currency of the academic reputation economy’ and, as such, ‘a lifeline for those who want to keep the status quo.’ Publishers defend themselves from this criticism by positioning themselves to be in the service of the research community, unable to move until researchers change.

Of course, none of us is free of constraints and incentives: funders need to show that they have invested in worthwhile research; institutions need to generate funding income and need the prestige of researchers and research outputs to attract students; researchers need money, infrastructure and support networks to carry out research; all publishers need a revenue stream, submissions and stakeholder partnerships for sustainability and stewardship of the community’s trust. And everyone in the system expects a salary and recognition in some form for work done.

What are we aiming for?

APCs have got us this far. They have usefully shown that OA is possible. But they create perverse incentives, administrative expenses, and burden for researchers, and they embed the article as the primary research artefact. Waivers are not a sustainable solution: researchers do not want to be viewed as “charitable cases” in need of funds.

At the same time, libraries unintentionally perpetuate this situation, with existing (decreasing) budgets predominantly going towards the largest publishers via “transformative agreements”, a model which locks in the APC/published unit payments and locks out those publishers trying to progress different (more equitable) OA business models.

So, if we weren’t ‘starting from here’, how would we design a model, or models, to support born-digital Open Science?

What can research funders, publishers and libraries/consortia do to drive change?

In this section, we outline what the three key stakeholders in scholarly communication – funders, publishers and institutions – can do to drive change and develop new publishing models and arrangements that are not based on per unit payment systems such as APCs.

Research funders and research performing organisations

Although many research funders are providing financial support to cover publication costs for articles which arise from their funding, in many cases, this funding is held in the research budget.

However, if we are to move away from a per-unit business model – and empower institutions to negotiate arrangements which are non-APC based and have equity at their core – funders will need to explore how their funds can be made accessible to institutions (and not tied up in individual grants).

Research funders interested in applying to join this working group must be committed to taking the two steps outlined below and can demonstrate initiatives that they are already taking forward in support of all of these:

1. Ensure that funds made available to cover publication fees are NOT allocated to individual research grants but instead are aggregated and directed to those who procure publishing services, typically the university library.

2. Incentivise Open Science behaviours in research dissemination in line with Open Science best practices and research assessment reform by emphasising in the grant application process that all research outputs – preprints, articles, data, peer review reports, methods etc. – are valuable and will be recognised via the research assessment process.

Publishers

Publishers are another key stakeholder, as ultimately, it is in their gift to develop and implement new business models which are not based on APCs.

Publishers interested in applying to join this working group must be committed to supporting all the actions below and can demonstrate initiatives that they are already taking forward in support of all of these:

1. Developing financially transparent business models which are not based on ‘per published unit’ payments (such as APCs) and which place equity at their core.

2. Supporting Open Science practices, for example, by enabling the publication of a wide variety of research outputs, including data, negative findings etc.

3. Reimagining quality assessment and peer review processes, for example, by supporting journal independent peer review.

Libraries/consortia

The third key stakeholder for this working group is libraries and library consortia. They are key players in negotiating fully OA publishing agreements and thus can play a critical role in supporting the move to non-APC based business models.
Libraries/consortia interested in applying to join this working group must be committed to taking the two steps outlined below and can demonstrate ways in which they are already working toward their implementation:

1. Allocate a growing portion of (aggregated) budgetary spend for OA business models, which are not based on a per published unit’ payments and which place global equity at their core.

2. Support and facilitate Open Science practices, for example, by encouraging the sharing/deposition of a wide range of research outputs.

Potential questions for the group to consider

  • What other stakeholder groups might need to be involved in the discussion?

  • What does an equitable business model look like?

  • How can each stakeholder group facilitate business models that move “beyond the article” and “beyond APCs?”

  • What are the costs to each stakeholder group of swimming against the current tide of an APC/article-based economy? What incentives are barriers to change?

  • What are the current financial flows? What would need to change in terms of processes to enable new agreements to work?

Download the statement (pdf)

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay9,242
  • Tháng hiện tại529,425
  • Tổng lượt truy cập36,588,018
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây