Lời kêu gọi cho các tài liệu về các chính sách khoa học mở như là bộ tăng tốc nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Thứ năm - 12/05/2022 06:17

Call for papers on open science policies as an accelerator for achieving the Sustainable Development Goals

UNESCO, Tạp chí Chính sách & Điều hành Khoa học và Nhóm Chính về Thanh Thiếu niên đã đưa ra ấn bản đặc biệt về Chính sách Khoa học Mở như là bộ tăng tốc nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững - SDG (Sustainable Development Goals).

Thời hạn chót để gửi: 10/07/2022

March 8, 2022. Last update: April 21, 2022

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/call-papers-open-science-policies-accelerator-achieving-sustainable-development-goals

Bài được đưa lên Internet ngày: 08/03/2022. Cập nhật lần cuối: 21/04/2022

Vào tháng 11/2021, khung quốc tế đầu tiên về khoa học mở đã được 193 quốc gia dự Hội nghị Toàn thể UNESCO thông qua. Bằng việc làm cho khoa học minh bạch hơn và truy cập được nhiều hơn, Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO sẽ làm cho khoa học công bằng và toàn diện hơn. Với chỉ thị này về khoa học, UNESCO đang dẫn dắt ở mức độ toàn cầu dịch chuyển sang khoa học mở và đảm bảo rằng nó thực sự đóng góp cho việc lấp đi các khoảng cách về tri thức và công nghệ giữa và trong các quốc gia.

Để cải thiện việc triển khai Khuyến nghị, UNESCO, cộng tác với Tạp chí Chính sách & Điều hành Khoa học – JSPG (Journal of Science Policy & Governance) và Nhóm Chính về Thanh Thiếu niên - MGCY (Major Group for Children and Youth) vui mừng công bố lời kêu gọi cho các tài liệu nhằm định hình tương lai các thực hành khoa học toàn cầu dưới ánh sáng soi rọi đại dịch COVID-19, tập trung vào các Chính sách Khoa học Mở như là Bộ tăng tốc nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Đại dịch COVID-19 đã trở thành tâm điểm cách các thực hành khoa học mở như truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học, việc chia sẻ dữ liệu khoa học và cộng tác vượt ra khỏi cộng đồng khoa học có thể tăng tốc nghiên cứu và tăng cường các mối liên kết giữa chính sách khoa học và xã hội. Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO sẽ dẫn dắt sự áp dụng rộng lớn hơn các thực hành mở, khuyến khích sự chứng thực lớn hơn của khoa học mở và đảm bảo rằng các phát hiện nghiên cứu là có lợi cho tất cả mọi người.

Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO

Lời kêu gọi toàn cầu cho các tài liệu sẽ dẫn tới Ấn bản các Chủ đề Đặc biệt của Tạp chí Chính sách & Điều hành Khoa học sẽ được phát hành trong năm 2022. Các tác giả của 3 xuất bản phẩm được lựa chọn sẽ được mời trình bày các phát hiện nghiên cứu của họ tại các sự kiện đặc biệt được UNESCO và MGCY tổ chức. Các sinh viên, các nhà nghiên cứu sau bậc tiến sỹ, những người làm chính sách, các nhà nghiên cứu sự nghiệp sớm và những người chuyên nghiệp trẻ từ khắp trên thế giới được mời gửi những đóng góp của họ về cách để khoa học mở có thể giúp phát triển các chính sách nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững - SGD (Sustainable Development Goals) của Liên hiệp quốc. Ấn bản đặc biệt này cũng được các đối tác từ Nhóm Làm việc Khoa học Mở của Viện Trẻ Toàn cầu (Global Young Academy Open Science Working Group) hỗ trợ. Thời hạn chót để gửi cho Ấn bản các Chủ đề Đặc biệt là vào ngày 10/07/2022.

Trong bối cảnh này, Tạp chí Chính sách & Điều hành Khoa học cũng đang tổ chức hàng loạt các khóa đào tạo, bao gồm một hội thảo viết tài liệu chính sách khoa học về phát triển chính sách khoa học mở, điều hành cộng tác, văn hóa khoa học, và hợp tác quốc tế, và 4 webinars, ở đó các chuyên gia sẽ thảo luận về các vấn đề khác nhau của khoa học mở được đề cập trong Ấn bản Đặc biệt.

UNESCO, Journal of Science Policy & Governance and the Major Group for Children and Youth to launch special issue on Open Science Policies as an Accelerator for Achieving the Sustainable Development Goals.

Deadline for submission: 10 July 2022

In November 2021, the first international framework on open science was adopted by 193 countries attending UNESCO’s General Conference. By making science more transparent and more accessible, the UNESCO Recommendation on Open Science will make science more equitable and inclusive. With its mandate for the sciences, UNESCO is driving at the global level the shift to open science and ensure that it truly contributes to bridging the knowledge and technology gaps between and within countries.

To advance the implementation of the Recommendation, UNESCO, in collaboration with the Journal of Science Policy & Governance (JSPG) and the Major Group for Children and Youth (MGCY) is pleased to announce a call for papers on shaping the future of global scientific practices in the light of the COVID-19 pandemic, focused on Open Science Policies as an Accelerator for Achieving the Sustainable Development Goals.

The COVID-19 pandemic has brought into focus how open science practices such as open access to scientific publications, the sharing of scientific data and collaboration beyond the scientific community can speed up research and strengthen the links between science policy and society. The UNESCO Recommendation on Open Science will drive the wider adoption of open practices, encourage greater endorsement of open science and ensure that research findings are beneficial to all.

Audrey Azoulay UNESCO Director-General

A global call for papers will result in a Special Topics Issue of the Journal of Science Policy & Governance to be released in 2022. The authors of three selected publications will be invited to present their research findings at special events organized by UNESCO and MGCY. Students, post-doctoral researchers, policy fellows, early career researchers and young professionals from around the world are invited to submit their contributions on how open science can help develop policies to achieve the UN’s Sustainable Development Goals (SDGs). This Special Issue is also supported by partners from the Global Young Academy Open Science Working Group. The submission deadline for the Special Topics Issue is on 10 July 2022.

In this context, the Journal of Science Policy & Governance is also organizing a series of training sessions, including a science policy paper writing workshop on open science policy development, collaborative governance, scientific culture, and international cooperation, and four webinars in which experts will discuss about various open science issues covered in the Special Issue.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay19,176
  • Tháng hiện tại592,038
  • Tổng lượt truy cập37,393,612
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây