UNESCO launches a global call for best practices in open science
Further to the adoption of the UNESCO Recommendation on Open Science in November 2021, UNESCO is launching a Global Call for Best Practices in Open Science.
Tiếp theo việc thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO vào tháng 11/2021, UNESCO đang đưa ra lời kêu gọi toàn cầu cho các thực hành tốt nhất trong khoa học mở.
March 31, 2022. Last update: April 21, 2022
Theo: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-launches-global-call-best-practices-open-science
Bài được đưa lên Internet ngày: 31/03/2022. Cập nhật lần cuối: 21/04/2022
Ảnh: shutterstock.com/VectorMine
Bản tóm tắt kết quả các thực hành tốt nhất sẽ là công cụ hữu dụng để hiểu tốt hơn bối cảnh hiện nay về khoa học mở, chia sẻ các bài học học được, xác định và kết nối các tác nhân khoa học mở khắp trên thế giới, và phát triển hơn nữa các giải pháp đổi mới sáng tạo cho khoa học mở theo cách thức cộng tác, toàn diện và minh bạch.
UNESCO đang nhằm vào việc thu thập các thực hành tốt nhất về khoa học mở ở các mức cá nhân, cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế với trọng tâm đặc biệt nhằm vào bảy lĩnh vực hành động ưu tiên được nhấn mạnh trong Khuyến nghị, đó là:
Thúc đẩy hiểu biết chung về khoa học mở, những lợi ích và thách thức có liên quan, cũng như các con đường khác nhau tới khoa học mở
Phát triển môi trường chính sách xúc tác cho khoa học mở
Đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ khoa học mở
Đầu tư vào nguồn nhân lực, đào tạo, giáo dục, sáng số và xây dựng năng lực cho khoa học mở
Thúc đẩy văn hóa khoa học mở và điều chỉnh các ưu đãi cho khoa học mở
Thúc đẩy các tiếp cận đổi mới sáng tạo cho khoa học mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình khoa học
Thúc đẩy hợp tác quốc tế và nhiều bên liên quan trong bối cảnh của khoa học mở và với quan điểm làm giảm các khoảng cách số, công nghệ và tri thức
Nếu bạn tham gia trong sáng kiến khoa học mở mà bạn coi là một ví dụ tốt hoặc thực hành tốt nhất trong khoa học mở, vui lòng cung cấp đầu vào của bạn cho khảo sát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha, tới 15/07/2022.
Tóm tắt kết quả đó sẽ được phổ biến rộng rãi và sẽ sẵn sàng cho bất kỳ ai sử dụng.
The resulting compendium of best practices will be a useful tool to better understand the current landscape of open science, share lessons learned, identify and connect open science actors around the world, and further develop innovative solutions for open science in a collaborative, inclusive and transparent manner.
UNESCO is aiming to collect best practices in open science at individual, institutional, national, regional and international levels with a particular focus on the seven priority areas of action highlighted in the Recommendation, namely:
Promoting a common understanding of open science, associated benefits and challenges, as well as diverse paths to open science
Developing an enabling policy environment for open science
Investing in open science infrastructures and services
Investing in human resources, training, education, digital literacy and capacity building for open science
Fostering a culture of open science and aligning incentives for open science
Promoting innovative approaches for open science at different stages of the scientific process
Promoting international and multi-stakeholder cooperation in the context of open science and with a view to reducing digital, technological and knowledge gaps
If you are involved in an open science initiative that you consider to be a good example or best practice in open science, please provide your input to the survey in English, French or Spanish, by 15 July 2022.
The resulting compendium will be broadly disseminated and will be available for everyone’s use.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...