ORCID - Quy trình làm việc: Tài nguyên nghiên cứu

Thứ ba - 19/09/2023 05:42
Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207
Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Research Resources

Theo: https://info.orcid.org/documentation/workflows/research-resources-workflow/

Tài nguyên nghiên cứu bao gồm các tiện ích người sử dụng như các phòng thí nghiệm, các kho tài nguyên chứa các bộ sưu tập đặc biệt, các thiết bị chuyên dùng, và các tài nguyên khác mà các nhà nghiên cứu yêu cầu sự cho phép để sử dụng.

Quy trình được mô tả ở đây yêu cầu một điểm tiếp xúc với nhà nghiên cứu nơi ORCID iD của họ có thể được thu thập bằng việc sử dụng một quy trình xác thực. Điều này thường là là trong một quy trình đề xuất cụ thể hoặc khi nhà nghiên cứu yêu cầu xác thực để truy cập tài nguyên đó. Chúng tôi cũng khuyến nghị mạnh mẽ rằng một tổ chức tài trợ kết nối thông tin về sử dụng các tài nguyên của họ với các hồ sơ ORCID của các nhà nghiên cứu của họ, sao cho nó có thể được chia sẻ - với sự cho phép - với các tổ chức khác, chẳng hạn như cơ sở, nhà xuất bản, hoặc nhà cấp vốn của họ.

Một quy trình của tài nguyên nghiên cứu sẽ tuân theo mẫu dạng được mô tả dưới đây, dù điều này có thể biến động tùy thuộc vào trường hợp sử dụng cụ thể. Ví dụ này dựa vào một gửi đề xuất của một nhà nghiên cứu để truy cập một tài nguyên nghiên cứu.

  • Nhà nghiên cứu bắt đầu quy trình gửi đề xuất cho nhà cung cấp tài nguyên (một thành viên ORCID)

  • Nhà cung cấp tài nguyên xác thực ORCID iD của nhà nghiên cứu, yêu cầu sự cho phép để tương tác với hồ sơ của họ, và lưu trữ sự cho phép đó. Đối tới các thông tin kỹ thuật về việc xác thực sử dụng OAUTH, vui lòng tham chiếu tới các tài liệu của chúng tôi.

  • Nhà cung cấp tài nguyên thu thập dữ liệu từ hồ sơ của nhà nghiên cứu bằng việc sử dụng ORCID API và sử dụng nó để giúp nhập liệu cho mẫu biểu đơn đề xuất

  • Khi một đề xuất được chấp nhận, nhà cung cấp tài nguyên đó thêm thông tin về đề xuất và các tài nguyên nghiên cứu đang được sử dụng tới hồ sơ ORCID của nhà nghiên cứu, kết nối người đó với hạ tầng

    Nhà cung cấp tài nguyên đưa đường liên kết giữa ORCID iD và đề xuất đó vào trong hệ thống của riêng họ, hiển thị kết nối trên các trang phù hợp.

  • Nhà cung cấp tài nguyên đó giữ lại ORCID iD đó và liên kết sự cho phép để cập nhật hồ sơ của nhà nghiên cứu trong tương lai, khi cần thiết, đồng bộ hóa 2 hệ thống đó. Điều này có thể bao gồm việc bổ sung các kết quả đầu ra của đề xuất, chẳng hạn như, dữ liệu hoặc các bài báo, hoặc cập nhật việc truy cập tài nguyên nghiên cứu

  • (Tùy chọn) Nhà cung cấp tài nguyên sử dụng đường liên kết giữa hạ tầng và ORCID iD để giúp phát hiện các kết quả đầu ra có liên quan và theo dõi tác động của các tài nguyên nghiên cứu của họ

Các tổ chức tài trợ triển khai quy trình làm việc này sẽ được hưởng lợi từ việc thừa nhận việc sử dụng tài nguyên được cải thiện và hiểu rõ hơn về tác động của công việc được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu sử dụng chúng. Các nhà nghiên cứu cũng hưởng lợi từ các kết nối minh bạch, tin cậy với các nhà cấp vốn, nhà xuất bản, và cơ sở nghiên cứu mà sẽ cho phép họ dễ dàng chia sẻ các phần thưởng tài nguyên của họ. Các tổ chức đặt chỗ tài nguyên cũng có thể làm cho quy trình báo cáo trực tiếp hơn và tin cậy hơn bằng việc nhúng các mã nhận diện vào quy trình đơn đề xuất, và bằng việc tạo lập và chia sẻ các kết nối giữa những người sử dụng và các tài nguyên.

Ví dụ

 

Lợi ích

Các tài nguyên nghiên cứu - từ các cơ sở tiện ích nghiên cứu có các trang thiết bị chuyên dụng, tới các kho tài nguyên và các trạm thực địa có chứa các bộ sưu tập vật lý - và các tổ chức tài trợ hưởng lợi từ sự thừa nhận sử dụng tài nguyên được cải thiện và hiểu biết tốt hơn tác động của công việc được các nhà nghiên cứu sử dụng chúng triển khai. Các tổ chức đặt chỗ tài nguyên có thể làm cho quy trình báo cáo trực tiếp hơn và tin cậy hơn bằng việc nhúng các mã nhận diện vào quy trình đơn đề xuất, và bằng việc tạo lập và chia sẻ các kết nối giữa những người sử dụng và tài nguyên, cho phép bạn:

  • Giảm gánh nặng lên các nhà nghiên cứu của bạn bằng việc cho phép rút thông tin từ hồ sơ ORCID của họ để tự động nhập liệu vào các trường tiêu chuẩn trong mẫu đơn gửi đề xuất, và bằng việc bổ sung thêm thông tin trao thưởng tới hồ sơ ORCID của họ sao cho họ có thể sử dụng nó khi xuất bản các tài liệu và tập hợp dữ liệu

  • Làm cho (các) tài nguyên của bạn trích dẫn được bằng việc tiêu chuẩn hóa tên với mã nhận diện thường trực, và cũng sử dụng một mã nhận diện phân giải được cho từng đề xuất được trao thưởng

  • Chia sẻ thông tin về nghiên cứu trong cơ sở của bạn bằng việc đăng thông tin trao thưởng đề xuất và các mã nhận diện liên quan trong cơ sở dữ liệu truy cập được công khai

  • Cải thiện tốc độ và sự hoàn chỉnh báo cáo sau trao thưởng cho các nhà nghiên cứu của bạn bằng việc sử dụng ORCID API để nhận các bản cập nhật về các hoạt động của họ

Việc xúc tác cho tính tương hợp - bằng việc chia sẻ thông tin về nghiên cứu khắp các hệ thống - không chỉ tối ưu hóa việc báo cáo, mà còn chống trụ cho nghiên cứu mở. Đối với các nhà nghiên cứu, khả năng dễ dàng chia sẻ nghiên cứu là được đan xen với nhu cầu được thừa nhận ghi công cho những đóng góp của họ. Cộng đồng nghiên cứu như một tổng thể quan tâm chăm sóc về tính mở vì nó tạo thuận lợi cho sự khắt khe và khả năng tái sản xuất, cả hai điều đó là quan trọng để đảm bảo lòng tin của công chúng vào các quy trình nghiên cứu.

Video: Các tài nguyên nghiên cứu ở EMSL

 

Tham khảo thêm các bản dịch liên quan tới các quy trình làm việc của ORCID ở đây.

Research resources include user facilities such as laboratories, repositories housing special collections, specialist equipment, and other resources that researchers request permission to use.

The workflow described here requires a touchpoint with the researcher where their ORCID iD can be collected using an authentication process. This would typically be during a specific proposal process or when the researcher is requesting credentials to access the resource. We also strongly recommend that the sponsoring organization connects information about the use of their resources to their researchers’ ORCID records, so that it can be shared — with permission — with other organizations, such as their institution, publisher, or funder. 

A research resource workflow will follow the pattern described below, although this can vary depending on the specific use case.  This example is based on a researcher submitting a proposal to access a research resource. 

  • The researcher starts the proposal submission process for the resource provider (an ORCID member) 

  • The resource provider authenticates the researcher’s ORCID iD, requests permission to interact with their record, and stores that permission. For technical information on authenticating using Oauth please refer to our documents.

  • The resource provider collects data from the researcher’s record using the ORCID API and uses it to help populate the proposal application form 

  • When a proposal is accepted, the resource provider adds information about the proposal and the research resources being used to the researcher’s ORCID record, connecting the person with the infrastructure 

  • The resource provider includes link between the ORCID iD and the proposal within their own system, displaying the connection in the appropriate pages.

  • The resource provider retains the ORCID iD and associated permissions in order to update the researcher’s record in future, as needed, synchronizing the two systems.  This could include adding proposal outputs such as data or articles, or updating research resource access

  • (Optional) The resource provider uses the link between infrastructure and ORCID iD to help discover related outputs and track the impact of their research resources

Sponsoring organizations that implement this workflow stand to benefit from improved acknowledgement of resource use and a better understanding of the impact of the work undertaken by researchers using them. Researchers also benefit from the transparent, reliable connections with funders, publishers, and research institutions that will enable them to easily share their resource awards.  Resource-hosting organizations can also make the reporting process more straightforward and reliable by embedding identifiers in the application process, and by creating and sharing connections between users and resources. 

Example

Benefits

Research resources — from research facilities housing specialized equipment, to repositories and field stations that house physical collections — and sponsoring organizations stand to benefit from improved acknowledgement of resource use and a better understanding of the impact of the work undertaken by researchers using them. Resource-hosting organizations can make the reporting process more straightforward and reliable by embedding identifiers in the application process, and by creating and sharing connections between users and resources, enabling you to:

  • Reduce the burden on your researchers by allowing them to draw information from their ORCID record to auto-populate standard fields in the proposal submission form, and by adding award information to their ORCID record so they can use it when publishing papers and datasets

  • Make your resource(s) citable by standardizing the name with a persistent identifier, and also using a resolvable identifier for each awarded proposal

  • Share information about the research at your facility by posting proposal award information and associated identifiers in a publicly accessible database

  • Improve the speed and completeness of post-award reporting for your researchers by using the ORCID API to receive updates on their activities

Enabling interoperability — sharing of information about research across systems — not only streamlines reporting, it also underpins open research. For researchers, the ability to easily share research is intertwined with the need to get credit for their contributions. The research community as a whole cares about openness because it facilitates rigor and reproducibility, both of which are important for ensuring public trust in research processes.

Video: Research Resources at EMSL

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay29,132
  • Tháng hiện tại568,788
  • Tổng lượt truy cập37,370,362
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây