Open Research Funders Group Applauds Bold OSTP Action
August 29, 2022
Theo: https://www.orfg.org/news/2022/8/29/open-research-funders-group-applauds-bold-ostp-action
Bài được đưa lên Internet ngày: 29/08/2022
Nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu mở (ORFG) hết lòng ủng hộ bản ghi nhớ được phát hành gần đây về Gia tăng Truy cập Công bằng tới các Kết quả Nghiên cứu được Liên bang cấp vốn (bản dịch sang tiếng Việt). Hướng dẫn được làm lại này điều chỉnh phù hợp với sứ mệnh của Nhóm các Nhà cấp vốn Nghiên cứu Mở. Từ khi thành lập của chúng tôi vào năm 2016, ORFG đã phục vụ cho tiếng nói của các nhà từ thiện trong nỗ lực làm cho nghiên cứu được cấp vốn công bằng hơn, truy cập được hơn, minh bạch hơn, nhân bản được hơn, và tin cậy hơn. Tương tự như chính quyền liên bang, các thành viên của chúng tôi đang đầu tư vào nghiên cứu động chạm tới các thách thức lớn của xã hội, phục vụ cho việc xây dựng một tương lai tốt hơn. Tính mở là cơ bản cho những nỗ lực đó. Nó là đòn bẩy để mở rộng giới học thuật, mang lại nhiều tiếng nói hơn để thảo luận, thúc đẩy công bằng, cải thiện niềm tin của công chúng trong việc hoạch định chính sách, củng cố tính liêm chính của khoa học, đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và tận dụng những tiến bộ trong điện toán, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) theo một cách mà khoa học đóng không thể chứng minh được.
Hướng dẫn chính sách mới cải thiện chính sách trước đó của liên bang theo một số cách thức có tác động:
Truy cập tức thì. Hướng dẫn mới này loại bỏ giai đoạn cấm vận 12 tháng trước đó khi chia sẻ bài báo, và chỉ thị cho các cơ quan liên bang phát triển các chính sách yêu cầu truy cập tới các xuất bản phẩm “không có bất kỳ cấm vận hay chậm trễ nào”. Như hướng dẫn khẳng định, việc chia sẻ kịp thời như vậy là chìa khóa để xúc tác cho các mục tiêu truy cập mở, bao gồm phát hiện khoa học được đẩy nhanh. Quan trọng, hướng dẫn không yêu cầu các tác giả xuất bản trên các tạp chí truy cập mở đầy đủ mà có thể phát sinh các chi phí, mà thay vào đó khuyến khích chia sẻ qua “các kho do cơ quan chỉ định”.
Chia sẻ dữ liệu. Tương tự như ở trên, hướng dẫn chỉ thị cho các cơ quan liên bang cập nhật các chính sách của họ về chia sẻ dữ liệu để xúc tác cho truy cập tức thì tới dữ liệu nằm bên dưới các nghiên cứu được xuất bản, nó khuyến khích các cơ quan suy nghĩ rộng hơn và “phát triển các tiếp cận và các khung thời gian” cho việc chia sẻ dữ liệu không có liên quan tới các xuất bản phẩm. Đó là các bước quan trọng để cải thiện khả năng thẩm định, tính liêm chính và khả năng tái tạo lại nghiên cứu do liên bang cấp vốn.
Trọng tâm rộng lớn hơn. Định nghĩa ‘các xuất bản phẩm’ được mở rộng để tiềm tàng bao trùm không chỉ các bài báo trên tạp chí, mà còn cả các chương sách được rà soát lại ngang hàng, các bài xã luận, và các kỷ yếu hội nghị. Điều này đại diện cho sự thừa nhận quan trọng sự đa dạng các kết quả đầu ra nghiên cứu, đặc biệt xuyên khắp các ngành khác nhau, và có thể giúp ưu đãi cho truyền thông học thuật rộng lớn hơn.
Công bằng về ngôn ngữ. Việc lấy công bằng làm nguyên tắc chỉ đạo sẽ khuyến khích các cơ quan suy nghĩ về các cách thức họ có thể tăng khả năng truy cập tới nghiên cứu mà không vô tình làm tăng thêm các rào cản. Đặc biệt, hướng dẫn yêu cầu các cơ quan đưa vào các kế hoạch của họ “Làm thế nào để tối đa hóa tầm với công bằng về quyền truy cập của công chúng tới các xuất bản phẩm học thuật được rà soát lại ngang hàng” và tiếp tục “cân nhắc các biện pháp làm giảm sự bất bình đẳng trong xuất bản của, và truy cập tới, nghiên cứu và dữ liệu được liên bang cấp vốn, đặc biệt giữa các cá nhân từ các xuất thân bị thiệt thòi và các nhà nghiên cứu sự nghiệp sớm”. Quan điểm này phù hợp tốt với Chương trình Cấp vốn Mô hình Mở và Công bằng (Open & Equitable Model Funding Program) của ORFG.
Khả năng sử dụng lại nghiên cứu. Hướng dẫn nhấn mạnh nhu cầu đối với các xuất bản phẩm được chia sẻ cả ở các định dạng máy đọc được và theo các điều khoản cho phép có “các quyền sử dụng và sử dụng lại”. Hướng dẫn cũng yêu cầu các cơ quan phát triển các chiến lược để làm cho “dữ liệu, và các kết quả đầu ra khác của nghiên cứu và siêu dữ liệu của chúng là tìm thấy được, truy cập được, tương hợp được, và sử dụng lại được” (nghĩa là theo FAIR). Điều này có thể cho phép các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học công dân, hoặc giới công nghiệp xây dựng dựa vào các kết quả đầu ra được chia sẻ đó, cũng như tận dụng được các công nghệ đang nổi lên, như khai thác nội dung và trí tuệ nhân tạo, để sinh ra kiến thức mới.
Siêu dữ liệu và mã nhận diện thường trực (PID). Hướng dẫn kêu gọi các cơ quan chia sẻ siêu dữ liệu của xuất bản phẩm, bao gồm thông tin cấp vốn, và yêu cầu sử dụng các mã nhận diện thường trực (PID). Cả 2 điểm này phù hợp tốt với các khuyến nghị được Nhóm Làm việc Theo dõi Tuân thủ và Kết quả của ORFG đưa ra trong một thư ngỏ (bản dịch sang tiếng Việt) gần đây của chúng tôi, như một phần của các nỗ lực của chúng tôi để cải thiện việc theo dõi các kết quả nghiên cứu.
Tính kịp thời. Hướng dẫn đưa ra khung thời gian hứa hẹn vừa yêu cầu các cơ quan cập nhật nhanh các kế hoạch chính sách của họ, vừa trao cho họ nhiều thời gian để triển khai các thay đổi đó. Các cơ quan lớn được yêu cầu cập nhật các kế hoạch chính sách của họ trong 6 tháng, xuất bản các kế hoạch đến cuối năm 2024, và sau đó ban hành chính sách mới trong vòng 1 năm (đến cuối năm 2025). Các cơ quan nhỏ hơn không tuân thủ bản ghi nhớ 2013 sẽ có một năm để xây dựng các kế hoạch ban đầu của họ. Khung thời gian này nêu bật nhu cầu gia tăng phải nâng cao sự truy cập tới nghiên cứu càng sớm càng tốt, đặc biệt để đáp lại các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang nổi lên như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Bao trùm toàn diện. Trong khi chính sách trước đó chỉ được áp dụng cho các cơ quan liên bang nào với chi tiêu R&D từ 100 triệu USD trở lên, thì hướng dẫn mới này áp dụng cho tất cả các cơ quan và bộ của liên bang Mỹ - một bước nhảy từ 20 tới hơn 400 cơ quan liên bang. Điều này sẽ triệt để làm gia tăng tầm với chính sách, và rốt cuộc số lượng nghiên cứu truy cập mở và sử dụng lại được.
Bản ghi nhớ của OSTP đại diện cho một chương mới thú vị trong chính sách truy cập mở của liên bang Mỹ, và một lần nữa thể hiện xung lượng gia tăng trong hỗ trợ cho việc chia sẻ nghiên cứu. ORFG khen ngợi sự lãnh đạo của OSTP, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ hướng tới việc chữa bệnh và giải quyết biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đưa ra quyết định sáng suốt hơn giữa bệnh nhân và bác sĩ, đồng thời giúp tạo ra mối liên kết bền vững hơn giữa khoa học và xã hội.
The Open Research Funders Group wholeheartedly supports the recently issued memorandum on Increasing Equitable Access to Federally Funded Research Results. The revised guidance aligns effectively with the mission of the Open Research Funders Group. Since our inception in 2016, the ORFG has served as philanthropies’ voice in efforts to make funded research more equitable, accessible, transparent, replicable, and trustworthy. Like the federal government, our members are investing in research that tackles big societal challenges, in service of building a better future. Openness is essential to these efforts. It is a lever to widen the circle of scholarship, bring more voices to the conversation, advance equity, improve public confidence in policymaking, strengthen scientific integrity, accelerate the pace of research, and take advantage of advances in computing, data science, and AI in a way that closed science demonstrably cannot.
The new policy guidance advances previous federal policy in a number of impactful ways:
Immediate Access: The new guidance removes the previous 12-month embargo period on article sharing, and directs federal agencies to develop policies that would require access to publications “without any embargo or delay”. As the guidance affirms, such timely sharing is key to enabling the goals of open access, including accelerated scientific discovery. Importantly, the guidance would not require authors to publish in fully open access journals that may incur costs, but instead encourages sharing through “agency-designated repositories”.
Data Sharing: Similar to the above, the guidance directs federal agencies to update their policies on data sharing to enable immediate access to the data underlying published studies. In addition, it encourages agencies to think more expansively and “develop approaches and timelines” for the sharing of data not associated with publications. These are crucial steps for improving the verifiability, integrity, and reproducibility of federally funded research.
Broader Focus: The definition of ‘publications’ is expanded to potentially cover not just journal articles, but also peer-reviewed book chapters, editorials, and conference proceedings. This represents an important recognition of the diversity of research outputs, especially across different disciplines, and could help incentivize broader scholarly communication.
Equity Language: Centering equity as a guiding principle will encourage agencies to think about ways they can increase access to research without unintentionally raising additional barriers. Specifically, the guidance asks agencies to include in their plans, “How to maximize equitable reach of public access to peer-reviewed scholarly publications” and to further “consider measures to reduce inequities in publishing of, and access to, federally funded research and data, especially among individuals from underserved backgrounds and those who are early in their careers”. This perspective aligns well with the ORFG’s Open & Equitable Model Funding Program.
Research Reusability: The guidance emphasizes the need for publications to be shared in both machine-readable formats and under terms that allow for “use and re-use rights”. The guidance also asks agencies to develop strategies to make “data, and other such research outputs and their metadata are findable, accessible, interoperable, and re-useable” (i.e., FAIR). This would permit researchers, citizen scientists, or industries to build on these shared outputs, as well as take advantage of emerging technologies, like content mining and artificial intelligence, to generate new knowledge.
Metadata and PIDs: The guidance calls for agencies to share publication metadata, including funding information, and to require the use of persistent identifiers (PIDs). Both of these points align well with the recommendations outlined by the ORFG’s Compliance & Output Tracking Working Group in our recent open letter, as part of our efforts to improve research output tracking.
Timeliness: The guidance outlines a promising timeline that both requires agencies to update their policy plans relatively quickly but also gives them ample time to roll out the changes. Larger agencies are asked to update their policy plans within six months, publish the plans by the end of 2024, and then enact the new policy within one year (by end of 2025). Smaller agencies not subject to the 2013 memo will have a year to devise their initial plans.This timeline highlights the growing need to increase access to research sooner rather than later, especially in response to emerging global crises like the COVID-19 pandemic and climate change.
Comprehensive Coverage: Whereas the previous policy applied only to federal agencies with $100M+ in R&D expenditures, the new guidance applies to all U.S. federal agencies and departments – a jump from 20 to over 400 federal bodies. This will dramatically increase policy reach, and eventually the volume of research openly accessible and reusable.
The OSTP memorandum represents an exciting new chapter in U.S. federal open access policy, and again demonstrates the growing momentum in support of research sharing. The results of this revised guidance will have tangible benefits for the public. The Open Research Funders Group commends the OSTP for its leadership, which will accelerate progress toward curing disease and tackling climate change, facilitate more informed decision making between patients and doctors, and help to create a more durable bond between science and society.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Tác giả: Nghĩa Lê Trung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...