TPP được tiết lộ: Hiệp định thương mại có nghĩa gì đối với bản quyền trên trực tuyến

Thứ hai - 09/11/2015 05:39

TPP revealed: What the trade deal means for online copyright

By Peter Sayer Follow

IDG News Service | Nov 5, 2015 8:57 AM PT

Theo: http://www.cio.com/article/3001925/tpp-revealed-what-the-trade-deal-means-for-online-copyright.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/11/2015

 

Xem thêm: TPP, ACTA, bằng sáng chế phần mềm và hơn thế nữa.

 

Hiệp định xác định những gì các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải làm để bảo vệ bản quyền của những người khác

 

1 tháng sau khi ký Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương - TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement), các chính phủ Mỹ và New Zealand đã xuất bản đầy đủ hiệp định thương mại đó, bao gồm cả những chi tiết về những gì các ISP phải làm để bảo vệ bản quyền của những người khác.

 

Hiệp định bắt đầu định hình lại các mối quan hệ thương mại giữa các nước, bao gồm cả Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Mexico, và New Zealand.

 

Các sản phẩm CNTT-TT có được sự quan tâm đặc biệt, như các dịch vụ viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Tất cả điều này không phải là về công nghệ: nó cũng đề cập tới rượu và rượu mạnh, thuốc dược phẩm, đồ mỹ phẩm, thực phẩm hữu cơ và các công thức bí mật cho các thực phẩm trước khi được đóng gói và các hoạt động về thực phẩm.

 

Chương 18, về sở hữu trí tuệ, có 2 phụ lục đầy đủ chuyên cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet - điều theo thuật ngữ của hiệp định ngụ ý các nhà cung cấp hoặc sự truy cập Internet hoặc các dịch vụ về Internet, và cách mà họ phải giúp cảnh sát vi phạm bản quyền trên trực tuyến.

 

Các bên ký kết hiệp định sẽ được yêu cầu triển khai các luật hấp dẫn các ISP chuyển tiếp các lưu ý vi phạm cho những người đăng ký thuê bao của họ và làm cho các ISP nào không tuân thủ sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại.

 

Theo các luật do hiệp định áp đặt, các ISP sẽ phải loại bỏ các bản sao được lưu trong bộ nhớ tạm (cache) tư liệu vi phạm và các kết quả tìm kiếm trỏ tới tư liệu như vậy khi nhận được một khiếu nại, và họ sẽ được yêu cầu ép tuân thủ các lệnh của tòa án bằng việc loại bỏ hoặc vô hiệu hóa sự truy cập tới nội dung vi phạm mà những người khác lưu trữ.

 

Các ISP cũng sẽ được yêu cầu loại bỏ các tư liệu vi phạm được nhắc nhở nếu họ nhận thức được về sự vi phạm - dù như là kết quả của một lệnh tòa án, lưu ý vi phạm hay với các cách thức khác. Họ sẽ không bị chịu trách nhiệm nếu họ hạ xuống nội dung được cho là vi phạm với ý tốt.

 

Họ cũng sẽ được yêu cầu nhận diện những người sử dụng dịch vụ của họ mà bị tố cáo vi phạm bản quyền, khi một khiếu nại vi phạm bản quyền có đầy đủ chứng lý đã được thực hiện và ở những nơi mà các nguyên tắc địa phương về các quy trình và tính riêng tư cho phép.

 

Các quy tắc đó sẽ không khác nhiều ở Mỹ và có lẽ cả ở Úc, nhưng thể hiện một sự chặt chẽ đáng kể về luật ở những nơi khác. Hiệp định trao cho Brunei và Mexico thêm 3 năm triển khai các điều khoản về các ISP vì lượng công việc làm luật cần làm, trong khi các quốc gia khác phải triển khai chúng khi phần còn lại của hiệp định có hiệu lực.

 

Nhưng việc ký hiệp định không ngụ ý rằng, một khi các quốc gia giới thiệu các luật như vậy, thì họ sẽ không có khả năng quay ngược lại thậm chí nếu họ muốn - hoặc ít nhất, không thể không rút lui khỏi hiệp định, điều có thể kéo theo việc mất các lợi ích thương mại trong các lĩnh vực khác, buộc sự ép tuân thủ bản quyền trên trực tuyến vào thương mại trong dệt may, thuộc y tế và thực phẩm.

 

Văn bản hiệp định có 30 chương, không có các phụ lục của nó, có dung lượng nén là 3.15MB trên website của Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.

 

Mỹ đã thúc đẩy cật lực hiệp định theo kiểu tàu nhanh (fast track), bất chấp sự phản kháng từ các nhóm các quyền số và các hãng công nghệ.

 

Treaty defines what ISPs must do to defend others' copyrights

One month after signing the Trans-Pacific Partnership Agreement, the U.S. and New Zealand governments have published the full trade treaty, including details of what ISPs must do to defend others' copyrights.

The deal sets out to reshape trade relations between countries including the U.S., Australia, Canada, Japan, Mexico, and New Zealand.

Information and communications technology products are singled out for special attention, as are telecommunications services and Internet service providers. It's not all about technology though: it also covers wine and spirits, pharmaceuticals, cosmetics, organic foods and secret recipes for prepackaged foods and food additives.

Chapter 18, on intellectual property, has two whole annexes devoted to Internet service providers -- which in the treaty's terminology means providers of either Internet access or of services on the Internet, and how they must help police online copyright infringement.

Signatories to the treaty will be required to implement laws compelling ISPs to forward infringement notices to their subscribers and to make ISPs that do not comply pay damages.

Under laws mandated by the treaty, ISPs will have to remove cached copies of infringing material and search results pointing to such material upon receipt of a complaint, and they will be required to enforce court orders by removing or disabling access to infringing material stored by others.

ISPs will also be required to take down infringing materials promptly if they become aware of an infringement -- whether as a result of a court order, infringement notice or some other way. They will not be held liable if they take down allegedly infringing content in good faith.

They will also be required to identify users of their service accused of copyright infringement, when a legally sufficient claim of copyright infringement has been made and where local principles of due process and privacy allow.

These rules won't make much difference in the U.S. and perhaps Australia, but represent a significant tightening of the law elsewhere. The treaty gives Brunei and Mexico three extra years to implement the provisions on ISPs because of the amount of legislative work that needs doing, where other countries must implement them when the rest of the treaty enters effect.

But the signing of the treaty does mean that, once countries introduce such laws, they won't be able to roll them back even if they want to -- or at least, not without withdrawing from the treaty, which would entail losing trade benefits in other areas, tying online copyright enforcement to trade in textiles, medicines and foods.

The text of the 30-chapter treaty, without its annexes, makes for a 3.15MB zipped archive on the website of the New Zealand Ministry of Foreign Affairs and Trade.

The U.S. pushed hard to fast-track the deal, despite resistance from digital rights groups and technology firms.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay33,803
  • Tháng hiện tại436,307
  • Tổng lượt truy cập36,494,900
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây