Toàn văn của TPP đã được tung ra: Và nó thực sự, thực sự là tồi tệ

Thứ ba - 10/11/2015 07:10

Full Text Of TPP Released: And It's Really, Really Bad

from the no-wonder-they-were-hiding-it dept

by Mike Masnick, Fri, Nov 6th 2015 8:27am

Theo: https://www.techdirt.com/articles/20151106/07051932731/full-text-tpp-released-really-really-bad.shtml

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/11/2015

 

Xem thêm: TPP, ACTA, bằng sáng chế phần mềm và hơn thế nữa.

Xem thêm: Phân tích của KEI về rò rỉ của WikiLeaks về văn bản IPR TPP ngày 30/08/2013.

 

Hôm qua, một tháng sau khi đã được công bố rằng TPP đã “hoàn tất”, văn bản chính thức cuối cùng đã được tung ra. Ngay lập tức sau đó, Đại diện Thương mại Mỹ - USTR (hơi kỳ cục) đã đưa lên lại toàn bộ điều đó cho giới truyền thông - hình như trong một nỗ lực để thể hiện sự minh bạch đối với một hiệp định từng được thương thảo nhiều năm trong bí mật. Toàn bộ tài liệu đã được chia thành nhiều phần khác nhau, nhưng nếu bạn gộp tất cả chúng lại thì nó là hơn 6.000 trang. Tờ Washington Post đã làm một việc mà không chính phủ nào thực sự đã làm và đã làm cho tài liệu có khả năng tìm kiếm được. Tôi đã bỏ ra nhiều thời giờ ngày hôm qua để cố đọc qua các phần khác nhau, và nó dường như là siêu có vấn đề. Cùng với văn bản đó, USTR đã đưa lên một đống những tuyên truyền vô nghĩa về những gì họ muốn mọi người thực sự nghĩ về TPP.

 

Nhưng các vấn đề với TPP là sâu sắc: Bất chấp những hứa hẹn trước đó từ cả USTR và Úc rằng sở hữu trí tuệ có lẽ không tuân theo các điều khoản “chủ quyền tập đoàn” (điều họ gọi là “sự dàn xếp tranh chấp của nhà nước với các nhà đầu tư” hoặc ISDS [Investor State Dispute Settlement]), chúng tuyệt đối là như vậy. Và đây là một vấn đề khổng lồ. Nó có nghĩa là bất kỳ nước nào là thành viên của TPP có thể không bao giờ đưa ra được một cách có hiệu lực các quy định về sở hữu trí tuệ của mình theo hướng có lợi hơn cho công chúng - vì vài công ty nước ngoài sẽ khiếu nại rằng điều này lấy đi lợi nhuận được kỳ vọng của họ. Phần 9.1 liệt kê "sở hữu trí tuệ" như một dạng tài sản là một phần của quy trình ISDS.

 

Chúng ta đã biết rồi điều này có thể tạo ra mớ lộn xộn gì. Hãy nhớ Eli Lilly hiện đang sử dụng các điều khoản “chủ quyền tập đoàn” để đòi hỏi nửa tỷ USD từ Canada, sau khi Canada đã từ chối 2 bằng sáng chế của hãng vì Canada đã hiểu rõ các thuốc mà Eli Lilly đã cố gắng có bằng sáng chế đã không phân phối được các lợi ích mà công ty đã khiếu nại khi cố lấy bằng sáng chế. Canada nói đó là lý do tốt để từ chối bằng sáng chế đó. Eli Lilly đã khiếu nại rằng điều này đã lấy đi các tài sản của hãng và đã yêu cầu nửa tỷ USD.

 

Bây giờ hãy tưởng tượng những gì có thể xảy ra nếu ai đó cố ... nói ... rút ngắn các điều khoản bản quyền? Hoặc đòi hỏi đăng ký bản quyền? Hoặc sửa hệ thống bằng sáng chế sao cho bạn không thể cấp bằng sáng chế cho các khái niệm rõ ràng và rộng rãi bao giờ được nữa? Liệu có bất kỳ ai nghi ngờ rằng bất kỳ nước nào mà đã làm thế có thể là bị bao vây bởi các dạng tấn công đó, điều thậm chí các tòa án không thể xử trí được, mà bởi một tòa án của các luật sư của tập đoàn, thường rất y hệt các luật sư mà các công ty đó có lẽ thuê cho công việc khác? Việc đưa sở hữu trí tuệ vào chương đầu tư là một viên thuốc độc được thiết kế để đảm bảo rằng sở hữu trí tuệchỉ có thể tiếp tục được nhồi thêm, thay vì bỏ bớt.

 

Bây giờ, có một “ngoại lệ” rất có giới hạn liên quan tới “sự thu hồi, hạn chế hoặc tạo ra các quyền sở hữu trí tuệ” nếu nó là “nhất quán” với Hiệp định TRIPS - một hiệp định thương mại trước đó về sở hữu trí tuệ. Như KEI lưu ý, ngoại lệ có giới hạn này sẽ không cắt bỏ nó được:

Các ngoại lệ về sở hữu trí tuệ trong chương đầu tư của TPP là quan trọng, và thường được thiết kế để phù hợp với thực hành đang tồn tại của các bang ở Mỹ hoặc các nước khác, nhưng một người sẽ không nói quá mức độ ở đó các quyền sở hữu trí tuệđược loại trừ. Ý nghĩa của hiệp định WTO TRIPS và bản thân Chương IP của TPP sẽ tuân theo sự rà soát lại và phán xử do những người nắm giữ quyền riêng dẫn dắt, trong các chủ đề như sự đền bù hoặc đền đáp “phù hợp” hoặc “hợp lý” vì những sử dụng không tự nguyện các quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn cho việc trao các bằng sáng chế, và các vấn đề khác, để xác định “ở mức độ” mà một hành động của chính sách là “nhất quán” với TRIPS hoặc Chương về IP của TPP. Điều này không chỉ dẫn tới việc mua diễn đàn (Các bổn phận của TRIPS và TPP IP có thể được diễn giải thông qua ISDS của TPP), mà còn trang bị cho các nhà đầu tư nắm giữ các quyền riêng (và không phải những người tiêu dùng) để mang tới các vụ kiện và hưởng lợi từ những trừng phạt chống lại các chính phủ.

 

KEI cũng lưu ý rằng “các ngoại lệ” đó không áp dụng cho bất kỳ yêu cầu IP được mở rộng mới nào mà TPP đã giới thiệu - bao gồm những điều như các yêu cầu thiệt hại cao hơn nhiều và các khả năng tố cáo phạm tội vì những vi phạm “mức độ thương mại” được xác định ang áng.

 

Dạng đáng ngạc nhiên ở đây là chúng ta đã bỏ ra nhiều năm cảnh báo về các vấn đề với chương “sở hữu trí tuệ” và chương “đầu tư” một cách riêng rẽ, và phần tồi tệ nhất một cách tuyệt đối của hiệp định này là cách mà các nhà thương thuyết đã buộc chúng vào cùng nhau theo một cách thức buồn cười và nguy hiểm. Điều này là tồi tệ hơn nhiều, rất nhiều so với nhiều điều chúng ta đã sợ có thể có trong hiệp định, và nó đã làm còn tồi tệ hơn với thực tế rằng USTR trực tiếp hứa hẹn điều này có thể sẽ không có trong hiệp định.

 

Có một số vấn đề khác nữa: KEI cảnh báo rằng ít nhất phần về điều khoản thương mại điện tử có thể được hiểu là cấm yêu cầu về phần mềm nguồn mở, điều có lẽ dường như làm xói mòn các giấy phép nguồn mở nhất định, như GPL. Michael Geist lưu ý rằng tài liệu khẳng định rằng Canada về cơ bản đã đồng ý chùi sạch nhiều cải cách bản quyền hữu dụng từ vài năm trước, và mở rộng các bản quyền của nó một lần nữa, cướp đi cái chung của miền công cộng. Tất nhiên, điều đó làm dấy lên câu hỏi về việc liệu có hay không ai đó có thể làm cho một khiếu nại ISDS mà Canada đang lấy đi “sự đầu tư” của họ ở Canada ... Ồ, tôi chỉ đùa thôi. ISDS không áp dụng cho công chúng... chỉ cho các công ty.

 

Cũng có, như kỳ vọng, các vấn đề nghiêm trọng về thuốc và y tế có khả năng kham được, tính riêng tư, sự giám sát và nhiều hơn thế. Bất chấp việc kêu ca đòi hỏi “đối xử không phân biệt các sản phẩm số” và “truyền xuyên biên giới bằng các phương tiện điện tử” thông tin - một điều khoản khóa trói/chống kiểm duyệt - hiệp định để Malaysia thoát khỏi các yêu cầu như vậy.

 

Bổ sung thêm, tháng trước chúng ta đã viết về cách dường như là các nhà thương thảo đã cắt thuốc là ra khỏi phần ISDS, nhưng khi đọc tất cả mọi điều, mọi người đang chỉ ra rằng điều đó thực sự không đúng, khi nó có phần tự nguyện đối với các nước để tự quyết.

Nói ngắn gọn, TPP dường như là một mớ hổ lốn khổng lồ, và theo vài cách thức còn tồi tệ hơn chúng ta đã sợ. Theo một số người, cùng với sự phát hành này, Tổng thống Obama đã nói với Quốc hội về ý định của ông sẽ ký TPP, điều đã khởi động chiếc đồng hồ 90 ngày cho Quốc hội “rà soát lại” hiệp định - chắc chắn một cách thuận tiện rằng nhiều tranh luận bị hạn chế vì các ngày nghỉ cuối năm, “thời gian ngừng họp” dài của Quốc hội xảy ra xung quanh khoảng thời gian này, và các công việc chủ chốt cuối năm khác. Ngắn gọn, hiệp định này đã được thương thảo gần như trong bí mật hoàn toàn (trừ phi bạn là nhà vận động hành lang của một tập đoàn lớn) thực sự là một thỏa thuận tồi, và chính quyền đang làm mọi thủ thuật mưu mẹo để nó được thông qua. Bây giờ có lẽ là thời gian tốt để cho những quan chức được bầu của bạn biết rằng họ cần biểu quyết chống lại TPP.

 

Yesterday, a month after it was announced that the TPP was "finalized," the official text was finally released. Immediately after that, USTR (somewhat oddly) reposted the whole thing to Medium -- apparently in an effort to appear transparent for an agreement that was negotiated for years in secret. The overall document has been broken out into many different sections, but if you add it all up it's over 6,000 pages long. The Washington Post did what none of the governments actually did and made the document searchable. I spent much of yesterday trying to read through the various sections, and it appears to be super problematic. Along with the text, the USTR posted a bunch of nonsense propaganda about what they want people to think the TPP is really about.

But the problems with the TPP run deep: Despite earlier promises from both the USTR and Australia that intellectual property would not be subject to the "corporate sovereignty" provisions (which they call "investor state dispute settlement" or ISDS), they absolutely are. And this is a massive problem. It means that any country that's a member of the TPP can effectively never move its intellectual property rules in the direction of better benefiting the public -- because some foreign company will claim that this takes away their expected profits. Section 9.1 lists "intellectual property" as the type of asset that is a part of the ISDS process.

We already know what a mess this can create. Remember Eli Lilly is currently using NAFTA's corporate sovereignty provisions to demand half a billion dollars from Canada, after Canada rejected two of its patents because Canada realized the drugs that Eli Lilly had tried to patent did not deliver the benefits the company claimed when trying to get the patent. Canada said that was a good reason to reject the patent. Eli Lilly claimed that this was taking away its assets and demanded half a billion dollars.

Now imagine what would happen if anyone tried to... say... shorten copyright terms? Or require registration for copyright? Or fix the patent system so that you can't patent obvious and broad concepts any more? Does anyone doubt that any country that did so would be beset by these kinds of attacks, which wouldn't even be handled by courts, but by a tribunal of corporate lawyers, often the very same lawyers these companies would hire for other work? Including intellectual property in the investment chapter is a poison pill designed to ensure that intellectual property can only continue to ratchet up, rather than back.

Now, there is a very limited "exception" concerning the "revocation, limitation or creation of intellectual property rights" if it's "consistent" with the TRIPS Agreement -- an earlier trade agreement regarding intellectual property. As KEI notes, this limited exception isn't going to cut it:

The exceptions for intellectual property in the TPP investment chapter are important, and often designed to accommodate existing state practice in the United States or other countries, but one should not overstate the degree to which intellectual property rights are excluded. The meaning of the WTO TRIPS agreement and the TPP IP Chapter itself will be subject to review and arbitration led by private right holders, on topics such as "adequate" or "reasonable" compensation or remuneration for non-voluntary uses of intellectual property rights, the standards for granting patents, and other issues, to determine "to the extent" an action of policy is "consistent" with the TRIPS or the TPP IP Chapter. This not only leads to forum shopping (TRIPS and TPP IP obligations can be interpreted via TPP ISDS), but also empowers private right holder investors (and not consumers) to bring cases and benefit from sanctions against governments.

KEI also notes that these "exceptions" don't apply to any of the new expanded IP requirements that the TPP has introduced -- including things like much higher damages requirements and the possibilities of criminal charges for the vaguely defined "commercial scale" infringement.

What's kind of amazing here is that we've spent years warning about problems with the "intellectual property" chapter and the "investment" chapter individually, and the absolute worst part of this agreement is the way the negotiators tied them together in a ridiculous and dangerous way. This is much, much worse than many of the things we feared would be in the agreement, and it's made even worse by the fact that the USTR directly promised this would not be in the agreement.

There are a number of other problems as well: KEI warns that at least part of the e-commerce provision can be read to ban a requirement for open source software, which would seem to undermine certain open source licenses, like the GPL. Michael Geist notes that the document confirms that Canada basically has agreed to wipe out many useful copyright reforms from a few years ago, and to extend its copyrights yet again, robbing the public of the public domain. Of course, that raises the question of whether or not someone could make an ISDS claim that Canada is taking away their "investment" in Canada... Oh, who am I kidding. ISDS doesn't apply to the public... just to companies.

There are also, as expected, serious problems for affordable medicine and healthcare, privacy, surveillance and more. Despite claiming to demand "nondiscriminatory treatment of digital products" and "cross border transfer by electric means" of information -- an anti-censorship/blocking provision -- the agreement lets Malaysia off the hook on such requirements.

In addition to that, last month we wrote about how it appeared that the negotiators had carved tobacco out of the ISDS section, but upon reading the whole thing, people are pointing out that it's not actually true, as it makes that part voluntary for countries to decide themselves.

In short, the TPP appears to be a massive mess, and in some ways worse than we feared. According to some, concurrent with the release, President Obama told Congress of his intent to sign the TPP, which started the 90-day clock for Congress to "review" the agreement -- conveniently making sure that much of the debate is limited by the end-of-the-year holidays, long Congressional "recesses" that happen around this time, and other key end-of-the-year business. In short, this agreement that was negotiated in near total secrecy (unless you were a big corporate lobbyist) is a really bad deal, and the administration is going to play every trick it can come up with to get it approved. Now would be a good time to let your elected officials know that they need to vote against the TPP.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay8,458
  • Tháng hiện tại581,320
  • Tổng lượt truy cập37,382,894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây