Các nhà xuất bản thương mại và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs): dẫn dắt hay cản trở sự tiến bộ?

Thứ tư - 23/08/2023 06:19

Commercial publishers and the Sustainable Development Goals (SDGs): driving change or hindering progress?

19/07/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/commercial-publishers-and-the-sustainable-development-goals-sdgs-driving-change-or-hindering-progress/

Bài được đưa lên Internet ngày: 19/07/2023

Hướng tới hội nghị thượng đỉnh SDG 2023 vào tháng 9, Nature đã phát hành một loạt các bài xã luận về các SDG. Bài xã luận đầu tiên dấy lên cảnh báo rằng “các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc hướng tới những hòn đá” và thúc giục “Các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới ... hãy làm phần việc của họ để thay đổi điều đó.” Tuy nhiên, con voi trong căn phòng là nếu nghiên cứu không đóng góp nhiều nhất có thể cho sự thành công của SDGs, thì phần lớn là do hoạt động khai thác thương mại và sự gác cổng của chính hệ thống xuất bản học thuật.

Hành vi khai thác của các công ty nói chung – bao gồm hành vi của các nhà xuất bản thương mại lớn nhất – đã trực tiếp góp phần phá hủy thế giới của chúng ta đến mức cộng đồng quốc tế phải đưa ra các SDG, trước khi hành tinh này bị đốt cháy và bị chia cắt thành từng mảng do biến đổi khí hậu, gia tăng bất bình đẳng và xung đột.

Đặc biệt hơn, các khoản phí xuất bản ngày càng gia tăng và lợi nhuận quá mức của các nhà xuất bản thương mại lớn đang làm cạn kiệt công quỹ khỏi nghiên cứu. Điều này cản trở tiến bộ khoa học trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả những lĩnh vực quan trọng để đạt được SDGs. Làm thế nào các nhà khoa học có thể được kỳ vọng “làm phần việc của họ” để giải quyết các vấn đề toàn cầu nếu các ngân quỹ nghiên cứu hạn chế bị chuyển hướng khỏi nghiên cứu và chuyển thành lợi nhuận nhiều triệu đô la của các nhà xuất bản?

Tệ hơn nữa, hầu hết khoa học về tính bền vững và biến đổi khí hậu vẫn đứng sau các bức tường thanh toán của nhà xuất bản. Kết quả là, các xuất bản phẩm của các nhà nghiên cứu nào thực sự đang “làm phần việc của họ” phần lớn vẫn không truy cập được đối với các độc giả nào không thể trang trải được cho các thuê bao đắt đỏ.

Chúng ta cũng đừng quên rằng nghiên cứu được thực hiện “trên khắp thế giới” – ở các khu vực và bởi các cộng đồng chịu tác hại nhiều nhất của biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, mất đa dạng sinh học và nghèo đói – ít có khả năng được xuất bản trên các tạp chí quốc tế có xếp hạng cao, vì các tạp chí này chủ yếu xuất bản nghiên cứu từ các nước có thu nhập cao.

Để thể hiện cam kết, các nhà xuất bản thương mại lớn đã đăng ký Thỏa thuận Nhà xuất bản về SDG của Liên hiệp quốc (UN SDG Publishers Compact), cho phép họ đạt được điểm tôn trọng để giảm lãng phí giấy tại trụ sở chính và cho họ quyền ghim logo SDG trên trang web của họ. Tuy nhiên, SDG Publishers Compact không yêu cầu họ biến đổi các hoạt động gây hại của mình. Ngược lại, giờ đây chúng ta biết rằng mặc dù các bài xã luận của họ có thể khuyến khích những người khác làm nhiều hơn, nhưng đồng thời, họ cũng có thể hỗ trợ ngành nhiên liệu hóa thạchlấy tiền từ các quốc gia nghèo nhất trên thế giới cho các dịch vụ của họ. Trên thực tế, những hành động như vậy trực tiếp làm suy yếu các SDG.

Thay vì yêu cầu các nhà nghiên cứu “làm phần việc của họ”, các nhà xuất bản thực sự cam kết thúc đẩy các SDG có thể cân nhắc làm phần việc của riêng họ.

Nếu Springer Nature thực sự muốn khoa học giải quyết các thách thức toàn cầu, họ có thể bắt đầu bằng cách làm cho tất cả các nghiên cứu về tính bền vững trở thành mở - với cùng một ý thức về sự cấp bách như đã áp dụng cho nghiên cứu sức khỏe trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ngoài ra, họ có thể ngừng yêu cầu các khoản phí xuất bản quá cao, để tiền của người nộp thuế thực sự có thể hỗ trợ nghiên cứu khi cần thiết.

Các nhà xuất bản học thuật có thể làm rất nhiều việc để đảm bảo rằng nghiên cứu đóng góp đầy đủ vào sự thành công của các SDG. Nhưng cho đến khi họ thực hiện các bước cụ thể, như những bước đã nêu ở trên, các bài xã luận của họ về chủ đề này chỉ là tráng qua hàng SDG (SDG washing) một cách đáng ngờ.

Về tác giả Nora Papp-Le Roy

Nora là Giám đốc Chương trình của Liên minh S, điều phối công việc của văn phòng của Liên minh S tại Quỹ Khoa học Châu Âu, và hỗ trợ các nhà cấp vốn nghiên cứu để triển khai Kế hoạch S và để biến Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm học thuật trở thành hiện thực. Cô có 20 năm kinh nghiệm thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế, chính sách toàn cầu, tham gia thành viên và vận động chính sách. Cô đã từng làm việc tại Hội đồng Khoa học Quốc tế trong lĩnh vực khoa học toàn cầu về chính sách, và tại OECD trong lĩnh vực Tăng trưởng Xanh và Sự gắn kết Chính sách vì Sự Phát triển. Cô có bằng về Khoa học kinh tế, Quan hệ quốc tế, các vấn đề của EU và Vận động chính sách.

Xem tất cả các bài đăng của Nora Papp-Le Roy

Leading up to the 2023 SDG summit in September, Nature has launched a series of editorials covering the SDGs. The first editorial raises the alarm that “UN’s Sustainable Development Goals are heading for the rocks” and urges “Researchers around the world …[to] do their bit to change that.” The elephant in the room, however, is that if research is not contributing as much as it could to the success of the SDGs, it is in large part because of the commercial exploitation and gatekeeping of the academic publishing system itself.

Extractive corporate behaviour in general– including that of the largest commercial publishers – has directly contributed to wrecking our world to the point that the international community had to come up with the SDGs, before the planet burns up and splits at the seams due to climate change, growing inequality, and conflict.

More specifically, the big commercial publishers’ ever-increasing publication fees and excessive profits are draining public funds away from research. This holds back scientific progress in all areas, including those that are crucial for reaching the SDGs. How can scientists be expected to “do their bit” to solve global issues if limited research funds are diverted away from research and into publishers’ multimillion profits?

Even more gallingly, most of the sustainability and climate change science is still behind publisher paywalls.  As a result, the publications of researchers who actually are “doing their bit” remain largely inaccessible to readers who cannot afford expensive subscriptions.

Let us also not forget that the research done “around the world” – in the regions and by the communities most exposed to the harms of climate change, inequality, biodiversity loss, and poverty – is far less likely to be published in high-ranking international journals, because these journals overwhelmingly publish research from high-income countries.

In a show of commitment, the large commercial publishers have signed up to the UN SDG Publishers Compact, which allows them to gain respectability points for reducing paper waste at their headquarters and gives them the right to pin the SDG logo on their website. However, the SDG Publishers Compact does not require them to transform their harmful practices. On the contrary, we now know that while their editorials may exhort others to do more, at the same time, they may also, for example,  support the fossil fuel industry and take money from the poorest countries in the world for their services. Such actions, in effect, directly undermine the SDGs.

Instead of telling researchers to “do their bit”, publishers truly committed to advancing the SDGs might consider doing their own bit.

If Springer Nature indeed wants science to solve global challenges, they could start by making all sustainability research open – with the same sense of urgency as that which applied to health research during the Covid-19 crisis.

In addition, they could stop asking for extortionate publishing fees, so that taxpayers’ money can actually support research where it is needed.

Academic publishers could do a lot to make sure that research fully contributes to the success of the SDGs. But until they take concrete steps, as those outlined above, their editorials on this topic are just cynical SDG washing.

Nora Papp-Le Roy

Nora is the cOAlition S Programme Manager, coordinating the work of the cOAlition S office at the European Science Foundation, and supporting research funders to implement Plan S and make full and immediate Open Access to scholarly publications a reality. She has 20 years of experience promoting international scientific cooperation, global policies, membership engagement and advocacy. She has previously worked at the International Science Council in the field of global science for policy, and at the OECD in the fields of Green Growth and Policy Coherence for Development.   She holds degrees in Economic Sciences, International Relations, EU affairs and Advocacy.

View all posts by Nora Papp-Le Roy

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay18,828
  • Tháng hiện tại648,545
  • Tổng lượt truy cập32,126,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây