Lời nói đầu của Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, cho tài liệu ‘Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn’

Thứ sáu - 08/10/2021 07:20
Lời nói đầu của Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, cho tài liệu ‘Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn’

Cứ 5 năm một lần, Báo cáo Khoa học của UNESCO đưa ra tổng quan khoa học và cách nó được chính sách công định hình. Duyệt các trang báo cáo này là để có được cái nhìn về một thế giới đang thay đổi nhanh - một thế giới ở đó, ví dụ, trí tuệ nhân tạo đang ngày càng thấm vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Chúng ta cũng có được sự thấu hiểu lớn hơn về các thách thức chính của thời đại chúng ta; làm thế nào để dung hòa các mục tiêu sinh thái với các nhu cầu kinh tế, đặc biệt là về việc làm; và làm thế nào để tạo ra một quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang các nền kinh tế xanh và số, mà không làm trầm trọng thêm các bất bình đẳng.

Như tiêu đề của báo cáo gợi ý, chúng ta cần khẩn trương thiết lập các mục tiêu chung nếu chúng ta muốn khoa học trở thành một công cụ cho phát triển công bằng và bền vững, phục vụ cho toàn thể nhân loại.

Để làm thế, chúng ta phải triển khai tiềm năng của khoa học ở khắp mọi nơi. Thậm chí dù các quốc gia khắp trên thế giới đã cam kết về điều này, tổng số tiền họ đã phân bổ vẫn không đủ, do tỷ lệ cam kết đóng góp cao. Báo cáo thấy thiểu số các quốc gia đang cung cấp gói đầu tư lớn: 4/5 các quốc gia vẫn còn dành ít hơn 1% GDP cho nghiên cứu.

Tỷ lệ đóng góp quả thực là cao, nếu chúng ta muốn ngăn chặn khoảng cách công nghệ giữa các quốc gia khỏi rộng thêm. Điều này ngụ ý việc hỗ trợ các nhà nghiên cứu và nghiên cứu - trong cả khu vực công và tư - và ôm lấy hợp tác khoa học quốc tế. Quả thực, 5 năm qua đã thấy sự gia tăng được chào đón trong hợp tác khoa học xuyên các đường biên giới, thậm chí trước cả nỗ lực tập thể khổng lồ để chống COVID-19.

Nhưng các kết quả vẫn còn là chưa đủ. Ví dụ, hơn 70% các xuất bản phẩm vẫn không truy cập được tới đa số các nhà khoa học của thế giới. Các rào cản nghiên cứu đó - nguồn gốc của cả sự bất bình đẳng và không hiểu quả - không thể chứng minh được. Chúng phải được loại bỏ, bằng việc xây dựng và triển khai các mô hình mới về truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học.

Kể từ năm 2019, UNESCO đã và đang làm việc hướng tới mục tiêu này, bằng việc phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu cho khoa học mở, để làm cho khoa học minh bạch hơn, hòa nhập hơn và có trách nhiệm hơn.

Để khoa học có hiệu quả hơn, cũng phải có nhiều đại diện hơn, thu hút sự đa dạng của thế giới chúng ta. Vâng, như báo cáo này nhấn mạnh, chỉ 1/3 các nhà nghiên cứu là nữ. Trong khi bình đẳng giới gần như đã đạt được trong các khoa học đời sống, nó vẫn là mục tiêu xa vời trong các lĩnh vực như kỹ thuật, nơi chỉ 28% sinh viên tốt nghiệp là nữ, và trí tuệ nhân tạo, nơi chỉ 22% những người chuyên nghiệp là nữ.

Các hệ thống khoa học hiệu quả khơi dậy niềm tin. Vài tháng trước đã chỉ ra tầm quan trọng của hiểu biết phương pháp khoa học trong việc trao quyền cho công chúng nói chung để đưa ra các lựa chọn có ý thức và các quyết định có đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, nhiều điều vẫn còn phải được làm, đặc biệt thông qua giáo dục, để đảm bảo khoa học được đồng bộ với các xã hội của chúng ta.

Để khơi dậy niềm tin, khoa học cũng phải có đạo đức và trả lời cho các vấn đề phức tạp mà không thể tránh khỏi đi với tiến bộ khoa học. Điều này từ lâu đã là trọng tâm công việc của UNESCO, thông qua Ủy ban Thế giới về Đạo đức Tri thức Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc tế và thông qua việc chúng ta xây dựng Khuyến nghị về Đạo đức của Trí tuệ Nhân tạo.

Ngắn gọn, những gì báo cáo này thể hiện là khoa học không chỉ là về việc tạo ra kiến thức, các kỹ thuật và đổi mới sáng tạo; đôi khi, theo nghĩa rộng hơn, khoa học vẽ nên bức tranh không khoan nhượng của nhân loại. Chúng ta cần có khả năng ngắm nhìn bức tranh này với lòng tự hào.

Điều đó ngụ ý không để cho khoa học và công nghệ phát triển để gây hại cho chúng ta mà phải huy động nó để phục vụ lợi ích chung.


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay14,961
  • Tháng hiện tại731,988
  • Tổng lượt truy cập36,790,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây