Bằng sáng chế phần mềm - nguy cơ tuyệt chủng của các công ty phần mềm Việt Nam?

Thứ sáu - 16/09/2011 05:34

Nhưthường lệ, ít ai quan tâm và phân biệt giữa bản quyềnphần mềm và bằng sáng chế phần mềm, và điều đó làđúng ngay cả đối với những người lâu năm làm việctrong các công ty phần mềm tại Việt Nam. Cho dù, cũng nhưthường lệ, bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy chúng vớimột chút thời gian tìm kiếm trên Google với những cụmtừ tiếng Anh: (1) Bản quyền phần mềm: SoftwareCopyright; (2) Bằng sáng chế phần mềm: SoftwarePatent.

Trêncác trang wiki có những định nghĩa và vô số các thôngtin liên quan về 2 khái niệm đó từ nhiều đường liênkết mà bạn có thể đọc ngày này qua ngày khác để tìmhiểu về chúng.

Bảnquyền phần mềm, định nghĩa

Bảnquyền phần mềm là quyền theo luật bản quyền, có hiệulực vào thời điểm chương trình phần mềm gốc lầnđầu tiên được tung ra, được thể hiện và/hoặc trìnhbày ở dạng được viết hoặc gõ ra.

Bảnquyền phần mềm trao cho những người nắm giữ bảnquyền các quyền độc chiếm để làm những việc nhấtđịnh nào đó với chương trình phần mềm mà nhữngngười khác không thể làm mà không có sự cho phép củanhững người nắm giữ bản quyền. Thường thì các quyềnđộc chiếm đó bao gồm:

  • Việc sao chép bản gốc để tạo ra các bản sao

  • Việc sửa đổi để tạo ra các chương trình phần mềm dẫn xuất

  • Việc phân phối các bản sao của các chương trình phần mềm gốc ban đầu

  • Việc phân phối các bản sao của các chương trình phần mềm dẫn xuất

Ngườinắm giữ bản quyền có thể trao một giấy phép cho ai đókhác để sao chép, sửa đổi, hoặc phân phối một chươngtrình phần mềm, có thể với những hạn chế hoặc nhữngđiều kiện cụ thể nào đó.

Cáccông ty phần mềm sở hữu độc quyền sử dụng bảnquyền phần mềm để ngăn chặn việc sao chép các phầnmềm của họ khi không được phép thông qua các giấyphép như Thỏa thuận Giấy phép cho Người sử dụng Đầucuối EULA (End User License Agreement).

Theomột cách thức tương tự nhưng ngược lại, các công tykinh doanh dịch vụ xung quanh các phần mềm tự do nguồnmở sử dụng bản quyền phần mềm thông qua các giấyphép đi kèm theo chương trình phần mềm, ví dụ như loạiCopyleft, cụ thể như Giấy phép Công cộng Chung GPL(General Public License), để áp đặt nghĩa vụ phải chia sẻphần mềm khi phân phối tới những người sử dụng khácvới cùng các điều khoản ghi trong giấy phép GPL gốc banđầu, dù phần mềm đó là sao chép y hệt bản gốc banđầu hay đã được sửa đổi khác đi so với bản gốcban đầu của phần mềm.

Cácnghĩa vụ như vậy không áp dụng cho các phần mềm trongmiền công cộng. Để làm rõ hơn, thì miền công cộng lànơi mà người viết ra chương trình phần mềm từ bỏcác quyền sở hữu trí tuệ của họ đối với phần mềmmà họ viết ra. Cả 2 loại phần mềm nêu ở trên, đềukhông nằm trong miền công cộng và đều tuân thủ theoluật bản quyền.

Hầuhết các chính phủ trên thế giới, trong đó có ViệtNam, đều có các chính sách tuân thủ bản quyền nóichung, bản quyền phần mềm nói riêng. Điều này là cầnthiết để khuyến khích sự đổi mới sáng tạo vốn làmục tiêu gốc ban đầu của luật bản quyền.

Bằngsáng chế, định nghĩa và sự gây tranh cãi khi áp dụngvào cho phần mềm

Bằngsáng chế đề cập tới quyền sở hữu đối với bảnthân ý tưởng sáng tạo.

Bằngsáng chế trao cho người sở hữu quyền loại trừ nhữngngười khác khỏi làm những việc nhất định nào đóvới sở hữu trí tuệ được cấp bằng sáng chế, baogồm quyền của người nắm giữ bằng sáng chế đểloại trừ những người khác khỏi:

  • Việc làm ra các sản phẩm thể hiện sáng tạo được cấp bằng sáng chế của họ.

  • Việc sử dụng các sản phẩm thể hiện sáng tạo của họ.

  • Việc bán hoặc chào bán các sản phẩm thể hiện sáng tạo của họ.

  • Việc nhập khẩu các sản phẩm thể hiện sáng tạo được cấp bằng sáng chế của họ.

Khi(các) bằng sáng chế được áp dụng vào trong (các)chương trình phần mềm thì được gọi là (các) bằngsáng chế phần mềm. Công việc này hiện còn gây tranhcãi cao độ; nhiều quốc gia tuyệt đối cấm việc này.

Ngaytại nước Mỹ, phần mềmtừng không được cấp bằng sáng chế trong nhiều năm,và trong những năm đó đã có một số lượng lớn nhữngđổi mới sáng tạo được tạo ra, là bằng chứng tuyệtvời rằng các bằng sáng chế là không cần thiết đốivới đổi mới sáng tạo trong phần mềm.

Mộtchút về lịch sử ra đời của các bằng sáng chế

Bằngsáng chế được biết tới từ thế kỷ 15, khoảng hơn500 năm trước, khi các quý tộc nước Anh đưa ra như là“bằng sáng chế văn học”. Gọi là “bằng sáng chế”vì nó sẽ được mở ra cho mọi người xem, chứ khôngphải bị đóng xi lại vĩnh viễn. Theo nghĩa đen, bấtchấp gốc gác “quý tộc Anh”, về cơ bản chúng làcông cụ để “ăn cắp” tri thức từ những miền đấtkhác bằng việc đưa ra 20 năm độc quyền khai thác bằngsáng chế tại nước Anh để tưởng thưởng cho nhữngngười có công mang tri thức đó từ nước ngoài vào nướcAnh.

Tiếpcận này đã từng có ý nghĩa, vì 500 năm trước đổimới sáng tạo là hãn hữu. Đã không có nhiều tri thứcthực hành, nghĩa là công nghệ, và rất ít người đã sởhữu nó. Theo quan điểm thực dụng của người hám lợihoàn toàn hợp lý tương ứng khi đó, cách duy nhất đểcó được tri thức đó là lấy nó từ ai đó khác, sửdụng sự độc quyền như một động lực.

Hệthống này đã làm việc khá tốt vì khá ít bằng sángchế từng được trao. Khi các vua chúa có quan tâm trongviệc nhập khẩu các công nghệ chủ chốt nhất địnhnào đó, thì trao 20 năm độc quyền cho mỗi trong số cáccông nghệ đó từng là một cái giá nhỏ phải trả.

Cònbây giờ thì sao? Vào năm 2009, 482.871 ứng dụng bằng sángchế đã được Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chếMỹ - USPTO (United States Patent and Trademark Office) cấp, và150.000 cái khác của châu Âu. Nhật Bản và Trung Quốc cólẽ bổ sung thêm các con số tương tự. Tất cả, cókhoảng 750.000 ứng dụng bằng sáng chế trên thế giới.Hiện nay, các ứng dụng không là y hệt các bằng sángchế, nhưng điều này ít nhất đưa ra một ý tưởng vềphạm vi của vấn đề.

Đốivới những quốc gia coi trọng bằng sáng chế trong phầnmềm, thì rõ ràng, các bằng sáng chế phần mềm là nhữngđộc quyền được các chính phủ đó bảo trợ. Về lýthuyết, các công ty có các bằng sáng chế phần mềm đểtưởng thưởng cho sự đổi mới sáng tạo, nhưng trênthực tế, điều đó hiện nay lại đang không xảy ra.

Cácbằng sáng chế phần mềm đang cản trở đổi mới sángtạo trong phần mềm

Vớisự bùng nổ của Internet và các mạng xã hội như ngàynay, khi mà văn hóa chia sẻ tri thức được thực hiệntrên một phạm vi toàn cầu với một tốc độ nhanh chưatừng có trong lịch sử, theo thời gian thực, thì nhữngphát minh sáng chế, đặc biệt trong phần mềm máy tính,được thực hiện cũng với tốc độ tương tự và vớimột số lượng những người phát minh sáng chế thôngqua sự lập trình của họ cho các phần mềm máy tính làđông vô số. Nói một cách khác, sự thừa thãi về khảnăng phát minh sáng chế hiện nay nằm ở 2 yếu tố, tốcđộ và số lượng đông vô số người phát minh sángchế.

Khimà các phát minh sáng chế ngày nay không còn khó tìm nữa,mà ngược lại, chúng là thừa thãi, thì lẽ ra có thểđược xem là tin tốt lành. Tuy nhiên, vì theo định nghĩathì bằng sáng chế là để loại trừ mọi người khỏiviệc sử dụng tri thức được cấp bằng sáng chế, nócó lẽ lại là một tin xấu cho chính sự đổi mới sángtạo.

Tronglĩnh vực phần mềm, một số người cho rằng phải cóbằng sáng chế phần mềm thì mới có động lựcđể phát triển phần mềm. Lý lẽ này hầu như chỉ làngụy biện, vì phát minh sáng chế trong phần mềm bảnthân nó không phải là sự kết thúc, mà là một biệnpháp để có được những lợi nhuận dẫn xuất từ việcsản xuất và bán hàng đi với phát minh sáng chế đó.Mọi người sẽ tiếp tục phát minh sáng chế mà khôngcần các bằng sáng chế vì họ hy vọng kiếm được tiềntừ các phát minh sáng chế của họ. Trên thực tế, độnglực để phát triển phần mềm là nhanh chóng tạo ra cácsản phẩm phần mềm để đưa ra thị trường với nhiềutính năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường mộtcách nhanh nhất và mong đợi có được phần thưởng kinhtế bằng tiền cho những phát minh sáng chế được đúckết trong sản phẩm phần mềm đó mà không nhất thiếtphải có những bằng sáng chế phần mềm.

Lýlẽ tiêu chuẩn chống lại việc thủ tiêu các bằng sángchế phần mềm là mọi người sẽ không đầu tư vàonghiên cứu sản phẩm vì ai đó có thể “ăn cắp” phátminh sáng chế của họ sau đó. Điều này chắc chắn đúnglà những người khác sẽ có khả năng sử dụng các phátminh sáng chế đó, nhưng chỉ khi chúng được tung ra thịtrường, nằm trong các sản phẩm. Điều này đưa ra mộtưu điểm động lực sống còn trước nhất cho công ty đãphát minh sáng chế ra nó - chính xác những gì cần thiếtđể xác lập một vị thế chỉ huy trong thị trường.

Vấnđề này là rõ nhất trong thế giới các bằng sáng chếphần mềm. Phần mềm phức tạp không thể tránh khỏi cóchứa hàng trăm, có thể hàng ngàn các đơn vị con nhỏhơn, thường là các module. Nhiều trong số này bây giờbị các bằng sáng chế chi phối mà các lập trình viênkhi phát triển phần mềm chẳng hề quan tâm và thậm chícó muốn quan tâm cũng không biết được mình có thểđang dẫm phải bằng sáng chế nào đó, của ai đó, ởđâu đó một cách ngẫu nhiên trên thế giới hay không.Hầu như không thể có việc một phần mềm nào đó đượctạo ra chỉ bằng những bằng sáng chế phần mềm củachính công ty tạo ra nó, đặc biệt đối với các dự ánphần mềm lớn, được tạo ra từ vô số các phần mềmnhỏ hơn. Điều này là đúng, bất chấp công ty phần mềmlớn cỡ nào.

Mộtkhía cạnh khác, là kể cả cho dù các Văn phòng Bằngsáng chế ở các quốc gia trên thế giới có công tâm mấykhi xét duyệt trao các bằng sáng chế phần mềm, thì cũngkhông có cách gì để có thể kiểm soát hết nổi đâulà những bằng sáng chế đã được hay chưa được cấpvì chúng không phải là một việc dễ dàng để phân địnhvới đủ mọi lý do. Và khi mà số lượng các bằng sángchế là cỡ gần hàng triệu và ngày một gia tăng nhưhiện nay, thì hầu như khả năng để không vi phạm bằngsáng chế nào khi phát triển phần mềm hầu như không xảyra, không thực tế.

Chiếntranh bằng sáng chế phần mềm và sự lượng hóa bằngsáng chế phần mềm thành tiền

Cácsố liệu thống kê cho thấy, số lượng các bằngsáng chế phần mềm hiện nay trên thế giới, mà nhiềunhất là tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... làtăng nhanh chóng, gấp tới 5 lần trong vòng 15 năm qua vàđã đạt tới con số 40.000 bằng sáng chế được cấpphát mới mỗi năm. Cùng với số lượng gia tăng các bằngsáng chế thì số lượng các vụ kiện vi phạm các bằngsáng chế của nhau giữa các công ty cũng đã tăng 8 lầntrong cùng khoảng thời gian.

Cácbằng sáng chế, nhất là các bằng sáng chế phần mềm,đã trở thành một thứ hàng hóa cho các hãng lớn và cácquỷ lùn bằng sáng chế (PatentTroll) đua nhau bỏ tiền ra mua sắm. Một vài ví dụ vềmua sắm các bằng sáng chế gần đây.


Thời gian

Các công ty tham gia

Số lượng bằng sáng chế (BSC)

Tổng số tiền

08/2011

Google, Motorola Mobile

17.000 BSC đã được trao và 7.500 BSC chờ được trao

12.5 tỷ USD

07/2011

Apple, Microsoft, EMC, Nortel...

6.000 BSC

4.5 tỷ USD

01/2011

Attachmate, Novell

882 BSC

2.2 tỷ USD

Năm 2010

Oracle, Sun Microsystems

Hơn 1.600 BSC

7.4 tỷ USD

Tổng:

26.6 tỷ USD


Chỉqua một vài vụ mua sắm ở trên, ta có thể nhận thấy,bên cạnh những sản phẩm và công nghệ củacông ty được đưa ra mua sắm, là số lượng lớn cácbằng sáng chế được chuyển chủ sở hữu với số tiềnkhổng lồ, giống như việc lượng hóa các bằng sáng chếthành tiền đằng sau các vụ mua sắm đó.

Nhiềunhà phân tích cho rằng việc chạy đua mua sắm các bằngsáng chế phần mềm như hiện nay có xuất phát điểm từcuộc chiến tranh các phần mềm hệ điều hành cho cácthiết bị di động cùng với các cơ hội của chúng trongbuôn chứng khoán, phục kích, chống đỡ, tấn công vàphản công lẫn nhau giữa các công ty là dồi dào và hấpdẫn. Các doanh nghiệp, bao gồm các quỷ lùn bằng sángchế, đơn giản đang khai thác các cơ hội đang hiệndiện, thậm chí bao gồm cả các cơ hội do một vài chínhphủ tạo ra trong hệ thống bằng sáng chế của quốc giamình.

Điềutồi tệ là chúng đã đánh mất ý nghĩa lớn nhất và cơbản nhất cho sự hiện diện của chính chúng, là đểkhuyến khích sự đổi mới sáng tạo. Thay vào đó, lànhững kiện tụng pháp lý triền miên, liên tục như hiệnnay có liên quan tới những tố cáo lẫn nhau về vi phạmcác bằng sáng chế phần mềm với những chi phí kiệntụng khổng lồ đã tạo ra một bức tranh phản cảm màai cũng có thể nhận thấy. Khôngcó công ty phần mềm nào có lợi trong những cuộc chiếntốn kém như thế này.

Bằngsáng chế phần mềm và hiện trạng của các công ty phầnmềm Việt Nam

Khitranh luận gần đây về vấn đề bản quyền và bằngsáng chế phần mềm nổ ra trên diễn đàn ICT-VN, mộtdiễn đàn gồm các nhà nghiên cứu, giảng dạy, triểnkhai và quản lý công nghệ thông tin và truyền thông từcác trường, viện, công ty và cơ quan, tổ chức chính phủvà phi chính phủ, một vài bằng sáng chế phần mềm từngnằm trongvụ kiện vào đầu năm 2011 tại Mỹ giữa 2 hãng Microsoftvà Barnes& Noble, đã được đưa ra để làm vídụ để xem liệu các công ty phần mềm Việt Nam có vôtình vi phạm chúng hay không, cụ thể các bằng sáng chếmà:

  1. Trao cho mọi người các cách thức dễ dàng để di chuyển qua các thông tin được đưa ra bởi các ứng dụng trong thiết bị thông qua một cửa sổ kiểm soát riêng rẽ với các Tab.

  2. Cho phép hiển thị nội dung trang web trước khi nhận được ảnh nền, cho phép người sử dụng tương tác được với trang web đó nhanh hơn.

  3. Cho phép những người sử dụng dễ dàng chọn văn bản trong một tài liệu và chỉnh sự lựa chọn đó.

  4. Cung cấp cho người sử dụng khả năng để chú thích văn bản mà không thay đổi tài liệu nằm đằng sau.

Cólẽ nhiều công ty phần mềm Việt Nam, nhất là các côngty làm về web (mà bây giờ có mấy công ty phần mềmkhông làm về web nhỉ?) không ai dám chắc là mình khôngvi phạm một trong những bằng sáng chế phần mềm ởtrên. Mà đây mới chỉ là vài trong số hàng trăm ngànbằng sáng chế phần mềm hiện đang tồn tại trên thếgiới, thậm chí chỉ với mỗi một vụmua bán sát nhập giữa Google và Motorola Mobile ở trênđã có những 17.000 bằng sáng chế đã được trao và7.500 bằng sáng chế đang chờ để được trao, hoặc bénhất thì cũng có tới 882 bằng sáng chế phần mềm nhưvụ mua bán sát nhập giữa Attachmate và Novell. Liệu cócông ty phần mềm nào của Việt Nam tiến hành tìm hiểunội dung hàng trăm ngàn bằng sáng chế phần mềm hiệncó và sắp tới sẽ có để mà tránh không vi phạm khitiến hành nghiên cứu và phát triển phần mềm của côngty mình không nhỉ? Chắc chắn 100% là không công ty nàolàm!!! và nếu có muốn thì cũng không thể làm được,bởi khối lượng của chúng quá lớn.

Thựctế hiện nay còn cho thấy, hầu hết, nếu không nói làtất cả 100% các công ty phần mềm Việt Nam đều khôngrõ về khái niệm bằng sáng chế phần mềm, đều khôngbiết có thể đăng ký và nhận các bằng sáng chế phầnmềm ở đâu tại Việt Nam.

Nếuđiều này là đúng cho tất cả các công ty phần mềmViệt Nam, thì có thể nói, số lượng các bằng sáng chếphần mềm của toàn bộ nền công nghiệp phần mềm ViệtNam cho tới thời điểm hiện nay, tháng 09/2011, là bằng0.

Kếtluận

Thếgiới ngày nay đã thay đổi nhiều so với hơn 500 năm vềtrước. Với sự xuất hiện của Internet thì tốc độđổi mới sáng tạo là cao hơn nhiều, cùng với số lượngnhững người đổi mới sáng tạo cũng nhiều hơn nhiều,chứ không còn ít ỏi và chậm chạp như trước kia.

Khimà những ý tưởng có thể nảy sinh và được truyềnvào các sản phẩm phần mềm chỉ còn tính theo giờ,phút, giây, trong khi luật về bằng sáng chế lại qui địnhcác khoảng thời gian được hưởng sự độc quyền khaithác cho những người nắm giữ các bằng sáng chế làtheo năm, thậm chí hàng chục năm, thì tạo nên nhữngxung đột khó có thể giải quyết được, gây hại chođổi mới sáng tạo và rất cần phải sửa đổi, thậmchí có thể phải thủ tiêu hoàn toàn các bằng sáng chếphần mềm.

Vớithực tế như hiện nay, thì việc áp dụng các bằng sángchế phần mềm tại Việt Nam có thể sẽ dẫn tất cảcác công ty phần mềm Việt Nam tới sự tuyệt chủng hoàntoàn hoặc trở thành các công ty làm thuê vĩnh viễn trongcuộc cạnh tranh với các công ty phần mềm nước ngoài.Tệ hơn, việc áp dụng này còn có thể vô tình đã nhậpkhẩu vào Việt Nam một mô hình được báo trước vớinhững vụ kiện triền miên giữa các công ty phần mềmxung quanh những vi phạm bằng sáng chế phần mềm nhưnhững gì hiện đang xảy ra trên thế giới, có thể tạora vô số các bằng sáng chế phần mềm đáng ngờ, vôgiá trị và hoàn toàn không phù hợp, không có lợi chocác công ty phần mềm Việt Nam.

Trênthế giới, nhiều nước cấm áp dụng các bằng sáng chếvào phần mềm và có cả một phong trào đấu tranh nhằmchấm dứt các bằng sáng chế phần mềm, EndSoftware Patents. Việt Nam cũng nên đitheo con đường đó vì lợi ích của chính mình và cáccông ty phần mềm của mình!.

Nhưđể tránh mọi sự hiểu lầm, bài viết này chỉ nói vềbằng sáng chế phần mềm,không nói về bằng sáng chế trong các lĩnh vực khác, nhưlĩnh vực ô tô, thậm chí lĩnh vực phần cứng máy tính.

TrầnLê

PS:Bài được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống, sốtháng 09/2011, trang 58-63.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay2,408
  • Tháng hiện tại451,187
  • Tổng lượt truy cập36,509,780
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây