Công nghệ mở phải là then chốt

Thứ hai - 21/11/2011 06:02

Chiếnlược khoa học, công nghệ và đổi mới của Việt Nam,giai đoạn 2011-2020 - Công nghệ mở phải là then chốt

Ngày 05/10/2011, tạiHà Nội, đã diễn ra hội thảo: Chiến lược khoa học,công nghệ và đổi mới (STI) của Việt Nam, giai đoạn2011-2020, do Viện Chiến lược và Chính sách KHCN, Bộ KHCNphối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp củaLiên hiệp quốc (UNIDO) tổ chức. Hội thảo được tổchức với hy vọng là một diễn đàn trao đổi về tươnglai của hệ thống STI của Việt Nam, tập trung vào các ýkiến đóng góp cụ thể cho bản Dự thảo Chiến lượcSTI giai đoạn 2011-2020, các vấn đề mang tính chính sách,tạo ra nhận thức và mối liên kết giữa các chuyên giaquốc tế và các đối tác liên quan của Việt Nam.
Bên cạnh các bàitrình bày và các ý kiến đóng góp của phía Việt Nam,hội thảo đã được nghe nhiều bài trình bày và nhiềuý kiến đóng góp quý báu của các thành viên ban tư vấnquốc tế gồm 10 chuyên gia từ nhiều quốc gia và tổchức khoa học công nghệ trên thế giới như Bolivia, ĐanMạch, Pháp, Anh, Phần Lan, Hàn Quốc và Áo.
STI là một vấn đềlớn, có liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoahọc trong xã hội. Là người làm việc trong lĩnh vựccông nghệ thông tin và phần mềm máy tính, bài viết nàychỉ nêu một số ý kiến cá nhân có liên quan tới lĩnhvực phần mềm máy tính, với hy vọng có thể đóng gópđược vào trong nội dung của các chính sách Chiến lượcSTI của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Sử dụng cácbằng sáng chế đã qua thời hạn bảo hộ để chuyểnđộng nhanh
Nghiên cứu(Research) và đổi mới (Innovation), như trong bài trình bàycủa ông Henri Dou, Giám đốc tổ chức Atelis, chuyên giacủa WIPO, được định nghĩa như sau:
  • Nghiên cứu là sự biến đổi tiền thành tri thức và năng lực (Money transformation to knowledge & competence).
  • Đổi mới là sự biến đổi tri thức và năng lực thành tiền (knowledge & competence transformation to money).
Việc phát triển hệthống đổi mới là để làm cho những thứ nêu trên cóhiệu quả, như để làm cho đầu tư trong nghiên cứu vàphát triển (R&D) có lãi. Hãy xác định những khó khănvà khả năng đầu tư.
Ông đưa ra mộtkhuyến cáo tiếp cận tích cực và thực dụng rằng đểchuyển động nhanh, điều cần thiết với Việt Nam vàolúc này là nên sử dụng các bằng sáng chế có sẵntrong miền công cộng, những bằng sáng chế đã hết thờihạn 20 năm bảo hộ. Những bằng sáng chế loại này lànhiều vô số trong các kho lưu giữ các bằng sáng chếtrên thế giới, trong đó có cơ sở dữ liệu các bằngsáng chế của Mỹ mà Việt Nam có thể sử dụng một cáctự do bằng một công cụ tìm kiếm các bằng sáng chếnhư Matheo - Patent, có thể tìm thấy trên Internet tại địachỉ: http://www.matheo-patent.com.
Điều này có lẽlà phù hợp với nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam,dù có thể đối với một số ngành, ví dụ như phầnmềm máy tính, nó không hẳn là phù hợp và được đềcập tới ở cuối bài này.
Hệ sinh thái củacác ngành khác nhau là khác nhau
Bài trình bày củaông Martin Fransman, Giáo sư kinh tế và Giám đốc sáng lậpViện nghiên cứu Công nghệ Nhật Bản - Châu Âu, Đạihọc Edinburg, đề cập tới các hệ sinh thái của cácngành khác nhau.
Một hệ sinh tháiđược xác định như các nhóm các tay chơi tạo ra nhữngđổi mới thông qua những tương tác cộng sinh và cùngtiến bộ của họ với môi trường của họ.
Ông nhấn mạnh rằngcác hệ sinh thái ngành là sống còn và các ngành khácnhau thì các hệ sinh thái ngành có những nét đặc trưngkhác nhau. Ví dụ như các hệ sinh thái ngành của côngnghệ thông tin và truyền thông (ICT), công nghệ sinh họcvà ô tô là hoàn toàn khác biệt nhau, làm việc theo cáccách thức khác nhau một cách cơ bản.
Ông cho rằng, việccơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm, không chỉ đối vớihệ thống STI, mà còn đối với toàn bộ các hệ sinhthái đổi mới của các ngành, mới là trọng tâm chínhcủa việc ra quyết sách về đổi mới.
Cũng chính vì nhữngkhác biệt của các hệ sinh thái khác nhau này, gợi ý chochúng ta cách tiếp cận đối với việc sử dụng cácbằng sáng chế như ở trên vừa nêu có thể sẽ là khônggiống hệt như nhau giữa các ngành khác nhau.
Vaitrò chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn2011-2020
Bàiphát biểu của ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Viện trưởngViện Chiến lược và Chính sách KHCN, Bộ KHCN đã nêu lênvai trò chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn2011-2020 với những đặc trưng cụ thể sau:
  • KHCN là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế.
  • Phát triển có trọng tâm, trọng điểm: (1) Chú trọng nghiên cứu thích nghi và làm chủ công nghệ nhập; (2) Tập trung đầu tư cho các sản phẩm chiến lược và công nghệ cốt lõi.
  • Tạo môi trường và động lực: (2) Đổi mới cơ chế đầu tư, tài chính; (2) Chính sách nhân lực KH&CN; (3) Phát triển doanh nghiệp KH&CN.
Đượcbiết, Chính phủ đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệQuốc gia với số vốn 1.000 tỷ VNĐtừ vốn ngân sách nhà nước để thúc đẩy STI.
Nétđặc trưng của hệ sinh thái ngành ICT
Pháttriển bền vững chắc chắn đi đôi với việc đảm bảoan ninh và chủ quyền quốc gia, trong đó có an ninh thôngtin - dữ liệu và các hệ thống ICT trong bối cảnh mớihiện nay của thế giới, đặc biệt khi mà chiến tranhkhông gian mạng đã và đang diễn ra hàng ngày, bất kỳlúc nào.
Nhưnhiều tài liệu và bài viết đã chỉ ra trong thời gian 3năm trở lại đây, cả ngoài nước lẫn trong nước, đểcó khả năng đảm bảo được nhiệm vụ này, các phầnmềm, đặc biệt là các phần mềm được sử dụng trongcác hệ thống thông tin của chính phủ, phải không đượcphụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất; chính phủphải có được quyền trí tuệ không hạn chế đối vớimã nguồn của các phần mềm, đồng nghĩa với việc cácphần mềm đó được phát triển theo các nguyên tắc củaphát triển công nghệ mở, mà một trong những nét đặctrưng của nó là được phát triển liên tục với nhữngđổi mới từng tí một, ngày này qua ngày khác bởi mộtcộngđồng 4 thành phần: (1) khu vực nhà nước; (2) khu vựctư nhân; (3) các trường đại học; (4) cộng đồng cáclập trình viên, những người tích hợp hệ thống, nhữngngười bản địa hóa và những người sử dụng. Nói mộtcách khác, mô hình công nghệ mở nhấn mạnh tới việc“Cộng đồng trước, công nghệ sau”. Cộng đồng làtrọng tâm, các công ty tham gia vào trong cộng đồng. Xem:“Xây dựng phần mềm và hệ thống thông tin trong quânđội và chính phủ: Cộng đồng trước, công nghệ sau“đăng trên tạpchí Tin học và Đời sống, số tháng 06/2011, trang 72-75.
Cóthể nhận thấy, mô hình phát triển công nghệ mở, dựavào cộng đồng và sự đồng vận của 4 thành phần ởtrên là có sự khác biệt với mô hình quan hệ đối táccông - tư PPP (Public - Private Partnership).
Pháttriển công nghệ mở cho phép Việt Nam sử dụng mọi côngnghệ hiện có trong phần mềm, khi mà mô hình phát triểncác phần mềm tự do nguồn mở là mô hình toàn cầu hóa,cho phép cùng một lúc cộng đồng thế giới và cộngđồng bản địa địa phương (như của Việt Nam) cộngtác cùng phát triển, với cộng đồng bản địa địaphương đấu tranh cho những khác biệt của mình.
Pháttriển công nghệ mở cho phép Việt Nam sử dụng các côngnghệ với không chỉ các bằng sáng chế phần mềm nằmtrong miền công cộng, những bằng sáng chế đã hết hạnbảo hộ sau 20 năm kể từ lúc ban hành. Hãythử tưởng tượng, làm thế nào các hệ thống thông tincủa chính phủ và các hệ thống sống còn khác nhưdầu/khí/điện/hóa/dược/nguyên tử/giao thông... lại cóđược an ninh an toàn khi chỉ được sử dụng các bằngsáng chế có trong Windows 95 sau năm 2015, dù không phải tấtcả điều này là đúng (nhiều bằng sáng chế phần mềmtrong Windows 95 được công bố từ trước đó), nhưng vídụ này giúp cho ta cảm nhận được tính chất và phạmvi của vấn đề.
Nóimột cách khác, phát triển công nghệ mở cho phép ViệtNam “Chú trọng nghiên cứu thích nghi và làm chủ côngnghệ nhập”, chính là những gì cần thiết cho chiếnlược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đốivới phần mềm trong hệ sinh thái ICT.
Nhữngthực tiễn hiện đang xảy ra trên thế giới đã và đangchỉ ra rằng, các bằng sáng chế phần mềm không nhữngkhông khuyến khích đổi mới, mà ngược lại, đang cảntrở đổi mới. Các bằng sáng chế phần mềm đang bịcác quỷ lùn bằng sáng chế (Patent Troll), những thực thểkhông làm ra của cải cho xã hội, lợi dụng hệ thốngbằng sáng chế còn nhiều lỗ hổng bằng cách dùng tiềnđể mua bán các bằng sáng chế phần mềm và kiện cáccông ty phần mềm ra tòa để moi tiền của các công tyđó. Các bằng sáng chế phần mềm còn là nguy cơ dẫntới sự tuyệt chủng của các công ty phần mềm ViệtNam. Xem: “Bằng sáng chế phần mềm - Nguy cơ tuyệt chủngcủa các công ty phần mềm Việt Nam?” đăng trên tạpchí Tin học và Đời sống, số tháng 09/2011, trang 58-63.
Mộtso sánh khác, dù tương đối khập khiễng, để xem mộtcách tương đối liệu Việt Nam có khả năng kham đượccác bằng sáng chế phần mềm hay không: Attachmatemua hãng phần mềm Novell vào đầu năm 2011 cùng với 882bằng sáng chế phần mềm với giá 2.2 tỷ USD, tươngđương với 44.000 tỷ VNĐ, tương đương với 44 lần tiềncủa Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia được nêu ởtrên, và với số tiền 1.000 tỷ VNĐ, chúng ta có thể muađược khoảng 20 bằng sáng chế phần mềm như trong vụmua sắm này, biết rằng, chỉ riêng trong vụ Google muaMotorola Mobile với giá 12.5 tỷ USD vào tháng 08/2011, đã cótới 15.000 bằng sáng chế đi kèm và 7.500 bằng đang chờđược cấp.
Điềutình cờ thú vị là hội thảo diễn ra cùng thời gian vớikiến nghị “Chỉthị cho Văn phòng Bằng sáng chế dừng cấp phát các bằngsáng chế phần mềm” từ ngày 23/09/2011 tới ngày23/10/2011 trên website của Nhà Trắng của nước Mỹ, theođó nếu kiến nghị có được 5.000 chữ ký trong thờihạn 1 tháng như nêu ở trên, thì chính quyền của Tổngthống Obama sẽ trả lời các công dân bằng văn bản.Ngay trong ngày đầu tiên 23/09/2011, kiến nghị đã nhậnđược khoảng 4.500 chữ ký; còn trong ngày diễn ra hộithảo 05/10/2011, con số này đã là hơn 13.000; kết thúcthời hạn con số đạt được là 14.360. Để có thể sosánh được sức nóng của kiến nghị này, có thể sosánh với một kiến nghị khác cũng trên website của NhàTrắng, như kiến nghị điềutra sử dụng chất độc màu da cam được sử dụng ngoàiViệt Nam với cùng quãng thời gian, từ ngày 22/09/2011tới ngày 22/10/2011, mới chỉ nhận được gần 300 chữký cho tới ngày 05/10/2011 và khi kết thúc thời hạn, consố không vượt qua được 1.000. Điều này cho thấy, hệthống bằng sáng chế phần mềm là có vấn đề, thậmchí cả với các công ty và những người làm việc tronglĩnh vực phần mềm ngay tại nước Mỹ.
Trênthế giới có phong trào đấu tranh nhằm chấm dứt cácbằng sáng chế phần mềm, EndSoftware Patents (Chấm dứt các bằng sáng chế phầnmềm). Phong trào phần mềm tự do nguồn mở ủng hộphong trào này. Nhiều nước trên thế giới cấm hoàn toànviệc áp dụng bằng sáng chế vào phần mềm. Xem: “Pháttriển công nghệ mở - Những bài học học được vànhững thực tiễn tốt nhất cho các phần mềm quân sự”,Bộ Quốc phòng Mỹ, 16/05/2011, trang 68, mục C.2.2. Các bằngsáng chế.
Kếtluận
Đểđáp ứng được vai trò chiến lược phát triển KHCN ViệtNam giai đoạn 2011-2020, hướng tới phát triển bền vữngvà tự chủ các công nghệ nhập, cần thiết và nên đưacông nghệ mở thành một công nghệ then chốt cần ưutiên phát triển trong chiến lược KHCN Việt Nam giai đoạn2011-2020, nhấn mạnh tới đặc thù của sự đồng vậnvà phát triển hài hòa của cả 4 thành phần của cộngđồng phần mềm tự do nguồn mở, công nghệ mở tronglĩnh vực ICT như là một mở rộng khác của mô hình PPP,như PPPP (Public-Private-Patriotism-Partnership), và gọi là môhình cộng đồng công nghệ mở OTC (Open TechnologyCommunity).
Nhữnghệ quả kéo theo của việc này đối với sự đổi mớitrong một số văn bản pháp luật gồm:
  • Có những sửa đổi phù hợp cho phát triển công nghệ mở trong các luật sở hữu trí tuệ và bản quyền phần mềm.
  • Loại bỏ bằng sáng chế phần mềm ra khỏi danh sách các vấn đề được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
TrầnLê
Bàiđược đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống, sốtháng 11/2011, trang 72-75.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập295
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay40,304
  • Tháng hiện tại489,745
  • Tổng lượt truy cập38,016,569
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây