Có rất nhiều loại giấy phép khác nhau trong thế giới Linux. Dưới đây ta chỉ xét tới một số loại giấy phép quan trọng với các quyền tương ứng của nó trong sự so sánh giữa chúng với nhau và với mô hình cấp giấy phép của Microsoft. Bảng dưới đây lấy theo “Use of Free and Open-Source Software (FOSS) in the U.S. Department of Defense, Version: 1.2.04, January 2, 2003 by The MITRE Corporation.” Với bảng này, ta có thể biết ứng với các giấy phép đó thì ta có được quyền tự do gì.
Đặc tính | GPL | LGPL | BSD & MIT | Apache | Public Domain | Microsoft MIT4 EULA |
a. Có thể lưu trữ trên đĩa mà không cần có dạng bản quyền nào | x | x | x | x | x | (cấm FOSS) |
b. Có thể chạy cùng với các dạng bản quyền khác | x | x | x | x | x | (cấm FOSS) |
c. Có thể chạy trên tất cả các dạng bản quyền khác | x | x | x | x | x | (cấm FOSS) |
d. Có thể chạy bên cạnh các dạng bản quyền khác | x | x | x | x | x | (cấm FOSS) |
e. Mã nguồn có thể tích hợp với các dạng bản quyền khác |
| x | x | x | x | (cấm FOSS) |
f. Người sử dụng quyết định nếu và khi nào xuất bản mã nguồn liên quan | x | x | x | x | x | x |
g. Phần mềm có thể bán để thu lợi nhuận | x | x | x | x | x | x |
h. Mã nhị phân có thể được nhân bản nếu người sử dụng muốn | x | x | x | x | x |
|
i. Mã nhị phân có thể phân phối lại nếu muốn | x | x | x | x | x |
|
j. Mã nhị phân có thể được sử dụng nếu người sử dụng muốn | x | x | x | x | x |
|
k. Người sử dụng mới luôn có mã nguồn gốc | x | x |
|
|
|
|
l. Người sử dụng mới có toàn quyền sửa đổi toàn bộ mã nguồn gốc | x | x |
|
|
|
|
m. Người sử dụng mới có toàn quyền phân phối lại mã nguồn | x | x |
|
|
|
|
n. Mã nhị phân có thể được phát hành mà không có mã nguồn |
|
| x | x | x | x |
o. Mã nguồn có thể có nhiều dạng bản quyền khác nhau |
|
|
|
| x |
|
p. Mã nguồn có thể được tích hợp vào trong các sản phẩm nguồn đóng |
|
|
|
| x |
|
Giải nghĩa những con số trong bảng:
Miễn là cả 2 chương trình đều dùng được một cách toàn bộ và không phụ thuộc nhau trong ngữ cảnh không có liên quan khác.
Miễn là mã nhị phân trước đó chưa được phát hành tới công chúng
Miễn là mã nguồn luôn được phân phối lại cùng với mã nhị phân
Hệ thống bản quyền thương mại của Microsoft – Microsoft MIT EULA không có liên quan gì tới bản quyền cùng tên MIT (X/MIT)
Đặc biệt cấm sử dụng với GPL, LGPL, Artistic, Perl, Mozilla, Nescape, cộng đồng của hãng Sun (Sun Community) và các tiêu chuẩn công nghiệp của Sun (Sun Industry Standards)
Các quyền được cho bởi LGPL không cần thiết mở rộng cho các ứng dụng được kết nối bên trong một thư viện LGPL.
LGPL cho phép trao quyền lại cho GPL đối với những trường hợp cụ thể, nhưng không trao quyền lại cho bất cứ dạng bản quyền nào khác.
Các từ viết tắt trong bảng:
GPL – GNU General Public License – Giấy phép công cộng chung GNU
LGPL – GNU Lesser General Public License – Giấy phép công cộng chung giới hạn (nhỏ hơn)
BSD – Berkeley Software Distribution - Giấy phép sử dụng của một phiên bản của hệ điều hành UNIX do trường đại học California ở Berkeley biên soạn.
MPL – Mozilla Public License – Giấy phép công cộng của Mozilla
(Microsoft) MIT – Mobile Internet Toolkit – Bộ công cụ dành cho việc phát triển các ứng dụng cho các thiết bị không dây trên Internet của hàng Microsoft
(X/MIT) MIT – Massachusetts Institute of Technology – Trường đại học công nghệ Massachusetts
EULA – End User License Agreement – Hợp đồng giấy phép người sử dụng
FOSS – Free and Open Source Software – Phần mềm nguồn mở và tự do
Có thể tham khảo các thông tin về các loại giấy phép chủ yếu trên tại các địa chỉ:
LGPL: http://www.gnu.org/copyleft/lesser.html
Sưu tầm: Lê Trung Nghĩa
Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...