Những bất cập trong các chính sách hiện hành về PMTDNM

Thứ sáu - 15/06/2012 06:50

Nhữngbất cập trong các chính sách hiện hành về PMTDNM dướigóc nhìn của doanh nghiệp CNTT

Người trình bày: Lê Trung Nghĩa,letrungnghia.foss@gmail.com

Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trườngKhoa học và Công nghệ, Bộ KHCN,

Thành viên CLB PMTDNM Vietnam (VFOSSA)

Dành cho Hội thảo: Phần mềm Nguồn mở trongcác cơ quan, tổ chức Nhà nước

Tổ chức tại: Hà Nội, ngày 15/06/2012


A. Thực trạng

  1. Ngày 24/12/2007; Quyết định số 08/2007/QĐ-BTTTT; Danh mục các sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước: OOo, Firefox, Thunderbird, Unikey.

  2. Ngày 30/12/2008; Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT; Triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm OOo, Firefox, Thunderbird, Unikey cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị. Chỉ thị đi kèm các thời hạn phải hoàn thành việc chuyển đổi.

  3. Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/04/2009, Ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”, trong đó có nội dung Thúc đẩy phát triển PMNM:

    1. Hoàn chỉnh, bản địa hóa, Việt hóa một số sản phẩm PMNM.

    2. Hỗ trợ chuyển đổi sử dụng từ phần mềm nguồn đóng sang PMNM.

    3. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường

    4. Hỗ trợ đào tạo, biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức hội thảo, hội nghị nâng cao nhận thức về PMNM.

Nội dung

Thời gian

Đơn vị chủ trì

Tổng (Tỷ VNĐ)

2009

2010

2011

2012

Thúc đẩy phát triển PMNM

2009-2012

Bộ TTTT

13

1

4

4

4



63 tỉnh thành phố, 300 triệu/năm

75.6

18.9

18.9

18.9

18.9

Thực chi năm 2010

260 triệu

63 tỉnh thành

16.38

Chiếm ~ 21.7% số 75.6


  1. Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009, Ban hành danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Theo đó, ngoài các sản phẩm PMTDNM như trong Quyết định số 08/2007/QĐ-BTTTT được nêu ở trên, có sự bổ sung thêm một số PMTDNM ở phía máy chủ và hệ điều hành tự do nguồn mở GNU/Linux Ubuntu cho các máy tính trạm.

  2. Thông tư liên tịch số 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT ngày 22/09/2010; Đưa ra các hạng mục chi thực hiện chuyển đổi sử dụng PMNM trên máy trạm:

    1. Khảo sát hiện trạng không quá 50.000 VNĐ/máy

    2. Sao lưu dữ liệu không quá 50.000 VNĐ/máy

    3. Cài đặt cấu hình hệ điều hành không quá 100.000 VNĐ/máy

    4. Cài đặt + Cấu hình OOo + Unikey không quá 50.000 VNĐ/máy

    5. Chuyển đổi dữ liệu bộ phần mềm văn phòng không quá 100.000 VNĐ/máy

    6. Hướng dẫn người sử dụng sau khi chuyển đổi không quá 150.000 VNĐ/máy

Tổngcộng, nếu chuyển cả hệ điều hành: 500.000 VNĐ/máy

    1. Hỗ trợ kỹ thuật không quá 400.000 VNĐ/máy/năm, bao gồm: xử lý sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, cập nhật, sửa lổi phần mềm sau chuyển đổi.

Thông báo 05/TB-BCĐCNTT ngày 17/05/2010, mục IV. Về phát triển công nghiệp CNTT:

  1. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, bổ sung kinh phí phát triển phần mềm nguồn mở cho các địa phương theo Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg về Chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm và Nội dung số, trong đó: bổ sung 100% kinh phí còn thiếu (170 triệu/năm) cho các địa phương thực sự khó khăn, không có khả năng tự cân đối ngân sách; và bổ sung 50% kinh phí còn thiếu (85 triệu/năm) cho các địa phương nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương còn lại để triển khai.

  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp rà soát, cân đối, cố gắng bố trí đủ kinh phí cho các dự án đầu tư phát triển thuộc Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg đã đủ thủ tục phê duyệt theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án chưa đủ thủ tục, đề nghị chủ đầu tư sớm hoàn thiện để Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí kinh phí để có thể sớm triển khai thực hiện.

Bài phát biểu của Vụ CNTT, Bộ TTTT ngày 14/12/2010, sơ kết 1 năm (thực tế là 2 năm) tình hình thực hiện Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT về đẩy mạnh ứng dụng PMNM trong cơ quan nhà nước:

  1. Các chỉ tiêu của Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT đều không đạt

  2. Nêu các khó khăn và thuận lợi trong quá trình triển khai ứng dụng PMNM.

  3. Nêu các cơ chế tài chính để giải quyết các khó khăn, đang xây dựng, dự kiến ra đời trong năm 2011:

    • Định mức chi cho việc triển khai áp dụng PMNM thông qua các dịch vụ.

    • Định mức chi cho phát triển sản phẩm PMNM

  4. Một số định hướng chính sách

    • Nghiên cứu xây dựng qui chế bắt buộc tất cả các máy tính trạm hoặc máy tính chủ được mua mới trong các CQNN phải cài đặt sẵn tất cả các phần mềm trong danh mục PMNM ban hành theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT.

      • Các cơ quan nhà nước nghiên cứu bổ sung việc sử dụng PMNM vào thi đua khen thưởng, hoặc có cơ chế bắt buộc cán bộ công chức sử dụng một số PMNM.

      • Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các văn bản định mức về PM, PMNM.

      Bản thân việc chỉ định thầu và không công khai hợp đồng mua sắm MSO vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi cho tới tận bây giờ, trong khi ai cũng có thể đọc được các thông tin đó trên Internet, vụ mua sắm Microsoft Office ngày 21/05/2007, Chính phủ mua 300.000 giấy phép MSO, tổng cộng 20 triệu USD (tương đương 400 tỷ VNĐ), trong đó có 3 triệu USD (tương đương 60 tỷ VNĐ), lấy từ số 20 triệu USD ở trên để hỗ trợ triển khai.

      B. Những bất cậptrong thực trạng

      1. Không khả thi từ cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ của chỉ thị. Từ khi có Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 cho tới khi có Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/04/2009 và sau đó Thông tư liên tịch số 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT ngày 22/09/2010 để các nơi có cơ sở pháp lý về kinh phí để triển khai mất 21 tháng, không đủ cơ sở pháp lý để các địa phương hoàn thành các nội dung công việc theo Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT với các mốc thời gian cụ thể là:

        1. Chậm nhất đến ngày 30/6/2009, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về CNTT và Sở TT&TT được cài đặt, 100% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 50% cán bộ, nhân viên có thể sử dụng thành thạo trong công việc và có khả năng hướng dẫn trợ giúp các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.

        2. Chậm nhất đến ngày 31/12/2009, đảm bảo 70% máy trạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc.

        3. Có kế hoạch để từng bước nâng dần số văn bản, tài liệu, thông tin trao đổi trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được soạn thảo, xử lý bằng các phần mềm nêu trên; đảm bảo đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc.

      Không khả thi cho việc triển khai thực hiện do các văn bản được đưa ra chưa đồng bộ, chậm và chưa đúng thời điểm. Thông tư liên tịch số 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT ra ngày 22/09/2010 làm cho:

      1. Việc triển khai trong năm 2010 quá gấp rút và không được chuẩn bị tốt do phải hoàn thành các thủ tục giải ngân trước 25/12/2010.

      2. Không khả thi về thời gian để các địa phương lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT cho năm tiếp sau, khi mà thông thường, kế hoạch năm sau phải được hoàn tất vào tháng 10 của năm trước, nghĩa là kế hoạch 2011 phải hoàn thành trong tháng 10/2010.

      3. Kinh phí 260 triệu VNĐ cấp cho năm 2010 là không đủ theo yêu cầu của quyết định 50 cho một năm đối với mỗi địa phương.

      Không có cơ sở để kết luận việc triển khai là thất bại hay thành công khi chưa có đủ các điều kiện triển khai về kinh phí, thời gian, kế hoạch và các văn bản pháp lý liên quan khác.

      1. Những nội dung được nêu trong Thông tư liên tịch số 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT khẳng định những công việc chuyển đổi sang PMNM trên các máy trạm.

      2. Thông báo 05/TB-BCĐCNTT ngày 17/05/2010 với ý kiến của Ban Chỉ đạo CNTT đã không được thực thi trong năm 2011 và cho tới nay.

      3. Trong Bài phát biểu của Vụ CNTT, Bộ TTTT cũng nhận thấy việc vừa phải triển khai MSO và OOo cùng một lúc gây lúng túng cho các địa phương.

      4. Không có cơ sở pháp lý để dừng triển khai các Chỉ thị, quyết định, thông tư nêu trên.

      Đã có những đơn vị nhà nước thực hiện chuyển đổi sang PMTDNM thành công, chứng minh tính thực thi cao của việc chuyển đổi sang PMTDNM, cả ở phía máy chủ lẫn ở phía máy trạm. Thậm chí ở mức cao hơn nhiều so với yêu cầu của Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT, mức thay cả hệ điều hành của các máy trạm làm việc với số lượng lớn, cỡ 10.000 chiếc, như Viettel.

      Còn chưa có đơn vị nào trong Bộ TTTT được nêu là đơn vị điển hình về thi hành các Chỉ thị, Quyết định, Thông tư được nêu ở trên trong các báo cáo chính thức, dù trong thời gian gần đây, một số đơn vị trong Bộ, đặc biệt là Vụ CNTT cũng đã tập trung nhiều công sức vào việc chuyển đổi sang PMTDNM. Hy vọng trong thời gian tới, việc chuyển đổi sang PMTDNM trong các đơn vị của Bộ TTTT sẽ được tiến hành quyết liệt và triệt để và sẽ trở thành các đơn vị điển hình cho toàn quốc noi theo.

      Sự phối hợp giữa các bộ trong Chính phủ chưa tốt. Trong các năm 2009-2010, Bộ KHCN triển khai Ubuntu 8.04 LTS và OOo 3.0 cùng một lúc với việc triển khai MSO của Bộ TTTT gây lúng túng cho các địa phương. Hệ quả không tốt cho triển khai OOo.

      Sự phối hợp giữa các đơn vị trong cùng một bộ chưa tốt. Vụ CNTT ra đường lối một đằng, Cục ƯD CNTT triển khai theo một nẻo.

      Những hứa hẹn không được thực thi tác động không tốt tới PMTDNM trong nhà nước:

      1. Việc triển khai PMTDNM trên các máy chủ là chưa đủ điều kiện pháp lý. Rất cần có sự ra đời của 2 định mức từng được dự kiến công bố vào năm 2011 nhưng tới nay vẫn chưa có. Nó cần thiết cả cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.

      2. Việc nghiên cứu bổ sung sử dụng PMNM vào thi đua khen thưởng, hoặc có cơ chế bắt buộc cán bộ công chức sử dụng một số PMNM chưa thấy Bộ TTTT công bố. Trong khi đó, cũng đã có những địa phương có chính sách quyết liệt về PMNM, như Chỉ thị 14/CT-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 14/10/2011 Về tiếp tục đẩy mạnh triển khai sử dụng phần mềm nguồn mở và áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước.

      3. Việc nghiên cứu xây dựng qui chế bắt buộc tất cả các máy tính trạm hoặc máy tính chủ được mua mới trong các CQNN phải cài đặt sẵn tất cả các phần mềm trong danh mục PMNM ban hành theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT đã không được bàn tính tới, trong khi trong chính phủ vẫn có những dự án lớn muốn triển khai các máy tính mới với hệ điều hành cũ kỹ Windows XP có từ năm 2001 và sắp hoàn toàn hết mọi bảo hành trên toàn cầu vào ngày 08/04/2014.

      C. Sức ép gia tăngvề bản quyền phần mềm

      Trong khi việc triểnkhai PMTDNM trên các máy trạm đang bị đình đốn trong cáccơ quan nhà nước, thì sức ép từ bên ngoài lên Chínhphủ và các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn, cụ thể:

      1. Hệ điều hành Microsoft Windows XP SP3 và bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 2003 sẽ hết hạn hỗ trợ hoàn toàn trên toàn cầu vào ngày 08/04/2014. Microsoft Vietnam LLC đã đề xuất:

        1. Nâng cấp lên Windows 7 Enterprise và Office 2010

        2. Mua hợp đồng hỗ trợ đặc biệt cho các sản phẩm đã hết thời hạn hỗ trợ.

        3. Không làm gì cả.

      Lưuý: Không có đề xuất nào từ phía Microsoft Vietnam LLCđề cập tới việc chuyển đổi sang sử dụng các PMTDNMđể thay thế các sản phẩm của Microsoft như trong cácchính sách của Chính phủ Việt Nam về PMTDNM. Điều nàykhẳng định rằng, lợi ích củaMicrosoft không phù hợp với lợi ích của Chính phủ, cácdoanh nghiệp và người dân Việt Nam về PMTDNM.

      1. Công văn số 15/BQTG-QTG ngày 07/02/2012 của Cục Bản quyền Tác giả, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, về việc khuyến cáo sử dụng chương trình máy tính tại các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang Hòa Kỳ, cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam, nếu bị phát hiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về phần mềm, có thể bị: (1) Không xuất khẩu được sản phẩm sang Hoa Kỳ; (2) Có khả năng bị kiện ra các tòa án của Hoa Kỳ.

      2. Những chuyển biến thời gian gần đây của các Chính phủ trên thế giới sang PMTDNM là rất rõ ràng với nhiều lý do, trong đó có cả các lý do về an ninh không gian mạng có liên quan tới các phần cứng - phần mềm được sử dụng trong các hệ thống thông tin của nhà nước, về yêu cầu lâu dài chính phủ phải có quyền không hạn chế đối với các sản phẩm - giải pháp, cả phần cứng - phần mềm của các hệ thống thông tin, không phụ thuộc vào các nhà cung cấp duy nhất, mà với việc ứng dụng và phát triển PMTDNM - các tiêu chuẩn mở, có khả năng giúp giảm thiểu được những rủi ro về an ninh đó.

      D. Đề xuất vềchính sách thời gian tới

      Hiểu được nhữngsức ép trên, rất cần dành ưu tiên trong việc hướngtrọng tâm vào cải tiến chính sách mua sắm CNTT củaChính phủ, trước mắt đề xuất với Bộ TTTT:

      Không tiến hành muaWindows 7 Enterprise và Microsoft Office 2010 như theo khuyến cáocủa Microsoft Vietnam LLC. Thay vào đó, ước lượng sốtiền dự kiện phải mua những thứ ở trên để đầu tưtoàn bộ hoặc một phần vào việc triển khai PMTDNM trongcác cơ quan nhà nước trong thời gian tới theo các văn bảnchính sách về PMTDNM từ các việc:

      1. Gia hạn lại cho các mốc thời gian của Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT phù hợp với thực tế hiện nay để triển khai chuyển đổi sang PMTDNM ở phía máy trạm. Bổ sung thêm thời gian hợp lý để chuyển đổi hoàn toàn ở phía máy trạm tới tận mức hệ điều hành sang GNU/Linux như được nêu trong Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT.

      2. Gia hạn lại về thời gian cung cấp kinh phí đủ cho 63 tỉnh - thành phố để tiến hành triển khai chuyển đổi sang PMTDNM ở phía máy trạm theo tinh thần của Quyết định số 50/2009/QĐ-TTgThông báo 05/TB-BCĐCNTT. Xem xét việc bổ sung thêm kinh phí cho cả các bộ - ngành của Chính phủ.

      3. Thực hiện những hứa hẹn như phát biểu của Vụ CNTT, Bộ TTTT ngày 14/12/2010 về bổ sung việc sử dụng PMNM vào thi đua khen thưởng, có cơ chế bắt buộc cán bộ công chức sử dụng một số PMNM với một số gợi ý quyết liệt như sau:

        1. Đối với tất cả các đối tượng phải chuyển đổi được nêu trong Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT mà làm trái hoặc không chịu làm, thì nếu là:

          • Đảng viên: phải chịu các hình thức kỷ luật Đảng, từ phê bình, khiển trách, cảnh cáo tới mức cao nhất là khai trừ khỏi Đảng tùy vào mức độ vi phạm và tái phạm.

          • Là những người có chức có quyền: phải chịu các hình thức kỷ luật, từ phê bình cảnh cáo cho tới yêu cầu phải từ chức tùy vào mức độ vi phạm và tái phạm.

          • Là cán bộ công chức thông thường: không xét nâng bậc, nâng lương, đề bạt chức vụ.

        2. Xem xét khả năng những cá nhân, đơn vị tự bỏ tiền túi để mua các phần mềm sở hữu độc quyền mà Chính phủ không có ý định mua theo tinh thần của Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT nhưng phải phù hợp với những qui định khác của Chính phủ đã ban hành, như Thông tư số 19/2011/TT-BTTTT ngày 01/07/2011 của Bộ TTTT Qui định về áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ 15/08/2011.

      Đẩy nhanh tiến độ thực hiện những hứa hẹn như phát biểu của Vụ CNTT, Bộ TTTT ngày 14/12/2010 về các cơ chế tài chính để giải quyết các khó khăn về cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước khi lập kế hoạch các dự án cũng như cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án cho các cơ quan nhà nước:

      1. Đối với các văn bản về định mức từng dự kiến công bố trong năm 2011 mà tới nay vẫn chưa công bố, với mong muốn trong năm 2012 ra được các văn bản về:

        • Định mức chi cho việc triển khai áp dụng PMNM thông qua các dịch vụ.

          • Định mức chi cho phát triển sản phẩm PMNM

        1. Xem xét các mô hình khoán chi phần mềm để loại bỏ sự bất bình đẳng trong phân bổ ngân sách chi tiêu CNTT cho phần mềm sở hữu độc quyền và PMNM.

        2. Tiến hành các công việc liên quan tới PMTDNM và các tiêu chuẩn mở như được nêu trong các Chỉ thị, Quyết định, Thông tư đã ban hành nhằm đưa các văn bản này vào thực tế cuộc sống; Bổ sung các văn bản cần thiết khác ở tất cả các cấp của Chính phủ để PMTDNM thực sự trở thành trụ vững thứ 6 của nền công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam từ nay tới năm 2020.

          Bài viết đượcchuẩn bị xong tại

          Hà Nội, ngày12/06/2012

          Lê Trung Nghĩa

          PS: Tải về bài viết ở dạng tệp PDF ở đây.

          Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

          Click để đánh giá bài viết

            Ý kiến bạn đọc

          Những tin mới hơn

          Những tin cũ hơn

          Về Blog này

          Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

          Bài đọc nhiều nhất trong năm
          Thăm dò ý kiến

          Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

          Thống kê truy cập
          • Đang truy cập311
          • Máy chủ tìm kiếm10
          • Khách viếng thăm301
          • Hôm nay41,152
          • Tháng hiện tại443,656
          • Tổng lượt truy cập36,502,249
          Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây